Ai cũng biết, tập thể dục rất có lợi cho sức khỏe. Nhưng với người bệnh tiểu đường, các bài tập thể dục còn mang ý nghĩa lớn hơn gấp nhiều lần. Bởi vì, luyện tập không chỉ giúp bạn lấy lại cân nặng, vóc dáng, mà còn làm giảm được tình trạng đề kháng insulin, từ đó góp phần kiểm soát đường huyết. Tuy nhiên, nhiều người gặp khó khăn trong việc duy trì các bài tập luyện. Vậy làm thế nào để bạn tập thể dục hiệu quả và không thấy nản lòng? Hãy lắng nghe 5 lời khuyên dưới đây!
Khoa học đã chứng minh các bài tập yoga, thể dục nhịp điệu hay thói quen đi bộ đúng cách được xem như là phương pháp điều trị không dùng thuốc, giúp người bệnh tiểu đường có thể giữ đường huyết ở giá trị ổn định.
Chạy bộ là một trong những bài tập dễ thực hiện, ít phải phối hợp nhiều động tác và phù hợp với số đông người bệnh tiểu đường. Nếu người bệnh chạy bộ thường xuyên sẽ giúp trái tim được “tập luyện”, đồng thời làm giảm lượng đường trong máu. Tuy nhiên, đối với người bệnh tiểu đường có biến chứng tim mạch, cần lưu ý điều chỉnh tốc độ chạy hợp lí để không làm tim hoạt động quá sức.
Tập luyện khoa học sẽ giúp người bệnh tiểu đường ổn định được đường huyết
Các bài tập tạ, chạy tốc độ nhanh có thể giúp bạn đốt cháy lượng lớn chất béo, nhưng nó cũng làm tăng đường huyết. Vì vậy, bạn nên tham khảo trước ý kiến của bác sĩ trước khi tiến hành tập luyện.
Ngoài việc tập luyện, để ổn định đường huyết tự nhiên, bền vững đồng thời phòng ngừa được biến chứng tiểu đường trên tim, mắt, thận, thần kinh… bạn có thể tham khảo sử dụng thêm Tpcn Hộ Tạng Đường. Nếu muốn biết thêm thông tin chi tiết, hãy gọi cho chúng tôi qua số: 0904.904.660 (trong giờ hành chính)
Nếu như bạn đang bắt đầu làm quen với một môn thể dục mới, thì hãy kết hợp chúng với những bữa ăn cân bằng lượng tinh bột. Bạn cũng không nên bắt đầu các bài tập khi lượng đường trong máu ở mức lớn hơn 180mmg/dL hoặc dưới 80 mmg/dL vì có khả năng làm tăng hoặc hạ đường huyết quá mức.
Thời gian lý tưởng nhất để tập luyện là vào sáng sớm. Lúc này cơ thể của bạn đang tràn đầy năng lượng, chỉ số đường huyết cũng ở mức thăng bằng. Bạn hoàn toàn có thể thực hiện các bài tập để giữ cho chỉ số đường huyết tiếp tục ổn định suốt cả ngày.
Sau quá trình luyện tập, nếu bạn bị tụt đường huyết thì có thể bổ sung bằng cách ăn các loại thực phẩm nhiều calo như một ly sữa hay một chiếc bánh sandwich, bơ đậu phộng… sẽ giúp phục hồi chỉ số đường huyết nhanh chóng. Bạn cũng có thể ăn nhẹ trước khi tập luyện, để phòng tránh nguy cơ tụt đường huyết do tập luyện quá mức.
Hãy lập kết hoạch tập luyện bằng cách viết ra mốc thời gian tập cụ thể trong ngày. Đồng thời bạn nên có một chiếc máy đo đường huyết trước và sau khi tập luyện. Nếu như đường huyết vẫn tiếp tục tăng cao sau quá trình tập luyện, bạn nên kết hợp với chế độ ăn uống và tham khảo ý kiến của bác sĩ để tiêm bổ sung insulin.
Các chuyên gia về thể dục khuyên người bệnh không nên ăn quá no trước khi tập luyện. Bạn nên thực hiện các bài tập vào buổi sáng khi mà trong dạ dày còn trống rỗng, bởi vì quá trình tập luyện sẽ giúp đốt cháy lượng chất béo. Sau một đêm không ăn, mọi năng lượng khi ngủ của cơ thể đều được cung cấp nhờ glucose, như vậy quá trình tập luyện lúc này hoàn toàn có thể lấy đi chất béo làm nhiên liệu thay thế.
Hi vọng rằng, với những lưu ý trên, bạn sẽ tìm thấy phương pháp tập luyện khoa học và phù hợp. Nhưng để sức khỏe được bảo vệ toàn diện, bạn nên kết hợp chế độ ăn uống lành mạnh, tuân thủ sử dụng thuốc điều trị theo đúng hướng dẫn và sử dụng thêm các giải pháp hỗ trợ để phòng ngừa biến chứng hiệu quả.
Trích nguồn: http://insulinnation.com