Tiểu đường bị teo cơ: Nguyên nhân và cách khắc phục

Người bệnh tiểu đường bị teo cơ là dấu hiệu của biến chứng thần kinh do tiểu đường. Bệnh ảnh hưởng chủ yếu đến đùi, hông, mông và chân, gân đau chân, teo chân, yếu hai chân. Bệnh còn có các tên gọi khác là bệnh thần kinh gần, bệnh thần kinh đùi.

Tiểu đường bị teo cơ là biến chứng nguy hiểm

Tiểu đường bị teo cơ là biến chứng nguy hiểm

Vì sao người tiểu đường bị teo cơ?

Nguyên nhân gây ra teo cơ ở người bệnh tiểu đường được cho là do lượng đường trong máu cao ảnh hưởng đến hoạt động của hệ thống miễn dịch, làm tổn thương các mạch máu nhỏ nuôi dưỡng dây thần kinh ở chân. Quá trình này được gọi là viêm vi mạch.

Bên cạnh đó, quá trình rối loạn chuyển hóa đường cũng kéo theo rối loạn chuyển hóa protid, làm giảm tổng hợp và tăng thoái hóa khối cơ.

Đặc điểm ở người bị teo cơ tiểu đường

Các đặc điểm chính của bệnh teo cơ tiểu đường:

  • Yếu chi dưới, mông hoặc hông, đặc biệt là phần chân từ đầu gối trở xuống.
  • Teo cơ, thường ở phần đùi trước, xảy ra trong vài tuần.
  • Đau ở phần đùi trước, hông, mông hoặc lưng (có thể đau dữ dội trong thời gian ngắn).
  • Ngứa ran ở đùi, mông hoặc hông (có xu hướng nhẹ hơn đau).
  • Gầy sút cân.

Các triệu chứng của teo cơ do tiểu đường thường bắt đầu từ một bên chân, đùi, mông, hông; sau đó lan dần sang bên còn lại. Bệnh có tính chất không đối xứng (mức độ đau ở hai bên cơ thể khác nhau). 

Người tiểu đường có thể bị teo cơ kéo dài từ vài tháng cho đến vài năm. Giảm khối lượng cơ ảnh hưởng xấu đến khả năng thực hiện các sinh hoạt hàng ngày, làm giảm chất lượng cuộc sống và giảm tuổi thọ của người bệnh. Rất may, người tiểu đường bị teo cơ có khả năng hồi phục hoàn toàn phụ thuộc vào thể trạng và điều trị của từng bệnh nhân. Người bệnh ban đầu sẽ thấy các cơn đau giảm dần, sau đó khối cơ bắp tăng lên và hồi phục bình thường.

Teo cơ do tiểu đường có thể điều trị khỏi hoàn toàn

Teo cơ do tiểu đường có thể điều trị khỏi hoàn toàn

Cách khắc phục teo cơ ở người bệnh tiểu đường

Điều trị teo cơ do tiểu đường chủ yếu dựa vào việc kiểm soát chỉ số đường huyết và tập vật lý trị liệu. Dưới đây là một số lời khuyên cho người tiểu đường bị teo cơ để khắc phục hiệu quả tình trạng này:

  • Kiểm soát tốt chỉ số đường huyết bằng chế độ ăn khoa học và sử dụng thuốc tiểu đường.
  • Cân bằng giữa nghỉ ngơi và làm việc điều độ, hạn chế hút thuốc lá và uống rượu bia.
  • Chỉ nên vận động nhẹ nhàng, vận động tại chỗ hoặc kết hợp vật lý trị liệu tại các cơ sở y tế uy tín.
  • Giảm cân nếu đang bị thừa cân, béo phì. Điều này có thể giúp giảm áp lực lên chân, giảm đau và hạn chế té ngã.
  • Sử dụng thuốc giảm đau theo chỉ định của bác sĩ. Người bệnh có thể được kê một số thuốc giảm đau thông thường như Paracetamol hoặc một số thuốc giảm đau thần kinh chuyên khoa như Amitriptyline, thuốc chống trầm cảm và thuốc chống động kinh.
  • Sử dụng sản phẩm từ thảo dược hỗ trợ chuyên biệt cho biến chứng tiểu đường, điển hình như Viên uống thảo dược Hộ Tạng Đường.

Viên uống thảo dược khắc phục teo cơ ở người bị tiểu đường

Viên uống thảo dược khắc phục teo cơ ở người bị tiểu đường

Hộ Tạng Đường đời từ năm 2008 với sự kết hợp của bộ tứ thảo dược quý Câu kỷ tử, Nhàu, Hoài sơn, Mạch môn - được coi là “Tứ quý trong hỗ trợ điều trị đái tháo đường” nhờ khả năng tác động sâu vào căn nguyên gây biến chứng, đồng thời hỗ trợ chức năng tuyến tụy để ổn định chỉ số đường huyết. 

Sử dụng Hộ Tạng Đường tối thiểu từ 1-3 tháng có thể giúp người bệnh đưa nhanh đường huyết về ngưỡng an toàn, giảm bớt cảm giác đau nhức, ngứa ran. Sử dụng Hộ Tạng Đường từ 3-6 tháng hỗ trợ cải thiện mức độ teo cơ, lấy lại cân nặng bình thường đồng thời hạn chế các biến chứng tiểu đường khác trên tim, thận, mắt, thần kinh.

Mọi thông tin chi tiết về sản phẩm Hộ Tạng Đường hoặc về các vấn đề bệnh học khác liên quan đến tiểu đường bị teo cơ, bạn vui lòng liên hệ chuyên gia theo số hotline:

 

Tham khảo: 

https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC5545118/ 

https://patient.info/diabetes/diabetes-mellitus-leaflet/diabetic-amyotrophy