6 cách giải quyết nhanh chóng khô ngứa da do biến chứng tiểu đường

Cứ 3 người tiểu đường thì có 1 người bị khô ngứa da do biến chứng tiểu đường. Đây là một biến chứng phổ biến, không chỉ gây khó chịu mà còn khiến bạn dễ gặp nhiều rủi ro nguy hiểm hơn như nhiễm trùng, loét bàn chân. Cùng tìm hiểu những giải pháp sau đây để thoát khỏi tình trạng này.

Người bị tiểu đường bị ngứa da: Dấu hiệu điển hình của biến chứng

Người bị tiểu đường bị ngứa da: Dấu hiệu điển hình của biến chứng

Tại sao người tiểu đường bị khô ngứa da?

Không phải ngẫu nhiên mà người tiểu đường, đặc biệt là tiểu đường tuýp 2 được xếp vào nhóm có nguy cơ cao mắc các bệnh lý về da (khô da, ngứa ngáy, mụn nhọt, loét, nhiễm trùng…). Các chuyên gia giải thích rằng, khi đường huyết lên cao, cơ thể có thể bị mất nước và giảm tưới máu tới da. Cộng thêm những tổn thương tại các dây thần kinh khiến quá trình tiết mồ hôi làm ẩm da bị giảm bớt. Da ít được nuôi dưỡng sẽ khô hơn, dễ nứt nẻ và ngứa ngáy.

Ngoài nguyên nhân chính là tổn thương thần kinh và mạch máu, khô ngứa da ở người tiểu đường còn có thể xuất phát từ nhiễm nấm (do hệ miễn dịch suy giảm), biến chứng trên gan, thận hoặc dị ứng thuốc.

Dấu hiệu nhận biết biến chứng da của bệnh tiểu đường

Chuyên gia Thái Hồng Quang chia sẻ, dấu hiệu nhận biết đầu tiên của bệnh da tiểu đường là da khô, bong tróc, nứt nẻ, thường xuyên cảm thấy ngứa ngáy và móng chân, móng tay dễ gãy Ngoài dấu hiệu này, bạn có thể gặp một số triệu chứng khác như: xuất hiện các vùng da khác màu, da nổi mẩn kèm theo cảm giác tê bì, châm chích, nóng rát ở bàn chân, bàn tay…

Chuyên gia Thái Hồng Quang tư vấn về biến chứng tiểu đường ở da.

Mặc dù không nguy hiểm đến tính mạng, nhưng các bệnh lý về da ảnh hưởng rất lớn tới chất lượng cuộc sống của người bệnh. Do đó chủ động phòng ngừa và điều trị sớm tình trạng này luôn là điều mà các chuyên gia nội tiết khuyến cáo với người mắc tiểu đường.

Giải pháp giảm khô da, ngứa ngáy do biến chứng tiểu đường

Trong điều trị khô ngứa da, ngoài việc tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ, người bị tiểu đường hoàn toàn có thể kiểm soát tình trạng này tốt hơn nhờ những biện pháp đơn giản tại nhà. Sau đây là 6 mẹo bạn có thể áp dụng mọi lúc mọi nơi để giảm nhanh khô ngứa.

Giữ ẩm cho da

Hãy giữ cho làn da luôn đủ độ ẩm và khỏe mạnh bằng cách sử dụng kem dưỡng ẩm và kem bôi da 2 lần/ngày sau khi tắm hoặc bất cứ lúc nào bạn cảm thấy cần thiết. Ngoài ra, bạn cũng nên tránh tắm quá nhiều lần trong ngày hay sử dụng xà phòng thơm vì các hóa chất trong các sản phẩm này khiến cho da bị khô và kích ứng. Thay vào đó, những loại xà phòng dịu nhẹ và không mùi sẽ là lựa chọn tốt để chăm sóc làn da trong trường hợp này.

Mặc các loại quần áo ít kích ứng

Một số loại quần áo từ len, lụa hay các loại vải khó thấm hút mồ hôi cũng dễ khiến da bạn bị kích ứng và ngứa ngáy thường xuyên hơn. Do đó, bạn nên cố gắng hạn chế các loại vải này và ưu tiên cho đồ cotton, vải lanh.

Khi bị ngứa, bạn nên chọn quần áo rộng rãi, dễ thấm hút mồ hôi.

Khi bị ngứa, bạn nên chọn quần áo rộng rãi, dễ thấm hút mồ hôi.

Hạn chế căng thẳng

Tâm trạng càng căng thẳng, tình trạng ngứa da càng nghiêm trọng. Vì thế, bạn hãy học cách kiểm soát căng thẳng bằng các kỹ thuật thư giãn như thực hành thiền định vài phút mỗi sáng, hít thở sâu hoặc sử dụng ngôn ngữ tích cực để thúc đẩy tâm trạng…

Giảm ngứa bằng thảo dược

Trong thiên nhiên có rất nhiều thảo dược và hoạt chất có thể tác động vào nguyên nhân sinh biến chứng tiểu đường trên da, điển hình phải kể đến những cái tên như Alpha Lipoic Acid, Nhàu, Câu kỷ tử… Nghiên cứu cho thấy, những thảo dược này có thể thấm vào các tế bào thần kinh, mạch máu nuôi da, từ đó hỗ trợ khắc phục những tổn thương tại đây và cân bằng lại rối loạn chuyển hóa chất đường trong cơ thể. Hệ quả là không chỉ giúp đường huyết của bạn ổn định, giảm khô da, ngứa ngáy, tê bì mà còn bảo vệ cơ thể khỏi nhiều biến chứng của bệnh tiểu đường nguy hiểm khác.

Tại Việt Nam, Alpha Lipoic Acid, Nhàu, Câu kỷ tử cùng nhiều thảo dược giảm đường huyết khác đã được ứng dụng trong thực phẩm bảo vệ sức khỏe Hộ Tạng Đường, giúp nhiều người tiểu đường đẩy lùi biến chứng.

Là một bằng chứng sống cho hiệu quả của việc kết hợp thảo dược hỗ trợ điều trị biến chứng tiểu đường trên da, ông Nhan Thiên Trang chia sẻ: “Ngày mới mắc tiểu đường, tôi chẳng ngờ mình bị khô da, da tay da chân bong tróc, ngứa ngáy là do biến chứng. Chỉ đến khi thử đủ loại kem bôi da liễu khác nhau không đỡ, tôi mới tin rằng đó là dấu hiệu biến chứng. Vô tình được người quen giới thiệu, tôi biết đến tpbvsk Hộ Tạng Đường và mua về dùng thử. Sau khi uống sang hộp thứ 6, da tay da chân tôi mềm mại trở lại, móng tay, móng chân đỡ cứng. Tôi không còn bị ngứa và có thể làm việc bình thường trở lại.”

Bác N. T Trang chia sẻ kinh nghiệm giảm khô ngứa da tiểu đường.

Điện thoại

Sử dụng gạc lạnh

Một miếng gạc lạnh cũng có hiệu quả cao trong việc giảm ngứa da. Cách sử dụng rất đơn giản: Đắp miếng gạc lạnh lên vùng da bị ngứa, ngữ nguyên như vậy cho đến khi bạn thấy thoải mái, không còn bị ngứa. Nếu trong nhà hết gạc lạnh, bạn có thể tắm nước lạnh bằng vòi hoa sen. Tuy nhiên, đây chỉ là giải pháp thay thế, bạn không nên tắm thường xuyên nếu như đường huyết không được kiểm soát tốt.

Dùng bột yến mạch, baking soda

Trộn 1/4 cốc nước với 1 cốc bột yến mạch hoặc ½ cốc nước với 1 cốc bột baking soda, sau đó khuấy đều để tạo thành hỗn hợp sệt. Thoa hỗn hợp này vào vùng da bị ngứa, giữ trong khoảng 15 phút rồi rửa sạch lại với nước. Bột yến mạch và soda sẽ giúp làm dịu cơn ngứa.

Trong trường hợp cơn ngứa ngáy xảy ra với mức độ nặng, bác sĩ có thể kê đơn thêm cho bạn một số loại thuốc mỡ có chứa Cam-phor, Men-thol, Phe-nol hoặc thuốc chống nấm, thuốc kháng hista-min… Các loại thuốc này có thể gây ra một số tác dụng không mong muốn nếu dùng sai cách, do đó bạn cần tuân thủ đúng hướng dẫn của bác sĩ.

Khắc phục khô ngứa da do biến chứng tiểu đường ở da không quá khó nếu bạn biết kết hợp nhiều phương pháp khác nhau. Hãy thực hiện 5 mẹo đơn giản kể trên, song song với kiểm soát đường huyết để tạm biệt cảm giác ngứa ngáy và trở về sinh hoạt bình thường.

Xem thêm: Kinh nghiệm dùng thảo dược giúp giảm đường huyết, cải thiện biến chứng tiểu đường.

Tham khảo: wikihow.com, .wederm.com, medicalnewstoday.com

* Thực phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.