Cảnh giác với biến chứng bàn chân của bệnh tiểu đường!

Cứ 30s trên thế giới lại có một người bị đoạn chi do biến chứng bàn chân tiểu đường. Tỷ lệ sống sau 5 năm ở người tiểu đường bị cắt chi chỉ là 50%. May mắn thay, bạn vẫn có thể phòng tránh rủi ro này bằng cách hiểu rõ về nguyên nhân, cách chăm sóc bàn chân và phương pháp điều trị đúng đắn.

Hình ảnh bàn chân tiểu đường bị tổn thương do biến chứng.

Bệnh tiểu đường ảnh hưởng đến bàn chân như thế nào?

Bệnh tiểu đường cả tuýp 2 và tuýp 1 đều có thể gây tổn hại hệ thống mạch máu và dây thần kinh ngoại vi. Đó chính là nguồn gốc sinh ra biến chứng bàn chân của bệnh tiểu đường (biến chứng bàn chân đái tháo đường). Cụ thể hơn, biến chứng bàn chân xuất hiện do 3 con đường chính:

  • Đường huyết tăng cao kéo dài làm tổn thương mạch máu tới chân. Máu xuống bàn chân giảm sẽ khiến cho các vết thương chậm lành và lan rộng. Trường hợp bị tắc mạch hoàn toàn, bàn chân hoặc vùng ngón chân có thể bị hoại tử, buộc phải can thiệp bằng tháo khớp.
  • Tổn thương thần kinh ngoại vi làm giảm khả năng nhận biết cơn đau, nóng, lạnh. Đồng nghĩa là người bệnh sẽ khó cảm nhận vết thương, vết xước ở chân. Khi một vết xước nhỏ không được phát hiện để xử lý kịp thời sẽ dễ dẫn đến nhiễm trùng và loét bàn chân tiểu đường.
  • Người tiểu đường dễ bị nhiễm trùng. Đường trong máu cao là môi trường thuận lợi cho sự phát triển của vi khuẩn, đồng thời hệ miễn dịch của người bệnh bị suy giảm từ đó làm vết thương khó liền.

Cơ chế gây biến chứng bàn chân tiểu đường

Cơ chế gây biến chứng bàn chân tiểu đường

Dấu hiệu nhận biết sớm biến chứng tiểu đường ở bàn chân

Theo GS Thái Hồng Quang - Chủ tịch hội Nội tiết và Đái tháo đường Việt Nam, biến chứng tiểu đường ở chân có thể gây ra những dấu hiệu sớm như:

  • Tê bì bàn chân: Tê bì bàn chân thường xuất hiện sớm và là triệu chứng phổ biến nhất. Người bệnh có thể bị tê ở các đầu ngón chân như bị kim châm, sau đó lan ra các phần còn lại của chân.
  • Nóng rát da: Cảm giác nóng, bỏng rát thường xuất hiện ở lòng bàn chân hoặc đầu các ngón chân
  • Khô ngứa da, chai chân: Do giảm lưu thông mạch máu dưới da kết hợp rối loạn quá trình bài tiết mồ hôi, người tiểu đường có thể thấy khô ngứa da, bong tróc, dày sừng và hình thành các vết chai sạn ở chân. Khi vết chai chân dày lên, có thể gây nứt nẻ, lở loét, nhiễm trùng.
  • Vết thương, vết loét lâu lành: Loét bàn chân tiểu đường là một trong những biến chứng tiểu đường nguy hiểm, có thể xảy ra ở mu bàn chân, ngón cái với tỷ lệ tử vong cao gần bằng ung thư và HIV - AIDS. Nguyên nhân gây loét chân ở người tiểu đường là do điều trị không đúng cách khi có các vết thương nhỏ, dẫn đến nhiễm trùng và hoại tử. Nhiều người đã phải đoạn chi chỉ vì một vết xước nhỏ.
  • Chuột rút hoặc đau nhức: Đường huyết cao gây tổn thương thần kinh ngoại vi cũng sẽ ảnh hưởng đến các cơ bắp, gây triệu chứng  chuột rút chân hoặc đau nhức cơ bắp, đặc biệt là ở lòng bàn chân. Chuột rút do bệnh tiểu đường không giống như những cơn chuột rút thông thường, người bệnh có thể không nhìn thấy cơ bắp bị co thắt nhưng vẫn bị đau đớn.

GS Thái Hồng Quang hướng dẫn nhận biết sớm biến chứng bàn chân tiểu đường

Ngoài ra, người bệnh tiểu đường bị biến chứng bàn chân cũng có thể gặp các triệu chứng khác như:

  • Biến dạng bàn chân tiểu đường: Nếu cơ bắp ở chân của người bệnh bị yếu đi do bệnh tiểu đường tuýp 2 khi người bệnh sẽ có dáng đi bất thường, áp lực tăng mạnh lên các ngón chân gây ra biến dạng ngón chân. Ngón chân của người bệnh sẽ bị cong hoặc gấp khúc giống như những chiếc búa nhỏ.
  • Nhiễm nấm móng chân hoặc kẽ chân: Vùng kẽ chân có thể dễ bị nhiễm nấm nếu người bệnh sau khi rửa chân không lau khô. Do môi trường ẩm mốc có thể khiến vi nấm phát triển rất nhanh. Móng chân nhiễm nấm thường có biểu hiện dày lên, hóa sừng, móng chuyển sang màu vàng hoặc trắng đục, phần móng dễ bị gãy, bong ra rất nguy hiểm.

Nếu bạn đang phiền muộn vì tê bì tay chân, ngứa ngáy, bong tróc da, nóng rát da, chuột rút… hãy gọi ngay cho chuyên gia của chúng tôi để được tư vấn trực tiếp nhé!

Cắt cụt chân - Hậu quả nguy hiểm của biến chứng bàn chân tiểu đường

Cắt cụt chân là hậu quả cuối cùng của biến chứng tiểu đường ở bàn chân, xảy ra khi các vết loét không được điều trị đúng cách. Các vết loét ngày càng lan rộng và bị hoại tử, nếu không đoạn chi, người bệnh có thể bị đe dọa tính mạng bởi nhiễm trùng cấp.

Nếu may mắn, người bệnh có thể chỉ phải tháo khớp đốt chân, ngón chân, hoặc bàn chân. Một số trường hợp tuy vết thương ở bàn chân nhưng do vị trí tắc động mạch là ở đoạn cẳng chân nên có thể cần thiết phải tháo khớp trên đầu gối.

Cách chăm sóc bàn chân cho người bệnh tiểu đường

Dưới đây là 5 việc cần làm để chăm sóc bàn chân ở người tiểu đường:

Vệ sinh bàn chân hàng ngày

Mỗi ngày, bạn nên dùng nước ấm rửa sạch lòng bàn chân, lau nhẹ nhàng vùng kẽ chân. Bạn có thể sử dụng xà phòng hoặc rửa bằng nước. Không nên ngâm chân quá 5 phút. Sau khi rửa sạch, dùng khăn mềm lau khô, chú ý phần kẽ chân.

Nếu móng đã quá dài, hãy cắt móng chân. Tuy nhiên không nên cắt quá ngắn thì vì có thể chạm vào phần thịt. Khi cắt nên ngâm khoảng 5 phút cho móng mềm ra sẽ dễ cắt hơn. Trường hợp thị lực kém, bạn hãy nhờ người thân cắt hộ để tránh bị thương.

Kiểm tra bàn chân

Kiểm tra thật kỹ bàn chân sẽ giúp bạn phát hiện được các vết thương nhỏ ở chân và điều trị ngay từ khi chúng phát triển thành biến chứng tiểu đường. Nếu mắt bạn đã kém, hãy nhờ người thân bên cạnh, lưu ý kiểm tra chỗ sáng đèn, quan sát kỹ phần kẽ chân.

Ít nhất 3 tháng một lần, hãy đến cơ sở y tế để kiểm tra cảm giác của bàn chân. Ngoài ra, bác sĩ cũng sẽ giúp bạn phát hiện sớm các bất thường ở chân như chai chân, biến dạng bàn chân, vết thương… từ đó tư vấn hướng điều trị thích hợp.

Chăm sóc bàn chân hàng ngày để phát hiện sớm biến chứng tiểu đường ở bàn chân

Chăm sóc bàn chân hàng ngày để phát hiện sớm biến chứng tiểu đường ở bàn chân

Sử dụng kem dưỡng ẩm

Giữ da chân mịn màng bằng các loại kem dưỡng ẩm cũng là một cách chăm sóc bàn chân cho người bệnh tiểu đường để phòng ngừa biến chứng. Bạn có thể lựa chọn các loại kem chứa các chất chống oxy hóa tự nhiên như vitamin E để hạn chế tổn thương, tăng cường khả năng “tự bảo vệ” của cơ thể.

Cách thoa kem dưỡng ẩm: thoa mỏng, không thoa vào kẽ chân để tránh tạo môi trường thuận lợi cho vi khuẩn sinh sôi.

Chọn giày dép phù hợp

Bạn nên lựa chọn tất và giày dép phù hợp với kích cỡ chân, công việc  hoặc sử dụng loại chuyên dụng cho người tiểu đường. Không nên đi giày cao gót, dép xỏ ngón, không nên đi chân trần kể cả khi ở trong nhà.

Massage chân để tăng cường lưu thông máu

Mỗi buổi tối, sau khi rửa sạch chân và bôi kem dưỡng ẩm, hãy dành khoảng 10 phút xoa bóp bàn chân để cải thiện lưu thông máu xuống chân. Điều này sẽ giúp giảm tê bì, nóng rát ở bàn chân rất hiệu quả.

5 phút massage giúp phòng biến chứng tiểu đường ở chân

Phòng và cải thiện biến chứng bàn chân tiểu đường nhờ thảo dược

Chìa khóa để ngăn chặn và giảm được những nguy hiểm của biến chứng bàn chân tiểu đường đó là phải giảm được những tổn thương do đường huyết cao gây ra trên mạch máu và thần kinh.

Qua nhiều nghiên cứu trên thực tế, sử dụng những thảo dược như Mạch môn, Hoài sơn, Câu kỷ tử, Nhàu sẽ tạo nên một hệ thống chống oxy hóa mạnh mẽ, giúp thấm sâu vào các mô tại mạch máu và thần kinh để phục hồi tổn thương. Người bệnh tiểu đường sẽ giảm hẳn các cảm giác tê bì bàn chân, khô ngứa, nóng rát da, giúp các vết thương nhanh lành và ngăn chặn nguy cơ phải cắt cụt chi.

Hiện nay, người bệnh tiểu đường có thể sử dụng cả bốn thảo dược này trong sản phẩm Hộ Tạng Đường - sản phẩm chuyên biệt cho biến chứng tiểu đường. Nhờ khả năng bảo vệ tính toàn vẹn của mạch máu, thần kinh, Hộ Tạng Đường là sản phẩm được nhiều người bệnh tiểu đường lựa chọn để khắc phục hầu hết các vấn đề liên quan đến biến chứng tiểu đường

Cơ chế phòng ngừa và cải thiện biến chứng của Hộ Tạng Đường

Cơ chế tác động lên biến chứng tiểu đường của Hộ Tạng Đường

Nói về hiệu quả phòng và cải thiện biến chứng tiểu đường của Hộ Tạng Đường, ThS. BS Nguyễn Huy Cường, Nguyên Phó trưởng khoa Đái tháo đường, Bệnh viện Nội tiết Trung ương chia sẻ:

“Hộ Tạng Đường có nhiều hoạt chất tốt, đặc biệt giúp cải thiện những tổn thương trên mạch máu và dây thần kinh cho người tiểu đường”

Cô Đỗ Thị Hợp (Số 2/418 Miếu Hai Xã, Lê Chân, Hải Phòng) từng khổ sở vì biến chứng tiểu đường tê bì chân tay, chuột rút. Giờ sức khỏe cô đã hồi phục hoàn toàn sau 3 tháng dùng Hộ Tạng Đường:

Cô Hợp thoát khỏi tê bì chân tay, chuột rút do tiểu đường

Ông Nhan Thiên Trang (37K Phạm Văn Đồng, Tp Pleiku, Gia Lai) sau 6 tuần sử dụng Hộ Tạng Đường cũng đã nhận được sự cải thiện rõ ràng tình trạng ngứa ngáy, bong tróc da, dày móng:

“Da mềm mại và hồng trở lại, không còn đóng vảy, không còn ngứa, móng tay không còn dày và cứng, tình trạng rối loạn cương cũng bắt đầu cải thiện”

Giải pháp giúp ông Trang giảm khô ngứa da, dày móng do biến chứng tiểu đường

Hay như bà Nguyễn Thị Hợi, cũng đã từng bị nóng rát da lan từ chân lên đến tận háng mà giờ đây, qua lời kể của ông Lân (chồng bà), tình trạng biến chứng tiểu đường gây nóng rát da cũng thoái lui:

Bà Hợi đã giảm được nóng rát da, giảm liều thuốc tây nhờ Hộ Tạng Đường

Biến chứng tiểu đường ở bàn chân hoàn toàn có thể chủ động phòng ngừa bằng một lối sống tích cực kết hợp với việc sử dụng TPBVSK Hộ Tạng Đường. Để biết thêm thông tin về sản phẩm (cách dùng, giá bán, chương trình khuyến mại…), bạn đừng ngần ngại mà hãy gọi ngay đến chuyên gia của chúng tôi theo số điện thoại sau:

Xem thêm: 

Tài liệu tham khảo: medicinenet.com, diabetes.org.