Phòng ngừa biến chứng bàn chân của bệnh tiểu đường không khó. Quan trọng, bạn cần biết các giải pháp đó là gì và kiên trì thực hiện. Bài viết sau sẽ cung cấp 10 tuyệt chiêu giúp bạn bảo vệ đôi chân của mình.
Biến chứng nhiễm trùng do tiểu đường có thể được ngăn ngừa nhờ vệ sinh bàn chân hàng ngày. Tuy nhiên hầu hết người bệnh đều bỏ qua thao tác đơn giản này. Độ ẩm, mồ hôi trong giày tất có thể tạo cơ hội cho vi khuẩn tấn công và gây ra nhiều vấn đề về da khác.
Mỗi ngày bạn chỉ cần vệ sinh chân theo 2 bước:
Bước 1: Cọ rửa nhẹ nhàng bằng nước ấm kể cả các vị trí khuất như kẽ ngón chân.
Bước 2: Dùng khăn mềm thấm khô hoàn toàn bàn chân sau khi rửa.
Vệ sinh chân hàng ngày sẽ giúp bạn phòng ngừa biến chứng bàn chân của bệnh tiểu đường.
Giữ da chân mịn màng bằng các loại kem dưỡng ẩm cũng là một cách phòng ngừa biến chứng bàn chân. Bạn có thể lựa chọn các loại kem chứa các chất chống oxy hóa tự nhiên như vitamin E để hạn chế tổn thương, tăng cường khả năng “tự bảo vệ” của cơ thể.
Cách thoa kem dưỡng ẩm: thoa mỏng, không thoa vào kẽ chân, tránh tạo môi trường thuận lợi cho vi khuẩn sinh sôi.
Dù bạn đã có biến chứng bàn chân hay chưa, kiểm tra chân hàng ngày là biện pháp bắt buộc. Bạn cần quan sát cả hai chân một cách cẩn thận. Vết thương hay nhiễm trùng có thể bắt đầu từ những vị trí nhỏ nhất như kẽ ngón chân.
Nếu phát hiện những dấu hiệu cảnh báo:
Xem thêm: Chăm sóc bàn chân người tiểu đường
Bạn nên liên hệ ngay với bác sĩ để được tư vấn cách xử trí kịp thời.
Hút thuốc làm giảm lưu thông máu, điều này có thể khiến vết thương tại chân thêm trầm trọng. Nếu có hút thuốc, bạn cần từ bỏ thói quen này.
Người bệnh nên chọn các đôi giày vừa vặn với cả hai chân, thoáng mát, độ cứng vừa phải để tránh gây phồng rộp. Việc lựa chọn giày đúng sẽ giúp giảm áp lực lên bàn chân và cải thiện khả năng vận động của cơ thể.
Người bệnh tiểu đường nhận được nhiều lợi ích từ tập luyện, tuy nhiên nếu bạn có vấn đề về đối chân (vết thương, biến chứng thần kinh ngoại biên), bạn cần lựa chọn các bài tập ít gây áp lực. Các bài tập như erobic, chạy bộ sẽ ít phù hợp, thay vào đó hãy chọn đi bộ hay đạp xe và nhớ chọn giày tập vừa vặn.
Nếu bàn chân bạn đã biến dạng, đau đớn hoặc hệ thống cơ suy yếu do tổn thương thần kinh, thiết bị nẹp chỉnh hình sẽ giúp bạn đi lại dễ dàng hơn và làm chậm quá trình bệnh tiến triển nặng.
Bệnh “bàn chân lực sĩ” do nhiễm nấm gây ra. Dấu hiệu nhận biết là da chân bong tróc, hình thành nhiều vết nứt giữa các ngón chân, thậm chí đau hoặc nhiễm trùng. Để điều trị, người bệnh cần sử dụng thuốc kháng nấm theo chỉ định của bác sĩ.
4 dấu hiệu đặc trưng của bệnh lý “bàn chân lực sĩ”.
Người bệnh tiểu đường nên đi kiểm tra bàn chân tại bệnh viện mỗi năm một lần. Điều này cho phép phát hiện các bất thường dù nhỏ nhất (giảm cảm giác, thay đổi màu sắc da…) mà bạn thường bỏ qua.
Mức đường trong máu có liên quan chặt chẽ với các tổn thương bàn chân. Khi đường huyết cao, bạn sẽ phải đối mặt với 3 vấn đề cùng lúc:
Do đó, để bảo vệ mình khỏi biến chứng bàn chân của bệnh tiểu đường, bạn cần ổn định lượng đường trong máu và ngăn chặn quá trình tổn thương mạch máu, thần kinh.
Sự xuất hiện của biến chứng bàn chân của bệnh tiểu đường phụ thuộc vào bạn. Để bảo vệ mình, hãy áp dụng ngay 10 giải pháp trong bài viết trên.
Xem thêm:
Tham khảo: https://www.diabeticpick.com/blog/special-foot-care-for-diabetes/
--------------------------------------------------------------------------------------
Thông tin cho bạn: TPCN Hộ Tạng Đường - giải pháp đầu tiên và duy nhất tại Việt Nam chuyên biệt cho biến chứng tiểu đường, được tin dùng từ năm 2008.
8 lợi ích của Hộ Tạng Đường
1. Giảm tê bì, nóng rát gan bàn chân, khô ngứa da sau 4 – 8 tuần 2. Giảm đau khớp, co cứng cơ, chuột rút. 3. Ổn định đường huyết, đẩy nhanh tốc độ lành vết thương, vết loét 4. Giảm mờ mắt, phòng đục thủy tinh thể, mù lòa 5. Phòng và cải thiện bệnh thận, suy thận do tiểu đường 6. Giảm cholesterol máu, phòng nhồi máu cơ tim, đột quỵ 7. Được nghiên cứu tại Trung tâm Oxy cao áp TP.HCM năm 2011 8. Được Bộ Y tế kiểm định và cấp phép lưu hành từ năm 2008
Kinh nghiệm điều trị biến chứng bàn chân của bệnh tiểu đường.