Cảnh báo: 7 triệu chứng tăng đường huyết nguy hiểm và cách xử trí

Đa số nghĩ rằng, chỉ người bệnh tiểu đường mới có triệu chứng tăng đường huyết. Suy nghĩ này vô tình khiến bạn bỏ lỡ cơ hội nói không với bệnh tiểu đường.

Tăng đường huyết có thể xảy ra với bất kỳ ai. Nếu bạn chưa mắc tiểu đường, tăng đường huyết được định nghĩa là khi lượng đường trong máu lúc đói ≥ 5,6 mmol/l (100 mg/dl). Trong khi, nếu bạn mắc bệnh, chỉ số này cần ≥ 7 mmol/l (126 mg/dl) ít nhất qua 2 lần thử cách nhau 1 – 7 ngày. Để tránh khỏi nguy cơ tăng đường huyết, bạn cần biết 7 dấu hiệu cảnh báo và các biện pháp xử trí sau.

Nhận biết sớm triệu chứng tăng đường huyết giúp giảm nguy cơ mắc tiểu đường.

Nhận biết sớm triệu chứng tăng đường huyết giúp giảm nguy cơ mắc tiểu đường.

7 triệu chứng tăng đường huyết điển hình

Bạn có thể nhận biết 7 triệu chứng tăng đường huyết điển hình sau:

  • Khát nhiều.
  • Mờ mắt.
  • Thường xuyên đi tiểu
  • Mệt mỏi, hay đói.
  • Giảm cân.
  • Nhức đầu.
  • Khó tập trung.

Trường hợp có nhiễm toan máu, bạn sẽ có thêm các dấu hiệu: hơi thở mùi trái cây, đau bụng, buồn nôn/nôn, thở nhanh, sâu…

Nguyên nhân tăng đường huyết phổ biến

Tăng đường huyết sẽ xảy ra khi:
  • Ăn uống quá nhiều thực phẩm chứa chất bột đường.
  • Bị nhiễm trùng, ốm.
  • Khi căng thẳng.
  • Không tập luyện hoặc tập luyện ít hơn bình thường
  • Quên tiêm lnsulin hoặc quên uống thuốc hạ đường huyết.
  • Bỏ thuốc hạ đường huyết đột ngột.

Ngoài ra, người bệnh tiểu đường có “hiện tượng bình minh” cũng bị tăng đường huyết vào buổi sáng.

Lượng đường trong máu cao có nguy hiểm không?

Lượng đường trong máu cao có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm từ cấp tính đến mãn tính:

  • Biến chứng cấp tính: Nhiễm toan ceton. Nếu không được điều trị kịp thời, người bệnh có thể bị hôn mê.
  • Biến chứng mãn tính: bệnh võng mạc tiểu đường, biến chứng thần kinh ngoại biên (tê bì châm chích, bỏng rát gan bàn chân bàn tay…), suy thận, bệnh tim mạch…

Do đó, ngay từ khi có các dấu hiệu tăng đường huyết, bạn nên áp dụng ngay các biện pháp giảm lượng đường trong máu dưới đây.

Xem thêm: Những biến chứng nguy hiểm của bệnh tiểu đường và cách phòng ngừa

Cách  xử trí tăng đường huyết nhanh chóng

Nếu bạn nhận thấy bất kỳ dấu hiệu tăng đường huyết nào, hãy kiểm tra lượng đường trong máu. Bác sĩ có thể đề nghị bạn thực hiện một số giải pháp sau để đưa đường huyết về giới hạn:

  • Uống nhiều nước hơn: Nước giúp loại bỏ lượng đường dư thừa ra khỏi máu qua nước tiểu đồng thời giúp bạn tránh khỏi nguy cơ mất nước khi đường huyết cao.
  • Thay đổi thói quen ăn uống: Ngoài việc lựa chọn món ăn, lượng thức ăn và thời điểm ăn cũng quan trọng.
    • Thời điểm ăn: Thay vì chỉ ăn vào 3 thời điểm sáng, trưa, tối, bạn nên chia nhỏ thành 5 – 6 bữa nhỏ (sáng, giữa sáng, trưa, giữa chiều, tối). Ngoài ra, bạn nên ăn rau xanh vào đầu bữa và ăn kèm các thực phẩm giàu đạm (cá, bơ đậu phộng, thịt gia cầm…) nhằm làm chậm quá trình hấp thu đường vào máu.
    • Lượng thức ăn: Có 2 cách để bạn tính toán lượng thức ăn phù hợp:

Cách 1. Tính theo số calo cần tiêu thụ.

Xem thêm: Các bước tính nhu cầu calo của mỗi người.

Cách 2. Áp dụng quy tắc bàn tay Zimbabwe.

Quy tắc Zimbabwe giúp bạn dễ dàng ước lượng các nhóm thực phẩm.

Quy tắc Zimbabwe giúp bạn dễ dàng ước lượng các nhóm thực phẩm.

  • Tập thể dục nhiều hơn: Tập thể dục có thể giúp lượng đường trong máu giảm. Tuy nhiên khi lượng đường trong máu đang có xu hướng tăng cao, bạn không nên tập luyện gắng sức, điều này có thể khiến cơ thể phân giải mỡ gây nhiễm toan máu. Lý tưởng là 30 – 45 phút tập thể dục (đi bộ, chạy bộ, yoga, đạp xe, bơi lội) 5 ngày/tuần.

Lưu ý: Bạn nên kiểm tra đường huyết trước, trong và sau tập thể dục. Nếu đường huyết > 250 mg/dl, bạn không nên tập thể dục và tới bệnh viện để kiểm tra ceton trong nước tiểu.

  • Điều chỉnh thuốc điều trị: Lượng đường trong máu cao có thể là tín hiệu cảnh báo thuốc hạ đường huyết bạn đang sử dụng giảm hiệu quả. Khi này bạn cần gặp bác sĩ để được điều chỉnh liều dùng, thời gian dùng hoặc loại thuốc. Đừng thay đổi thuốc trước khi được chỉ định, điều này có thể kiến bạn bị tăng hoặc hạ đường huyết quá mức.

Tpbvsk Hộ Tạng Đường – giải pháp phòng ngừa tăng đường huyết hiệu quả

Có 2 cơ chế chính dẫn đến tình trạng tăng đường huyết bao gồm: kháng lnsulin và tuyến tụy giảm tiết lnsulin. Việc sử dụng tpbvsk Hộ Tạng Đường sẽ giúp bạn ngăn chặn những nguyên nhân này. Nghiên cứu cho thấy, các thảo dược trong TPBVSK Hộ Tạng Đường như Hoài Sơn, Mạch Môn, Nhàu… có tác dụng phục hồi chức năng tuyến tụy, tăng khả năng hoạt động của lnsulin, từ đó nâng cao hiệu quả ổn định đường huyết. Đặc biệt, Hộ Tạng Đường còn giúp bảo vệ sớm mạch máu và hệ thần kinh toàn cơ thể, phòng ngừa những biến chứng nguy hiểm do tăng đường huyết gây ra.

Kết quả nghiên cứu Hộ Tạng Đường tại Trung tâm oxy cao áp TP. Hồ Chí Minh.

Kết quả nghiên cứu Hộ Tạng Đường tại Trung tâm oxy cao áp TP. Hồ Chí Minh.

Kinh nghiệm đẩy lùi bệnh tiểu đường của ông Phạm Văn Minh –Tuy Hòa, Phú Yên.

Tăng đường huyết hay lượng đường trong máu cao không đáng sợ nếu bạn biết cách nhận biết và ngăn ngừa. Hy vọng các thông tin trong bài viết (triệu chứng tăng đường huyết, nguyên nhân và cách xử trí) đã tiếp sức cho bạn đẩy lùi nguy cơ này.

Xem thêm:  Kinh nghiệm dùng thảo dược giúp giảm đường huyết, cải thiện biến chứng tiểu đường. Hộ Tạng Đường giá bao nhiêu? Bán ở đâu chính hãng, giá tốt?

Tham khảo: https://www.webmd.com/diabetes/guide/diabetes-hyperglycemia#2