-
Người tiểu đường bị tiểu đêm nhiều lần: ...Người tiểu đường bị tiểu đêm nhiều lần sẽ dẫn đến mất ...
-
3 dấu hiệu biến chứng tiểu đường suy ...Nước tiểu sủi bọt, ngứa trên da, buồn nôn,… và nhiều bệnh ...
-
Biến chứng tiểu đường tuýp 1, tuýp 2: ...Sự nguy hiểm của bệnh tiểu đường (đái tháo đường) không nằm ...
-
HỘ TẠNG ĐƯỜNG – giải pháp chuyên biệt ...Biến chứng tiểu đường tàn phá hệ mạch máu và thần kinh, ...
-
Danh sách 10 thực phẩm tốt nhất cho ...Mùa hè nóng nực có thể là một thách thức lớn cho ...
-
Giải nhiệt mùa hè với thức uống thân ...Chế độ ăn có kiểm soát đặc biệt quan trọng với người ...
Biến chứng tiểu đường ở chân: Không xử lý kịp thời sẽ dẫn đến cắt cụt chân
Biến chứng tiểu đường ở chân là biến chứng mạn tính thường gặp, nguy hiểm với tỉ lệ cắt cụt cả hai chân lên tới 50%, tỷ lệ tử vong sau cắt chân là 51%. Tuy nhiên, bạn hoàn toàn có thể phòng tránh được những rủi ro này nếu phát hiện sớm những biến chứng ở chân và điều trị kịp thời.
Những biến chứng tiểu đường ở chân thường gặp
Hầu hết người tiểu đường sẽ gặp ít nhất một trong các biến chứng ở chân dưới đây:
Tê bì châm chích bàn chân - Biến chứng thần kinh sớm của bệnh tiểu đường
Tổn thương dây thần kinh do đường huyết tăng cao thường xuyên là nguyên nhân chính gây nên những cơn đau, tê bì, nóng rát, châm chích ở bàn chân hoặc các đầu ngón chân. Biến chứng này thường xuất hiện rất sớm, đôi khi còn xuất hiện trước khi người bệnh phát hiện ra mình bị tiểu đường.
Tổn thương da chân - Biến chứng dễ bị nhầm lẫn với bệnh ngoài da
Tổn thương ở da xuất hiện chủ yếu do thần kinh thực vật bị ảnh hưởng, làm giảm khả năng tiết mồ hôi và gây ra các hiện tượng như:
- Da chân khô, bong tróc, ngứa, dễ hình thành các vết xước.
- Vùng da ở lòng bàn chân và ngay dưới các ngón chân thường dày hơn người bình thường, hình thành các vết chai. Lâu dần, vết chai sạn sẽ bong ra tạo vết thương hở.
Ông Nhan Thiên Trang (TP Pleiku, Gia Lai) đã cải thiện được tình trạng da tay, da chân nứt nẻ, da lột từng mảng, bong tróc, khô ngứa nhờ sử dụng TPBVSK Hộ Tạng Đường.
Loét, hoạt tử và cắt cụt chân - Biến chứng gây tổn thương nặng nề nhất
Tổn thương thần kinh thực vật cũng khiến người tiểu đường mất dần khả năng cảm nhận đau, cảm nhận nóng lạnh… Do đó, khi có những tổn thương ở da (vết trầy xước, vật nhọn đâm, vết bỏng...), người tiểu đường khó lòng để nhận ra và xử lý kịp thời.
Những vết xước, vết thương hở ở chân tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập. Lượng đường trong máu cao là môi trường lý tưởng để vi khuẩn phát triển, biến các vết xước thông thường trở thành những vết viêm loét.
Những vết viêm loét chân ở người tiểu đường thường lâu lành và khó điều trị so với người bình thường do:
- Những mạch máu nuôi dưỡng ở chân bị tắc nghẽn do mảng xơ vữa, làm máu khó vận chuyển các chất sửa chữa vết thương đến chân, giảm dinh dưỡng ở chân.
- Hệ miễn dịch của người tiểu đường kém hơn người bình thường nên khó chống lại những phản ứng viêm.
Các yếu tố đó kết hợp với nhau khiến biến chứng viêm loét càng dễ trở nặng, gây hoại tử. Cắt cụt chân là giải pháp cuối cùng để ngăn chặn không cho các vết hoại tử ăn sâu đến cẳng chân, đùi.
Bệnh lý bàn chân Charcot - Biến chứng gây biến dạng chân
Bàn chân Charcot là hiện tượng biến dạng khớp, hậu quả của tổn thương xương khớp và thần kinh của người tiểu đường. Hiện tượng này thường bắt nguồn từ các tổn thương nhỏ ở khớp như bong gân, trẹo chân, hoặc loãng xương, đau khớp. Tuy nhiên, người tiểu đường thường không phát hiện được sớm những cơn đau này do bị mất cảm giác. Họ tiếp tục đi trên đôi chân đã bị ảnh hưởng khiến tình trạng nặng hơn và dẫn đến biến dạng chân.
Hình ảnh bàn chân Charcot - một biến chứng tiểu đường ở chân bạn có thể gặp phải
4 dấu hiệu cảnh báo sớm biến chứng bàn chân ở người tiểu đường
Người tiểu đường cần trang bị cho mình những kiến thức để nhận biết sớm những dấu hiệu sẽ ảnh hưởng đến đôi chân của mình, hạn chế biến chứng ở chân nguy hiểm xảy ra.
Dưới đây là một số dấu hiệu ở chân bạn không thể bỏ qua khi mắc bệnh tiểu đường:
Dấu hiệu sớm của biến chứng bàn chân ở người bệnh tiểu đường
Khi phát hiện những dấu hiệu này, bạn cần đến cơ sở y tế để được các bác sĩ điều trị và hướng dẫn chăm sóc chân cụ thể.
Cách phòng ngừa biến chứng tiểu đường ở chân
Phòng ngừa đúng cách ngay từ khi chưa có những dấu hiệu cảnh báo biến chứng ở chân sẽ giảm 70% tỉ lệ phải cắt cụt chân.
Người tiểu đường cần chăm sóc bàn chân của mình theo những lời khuyên sau:
- Kiểm tra bàn chân hàng ngày để phát hiện sớm những vết xước.
- Rửa chân hàng ngày bằng nước ấm, không nóng, và nhớ lau thật khô. Nếu không thể kiểm tra nhiệt độ nước, bạn hãy nhờ người thân của mình làm việc đó.
- Giữ ẩm chân bằng cách sử dụng kem dưỡng. Massage chân ít nhất 1 lần/ tuần theo hướng dẫn trong video sau:
Cách massage phòng biến chứng bàn chân tiểu đường
- Mang giày phù hợp, tránh mang giày quá chật gây cọ xát vào chân.
- Không đi chân trần để tránh gặp các chấn thương.
- Tập thể dục hàng ngày. Đi bộ 20 - 30 phút mỗi ngày giúp tăng lưu lượng máu và tuần hoàn tại chân.
Bên cạnh việc chăm sóc bàn chân hàng ngày, một biện pháp chủ động phòng biến chứng từ sớm đó là sử dụng sản phẩm có chứa các thảo dược tự nhiên như Câu kỷ tử, Hoài sơn, Mạch môn, Nhàu… Sự kết hợp của những loại thảo dược này tạo ra một mạng lưới chống oxy hóa mạnh mẽ, ngăn ngừa hình thành mảng xơ vữa và những chất gây độc với dây thần kinh - nguyên nhân chính gây ra biến chứng tiểu đường ở chân. Tại Việt Nam, bạn có thể tìm thấy 4 thảo dược này trong TPCN Hộ Tạng Đường – Sản phẩm chuyên biệt giúp phòng và cải thiện biến chứng tiểu đường.
Những việc làm tuy nhỏ nhưng có ý nghĩa lớn lao trong việc ngăn chặn biến chứng tiểu đường ở chân. Ngoài ra, bạn nên thường xuyên kiểm tra đường huyết tại nhà (ít nhất mỗi tuần 2 - 3 lần) và tại bệnh viện (ít nhất 3 tháng/ lần) để chắc chắn rằng đường huyết vẫn ổn định và phát hiện sớm biến chứng ở chân cũng như các biến chứng khác.
Tải liêu tham khảo: unipoint.org
Các bài viết khác
- Điểm danh các món ăn cho người tiểu đường vừa tốt vừa ngon
- Người tiểu đường bị tiểu đêm nhiều lần: Nguyên nhân và cách phòng tránh
- Những điều người tiểu đường cần biết khi Covid-19 quay trở lại
- Biến chứng tiểu đường và Covid-19, giải đáp những câu hỏi thường gặp
- Điều trị đủ cách mà đường huyết không hạ chỉ vì nguyên nhân này!
- Nhiễm Covid 19 khiến bệnh tiểu đường nặng hơn: Phải làm gì khi có triệu chứng bệnh?