Hỏi đáp với chuyên gia

Câu hỏi chuyên gia

  • Icon

    Hormone Insulin và glucose là gì trong bệnh tiểu đường?

    Tôi năm nay đã 58 tuổi, mới được bác sĩ chẩn đoán bệnh tiểu đường type 2. Tôi có tìm hiểu được biết đường glucose trong máu tăng cao vì insulin hoạt động không hiệu quả. Chuyên gia có thể giải thích cụ thể giúp tôi về vấn đề này và insulin là gì, glucose là gì? Chân thành cảm ơn.
    Icon
    Chào bạn,

    Khi mới bị chẩn đoán tiểu đường, bạn sẽ phải làm quen với các khái niệm về hormone insulin và glucose. Vậy insulin, glucose là gì? Sản suất, tiết ra ở đâu? Cùng lắng nghe chia sẻ của chuyên gia sau đây:
    Glucose là gì?

    Glucose là một loại đường đơn (monosaccharide) được cơ thể hấp thụ từ thức ăn. Glucose chính là nguồn năng lượng trực tiếp và chủ yếu của cơ thể.
    Hormone insulin là gì?
    Insulin là hormone được tiết ra từ tế bào beta của đảo tụy. Hoạt chất này có nhiệm vụ vận chuyển glucose từ máu vào trong tế bào.
    Mối quan hệ giữa Glucose và Insulin
    Các tế bào trong cơ thể cần glucose để tạo ra năng lượng, tuy nhiên glucose không thể trực tiếp đi vào bên trong tế bào. Insulin sẽ gắn kết với thụ thể trên màng tế bào tạo ra các kênh vận chuyển, glucose đi vào bên trong tế bào qua các kênh này. Insulin được ví như “chiếc chìa khóa”, mở ra các cánh cửa trên tế bào, giúp cho glucose đi vào bên trong tế bào.
    Sau một bữa ăn nhiều tinh bột và đường, hàm lượng glucose trong máu tăng, sẽ kích thích tế bào beta của đảo tụy tiết insulin. Insulin sẽ tác động đến các quá trình giữ, dự trữ và sử dụng glucose bởi các loại mô trong cơ thể đặc biệt là tại gan, cơ và mô mỡ. Do đó, insulin giúp cân bằng lượng đường trong máu và giữ chúng ở mức bình thường. Khi cơ thể thiếu hụt insulin (do tổn thương tế bào beta đảo tụy hoặc do đề kháng insulin) làm nồng độ glucose tăng cao trong máu đến ngưỡng giới hạn nhất định sẽ gây bệnh tiểu đường.
    Kháng insulin - nguyên nhân gây tiểu đường type 2
    Bệnh tiểu đường type 2 mà bạn đang gặp phải xảy ra khi mà tuyến tụy vẫn sản xuất insulin, nhưng các tế bào của cơ thể, đặc biệt là tế bào mỡ “từ chối” sử dụng insulin, khiến đường không được vận chuyển qua màng tế bào. Thời gian đầu, cơ thể sẽ làm quen bằng cách kích thích tuyến tụy tiết insulin, nhưng về lâu dài, tuyến tụy kiệt sức có thể giảm sản xuất insulin, khi đó người bệnh sẽ thiếu cả về chất lượng và số lượng insulin.
    Vấn đề điều trị bệnh tiểu đường không chỉ là dùng thuốc mà bạn còn phải lưu tâm thêm cả chế độ ăn, tập luyện. Tuy nhiên, nhằm gia tăng yếu tố bảo vệ, theo chúng tôi bạn cũng nên dùng thêm 4 viên TPCN Hộ Tạng Đường chia 2 lần uống mỗi ngày. Đây là một sản phẩm có thành phần chính là đông dược, đã được nhiều người bệnh tiểu đường chia sẻ sử dụng, giúp ổn định đường huyết, ngăn ngừa và cải thiện biến chứng hiệu quả.
    Chúng tôi xin gửi đến bạn đường link của người bệnh điều trị tiểu đường hiệu quả, cũng như những thông tin về chế độ ăn, điều trị bệnh:
    http://bienchungtieuduong.vn/bai-viet/phuong-phap-dieu-tri/cach-on-dinh-duong-huyet-cai-thien-bien-chung---de-chung-song-voi-benh-tieu-duong.html
    http://bienchungtieuduong.vn/bai-viet/che-do-dinh-duong/nguoi-benh-tieu-duong-type-2-nen-an-gi.html
    http://bienchungtieuduong.vn/bai-viet/phuong-phap-dieu-tri/chua-benh-tieu-duong-giai-phap-nao-hieu-qua.html


    Chúc bác nhiều sức khỏe!
  • Icon

    Các bước xét nghiệm máu tại nhà để kiểm tra đường huyết?

    Mẹ tôi bị bệnh tiểu đường đã hai năm, uống thuốc duy trì theo chỉ định của bác sỹ, mỗi lần muốn kiểm tra đường huyết lại phải đi khám, xét nghiệm máu nên khá vất vả, do bà cũng đã lớn tuổi. Tôi tìm hiểu thì thấy việc xét nghiệm máu để kiểm tra đường huyết có thể tiến hành ở nhà bằng máy cầm tay. Vậy cho tôi hỏi phải tiến hành qua các bước như thế nào?
    Icon
    Chào bạn,
    Việc thường xuyên kiểm tra đường huyết rất quan trọng với người bệnh tiểu đường, giúp kiểm tra và theo dõi được đường huyết của mình tăng hay giảm. Mẹ bạn hoàn toàn có thể kiểm tra được đường huyết tại nhà bằng thiết bị đo đường huyết.
    Ưu điểm của thiết bị:
    - Cho kết quả nhanh chóng
    - Cỡ mẫu nhỏ
    - Số hiển thị trên màn hình dễ đọc
    - Kiểm tra được đường huyết ở nhiều vị trí
    - Quản lý dữ liệu theo ngày và giờ
    - Sử dụng dễ dàng
    Các bước tiến hành:
    - Rửa tay sạch sẽ, có thể sử dụng cồn hoặc rượu để sát trùng vị trí chích máu. Để tay thật khô trước khi chích máu.
    - Chích máu ở vị trí sát trùng bằng kim mũi mác
    - Nhỏ một giọt máu nhỏ lên dải đo
    - Làm theo hướng dẫn trên dải đo và dùng thiết bị đo đường huyết
    - Sau vài giây, máy sẽ hiển thị kết quả đường huyết
    Xử trí khi có sự cố:
    Máu từ ngón tay không chảy ra:
    - Đặt tay vào nước ấm, xoa nhẹ để máu lưu thông tốt hơn
    - Điều chỉnh độ sâu của kim mũi mác trên thiết bị
    - Đặt tay buông tự nhiên xuôi xuống dưới
    - Xoa nắn nhẹ nhàng ngón tay, gần vị trí chích máu
    - Đặt ngón tay lên bề mặt chắc chắn để tránh di chuyển trong khi chích
    - Sử dụng kim mũi mác mới ở mỗi lần đo
    Quá đau khi chích máu:
    - Sử dụng kim mũi mác mới ở mỗi lần đo
    - Điều chỉnh độ sâu của kim mũi mác trên thiết bị
    - Thử sử dụng kim mũi mác mỏng hơn
    - Chích ở vị trí khác: ngón tay khác, cánh tay hoặc đùi
    - Hỏi nhà cung cấp hoặc bác sỹ nếu vẫn không thực hiện được
    Thiết bị thông báo lỗi:
    - Đọc kỹ lại hướng dẫn sử dụng
    - Đảm bảo đủ lượng máu trên dải đo
    - Đảm bảo cho máu chảy đúng vào dải đo
    - Thông báo cho nhà sản xuất nếu thiết bị tiếp tục báo lỗi
    Tiểu đường là căn bệnh mãn tính thường gặp, thời gian điều trị kéo dài và biến chứng nguy hiểm. Ở bất cứ giai đoạn nào của bệnh thì việc thay đổi lối sống, dinh dưỡng, tập luyện,…luôn là những chỉ dẫn mà người bệnh nên tuân thủ. Một xu hướng mới hiện nay, được các chuyên gia đánh giá cao là dùng các sản phẩm thảo dược chẳng hạn như Tpcn Hộ Tạng Đường, để phòng ngừa biến chứng nguy hiểm của tiểu đường, ổn định đường huyết, nâng cao hiệu quả điều trị bệnh. Sản phẩm từ khi ra đời cho đến nay cũng đã được rất nhiều người bệnh sử dụng cho đáp ứng tốt, bạn có thể tìm hiểu thêm cho mẹ sử dụng:
    https://www.youtube.com/watch?v=mvPIWslk104&list=PLH1LBePZZziJ5-350CYSHxfjKrbcJtVWU&index=2
    Chúc gia đình bạn mạnh khỏe!
  • Icon

    Xét nghiệm tiểu đường là gì? Có những loại xét nghiệm nào?

    Gần đây em ăn rất nhiều, nhưng không thấy tăng cân, em lên mạng tìm hiểu thì thấy triệu chứng của em giống với bệnh tiểu đường nên rất lo lắng. Em đang muốn lên bệnh viện để kiểm tra đường huyết, xin hỏi em nên thực hiện các loại xét nghiệm tiểu đường nào?
    Icon
    Chào bạn,
    Tùy thuộc vào từng bệnh viện, tình trạng hiện tại của bạn thông qua khám bệnh mà bác sĩ có thể lựa chọn 1 trong các phương pháp xét nghiệm sau đây:
    • Nghiệm pháp dung nạp glucose đường uống: Bạn sẽ được cho uống 75gram glucose sau đó tiến hành lấy máu để kiểm tra sau 1h, 2h, 3h… Phương pháp này thường được áp dụng trong chẩn đoán tiểu đường thai kỳ.
    • Đo đường huyết lúc đói: Sau khi nhịn ăn qua đêm (ít nhất 8h), bác sỹ sẽ tiến hành lấy máu để xét nghiệm xem liệu lượng đường trong máu của bạn có nằm trong phạm vi bình thường hay không, thường tiến hành vào buổi sáng sớm.
    Kết quả bình thường: 70-99 (mg/dl) hoặc
    • Đo đường huyết 2h sau ăn: Xét nghiệm máu này được thực hiện vào thời điểm hai giờ sau khi ăn
    Kết quả bình thường: 70-145 mg/dL (
    • Đo đường máu ngẫu nhiên: đo vào bất cứ thời điểm nào trong ngày
    Kết quả bình thường: 70-125 mg/dL (
    • Xét nghiệm Hemoglobin A1C: xác định tỷ lệ gắn kết của glucose với hemoglobin trong hồng cầu, thường kéo dài 2-3 tháng. Do đó, xét ngiệm này cho phép đánh giá lượng đường huyết của bạn trong những tháng gần đây.
    Kết quả bình thường: 4% - 5.6%.
    Chẩn đoán tiểu đường: ≥ 6,5 %
    Khi kết quả xét nghiệm không rõ ràng thì bác sỹ sẽ chỉ định một xét nghiệm đường huyết lặp lại trước khi đưa ra kết luận cuối cùng, bởi vậy bạn cũng không cần phải lo lắng quá.
    Sau khi thăm khám, nếu giá trị đường huyết của bạn cao hơn bình thường, bạn có thể tiếp tục chia sẻ với chúng tôi hoặc gọi điện đến số: 0904.904.660 (trong giờ hành chính) để được Dược sĩ tư vấn chi tiết.
    Thân mến!
  • Icon

    Cách chế biến món ăn cho người tiểu đường?

    Làm thế nào để chế biến món ăn cho người bị tiểu đường để vẫn đảm bảo được dinh dưỡng mà không làm tăng đường huyết?
    Icon
    Chào bạn,
    Chọn thực phẩm mới chỉ là bước đầu trong chế độ ăn khoa học cho người bệnh tiểu đường. Cách chế biến thực phẩm cũng vô cùng quan trọng để không làm mất hoặc giảm thành phần dinh dưỡng có trong thực phẩm, mà vẫn đảm bảo không gây tăng đường huyết.
    Những gợi ý sau đây có thể giúp bạn:
    - Nướng: dùng nhiệt khô để làm chín thực phẩm, thường thêm gia vị để tạo màu sắc, mùi vị hấp dẫn cho món ăn. Với các món nướng ở nhiệt độ cao, bạn nên sử dụng mỡ hoặc bơ động vật sẽ tốt hơn dùng dầu thực vật. Bởi ở nhiệt độ cao, dầu thực vật có thể bị biến đổi, trở thành chất không có lợi cho sức khỏe.
    - Hấp: dùng nhiệt ẩm làm chín thực phẩm như rau hay các loại hải sản. Với cách nấu này, thực phẩm không bị chìm trong nước nên màu sắc không thay đổi. Hấp cũng là một trong những cách chế biến thực phẩm thường được áp dụng cho người bệnh tiểu đường, vì vẫn giữ nguyên được giá trị dinh dưỡng.
    - Áp chảo: làm chín thức ăn nhanh chóng trong chảo cạn ở nhiệt độ trung bình cao, cách nấu này làm chín thực phẩm nhanh chóng nhưng vẫn đảm bảo dinh dưỡng và mùi vị. Tuy nhiên, khi chế biến nên cắt mỏng thực phẩm để đảm bảo độ chín.
    - Xào: chế biến được đa số loại thực phẩm, nhanh chóng, dễ làm, dễ thực hiện. Với cách chế biến này, người bệnh tiểu đường nên hạn chế, bởi vì phải sử dụng lượng dầu mỡ khá nhiều. Nên sử dụng dầu thực vật để chiên xào.
    - Hầm hoặc luộc: thích hợp với những loại thức ăn cứng, cần thời gian nấu lâu. Nhược điểm: một số chất dinh dưỡng trong thực phẩm bị phân hủy do nhiệt độ cao.
    Ngoài ra, với rau hay các loại củ quả tươi như cà chua, xà lách, bơ, hành tây,… bạn có thể biến tấu thành các món salad vừa dễ ăn, dễ thực hiện mà vẫn đảm bảo dinh dưỡng tối đa do không thực phẩm không chịu ảnh hưởng của nhiệt độ.
    Với những cách chế biến thực phẩm như trên và chế độ tập luyện, ăn uống khoa học, bạn hoàn toàn có thể sống chung hòa bình với căn bệnh này.
    Chúc bạn khỏe mạnh!
  • Icon

    Người bị tiểu đường nên ăn gì để hạ đường huyết?

    Một số thực phẩm ngay sau khi ăn, chẳng hạn các loại đường có thể làm tăng đường huyết nhanh chóng. Vậy xin hỏi có những thực phẩm nào giúp làm giảm đường huyết không thưa chuyên gia?
    Icon
    Chào bạn,
    Mắc bệnh tiểu đường thì phải ăn uống thế nào cho đúng cách luôn là câu hỏi thường trực của nhiều người bệnh tiểu đường. Sau đây là một vài gợi ý về những thực phẩm có thể hạ đường huyết mà bạn nên biết:
    - Quế: Đây là một loại gia vị thường được dùng chế biến các món bánh ngọt. Tuy nhiên theo một nghiên cứu đã chứng minh quế có tác dụng hạ LDL - cholesterol (cholesterol xấu) tăng HDL - cholesterol (cholesterol tốt), giúp ngăn ngừa nguy cơ xơ vữa mạch ở người tiểu đường.
    - Cỏ cà ri (rau khố đậu): một loại hạt cỏ họ đậu, có mùi thơm được dùng khá phổ biến trong ẩm thực châu Á (món cà ri). Được mệnh danh như một loại thảo dược, rất giàu chất xơ, khoáng chất, vitamin và chất chống oxy hóa, làm chậm quá trình hấp thu tinh bột nên nó có tác dụng không làm tăng đường huyết sau ăn.
    - Tỏi: đã từ lâu tỏi được biết đến như một kháng sinh thiên nhiên khá hiệu quả nhưng hơn thế nữa, một nghiên cứu gần đây cho thấy, tỏi còn có tác dụng hạ đường huyết bằng cách tăng cường hoạt động của insulin.
    - Bơ và các loại quả hạch: nguồn cung cấp dồi dào các chất béo không no, chất xơ tốt cho sức khỏe.
    - Các loại thực phẩm có màu sẫm (xanh, tím, đỏ mận) như: việt quất, cherry, trà, mật ong, rượu vang đỏ… có nhiều chất chống oxy hóa, ức chế enzym thủy phân tinh bột thành đường nên làm chậm quá trình phân giải tinh bột, tránh tăng đường huyết đột ngột sau bữa ăn.
    - Dấm táo: tăng hoạt tính của insulin
    - Cà phê, ngũ cốc nguyên cám, khoai lang: cũng là những thực phẩm rất tốt cho người bệnh tiểu đường. Một ly cà phê mỗi ngày có thể giảm thiểu tới 10% nguy cơ mắc tiểu đường type 2
    Bên cạnh chế độ ăn, xu hướng mới được các chuyên gia khuyên dùng đó là sử dụng thêm các sản phẩm thảo dược làm nâng cao hiệu quả điều trị, điển hình như Tpcn Hộ Tạng Đường. Sản phẩm cũng đã được nhiều người bệnh tin tưởng sử dụng và cải thiện sức khỏe đáng kể, bạn có thể tìm hiểu thêm để đưa ra sự lựa chọn hữu ích nhất cho bản thân.
    Xem trải nghiệm người dùng sản phẩm hỗ trợ trị tiểu đường hiệu quả: ổn định đường huyết, ngừa biến chứng
    Chúc bạn mạnh khỏe!
  • Icon

    Tiểu đường thai kỳ không nên ăn gì để tốt cho thai nhi?

    Từ tuần thứ 20 trở đi, tôi tăng cân rất nhanh, có khi 1 tháng tăng được 6 đến 7 kg. Các vùng da ở nách, cổ, khuỷu tay rất xạm và dày lên. Đi khám bác sĩ cho biết tôi có 3 chỉ số đường huyết đều ở mức cao, chẩn đoán tiểu đường thai kỳ. Bác sĩ cho về nhà tuần đầu tiên, điều chỉnh chế độ ăn sau đó quay lại bệnh viện xét nghiệm máu lần 2. Tôi rất bối rối, xin chuyên gia tư vấn giúp tôi những thực phẩm tiểu đường thai kỳ không nên ăn để tốt cho thai nhi?
    Icon
    Chào bạn,
    Tiểu đường thai kỳ là bệnh tiểu đường xảy ra khi mang thai, lúc đó cơ thể người mẹ trở nên đề kháng với insulin hoặc không tạo ra đủ lượng insulin cần thiết, dẫn đến nồng độ glucose (đường) cao trong máu.
    Nếu bạn mắc tiểu đường thai kỳ, việc duy trì chế độ ăn uống lành mạnh, khoa học có thể giúp kiểm soát tình trạng bệnh, làm ổn định đường huyết mà không cần phải sử dụng thuốc. Nguyên tắc chung là nên ăn các thực phẩm tươi sống, giàu đạm thực vật, vitamin, khoáng chất và hạn chế tinh bột, đường. Bên cạnh đó, bạn nên hạn chế các nhóm thực phẩm sau:
    - Sữa và các chế phẩm từ sữa chưa được tiệt trùng: Mặc dù sữa có chứa rất nhiều canxi, protein, vitamin D giúp xương, răng, tim và các dây thần kinh của thai phát triển toàn diện. Nhưng không phải tất cả các sản phẩm từ sữa đề an toàn với mẹ bầu. Các chuyên gia khuyến cáo, bạn nên sử dụng sữa tươi và các loại sữa trên nhãn ghi rõ đã được tiệt trùng.
    - Thịt chế biến sẵn: Thay vì các bữa ăn nhanh bên ngoài, tốt nhất bạn nên tự chuẩn bị bữa ăn cho chính mình. Các loại thịt chế biến sẵn thường có hàm lượng muối cao, và đôi khi chúng không an toàn cho các mẹ bầu.
    - Các loại rau sống, đồ ăn tái, chưa chín kỹ: Bình thường, bạn hoàn toàn có thể tiêu thụ các thực phẩm này. Tuy nhiên, chúng tiềm ẩn rất nhiều vi khuẩn gây bệnh đường ruột như E.coli, Salmonella… có hại cho thai nhi và sức khỏe bà bầu.
    - Nước ép trái cây: Ăn trái cây được khuyến cáo, nhưng nước ép lại là một lựa chọn tệ hại. Bởi quá trình chế biến đã làm mất hàm lượng chất xơ, khiến đường được hấp thu nhanh hơn.
    - Trứng chưa nấu chín: Trứng cung cấp nguồn protein, vitamin và khoáng chất tuyệt vời cho sức khỏe. Nhưng nếu bạn đang mang thai, bạn hãy chắn chắn các món từ trứng đã được chế biến kỹ và chín hoàn toàn. Bởi vì trứng sống có thể nhiễm Salmonella làm tăng nguy cơ tiêu chảy, nôn, sốt…
    - Cà phê: Tiêu thụ một lượng lớn cà phê trong thời kỳ mang thai làm tăng nguy cơ sẩy thai. Do đó, bạn nên giảm tiêu thụ loại đồ uống này.
    - Cá biển có hàm lượng thủy ngân cao: Phụ nữ mang thai cần tránh cá có hàm lượng thủy ngân cao, vì hóa chất này có khuynh hướng tích tụ trong cơ thể gây hại cho hệ thần kinh. Các loại cá bạn nên tránh: cá mập, cá kiếm, cá ngừ, cá thu…
    - Gan: Vitamin A có nhiều trong gan, nếu ăn một lượng vừa phải có thể giúp thuận lợi cho quá trình phát triển phôi thai. Tuy nhiên, quá nhiều vitamin A có thể làm tăng nguy cơ dị tật thai nhi.
    Bên cạnh chế độ ăn uống, bạn cũng nên duy trì luyện tập thể dục thường xuyên, vừa sức như: đi bộ, ngồi thiền, tránh thức khuya, căng thẳng và duy trì một thể trọng hợp lý.
    Xem thêm: Chế độ ăn cho tiểu đường thai kỳ
    Chúc bạn và thai nhi khỏe mạnh!
  • Icon

    Sữa cho người tiểu đường có tốt hay không?

    6 tháng trước khi khám sức khỏe, tôi phát hiện mình bị bệnh tiểu đường, bác sỹ cho tôi dùng thuốc và hạn chế tinh bột, đường. Vậy tôi có thể uống sữa để nâng cao sức khỏe không? Uống sữa có tốt cho người bệnh tiểu đường không?
    Icon
    Chào bạn,
    Người bệnh tiểu đường vẫn có thể uống sữa và các thực phẩm chế biến từ sữa. Tuy nhiên nên dùng những loại sữa không đường, hay các loại sữa được chế biến đặc biệt cho bệnh tiểu đường.
    - Sữa ít béo, không đường: sữa bò tách béo, sữa dê ít béo, các sản phẩm sữa hữu cơ
    - Nếu bạn không dung nạp lactose hoặc không thích sữa động vật, bạn có thể thử sữa đậu nành bổ sung, sữa gạo hoặc sữa hạnh nhân
    - Sữa chua không đường, ít đường không những cung cấp protein, vitamin D mà còn chứa lượng lớn lợi khuẩn rất tốt cho tiêu hóa.
    Sữa có tốt cho người bệnh tiểu đường không còn tùy thuộc vào thể chất của từng người. Đa số người bệnh vẫn được khuyên cáo nên dùng thêm sữa và các sản phẩm từ sữa để bổ sung dinh dưỡng và canxi cho cơ thể.
    Trước mắt, bạn hoàn toàn có thể uống sữa. Tuy nhiên, thời gian đầu khi sử dụng nên uống một lượng vừa phải để xem xét bạn có khả năng tiêu thụ được hay không. Nếu thấy có biểu hiện dị ứng, đầy trướng, đau bụng, khó tiêu, ợ hơi thì nên ngưng sử dụng. Bạn cũng cần kiểm tra đường huyết sau khi sử dụng sữa từ 1-2h. Nếu có bạn cần giảm lượng sữa hoặc chọn loại sữa khác có hàm lượng đường ít hơn.
    Bạn có thể cập nhật thêm những thông tin bổ ích về chế độ ăn, điều trị bệnh tiểu đường qua đường link chia sẻ dưới đây:
    - Chế độ ăn cho người bệnh tiểu đường type 2
    - Xem bí quyết điều trị bệnh tiểu đường hiệu quả được nhiều người áp dụng thành công
    Chúc bạn khỏe mạnh!
     
  • Icon

    Chế độ ăn cho người tiểu đường có cần kiêng khem tuyệt đối?

    Những người mắc bệnh tiểu đường như tôi có cần kiêng tuyệt đối những thực phẩm nào? Xin chuyên gia giải đáp giùm tôi. Cảm ơn!
    Icon
    Chào bạn,
    Một trong những sai lầm trong quá trình điều trị bệnh tiểu đường, chính là kiêng khem tuyệt đối một hoặc nhiều nhóm thực phẩm. Điều này là hoàn toàn “phản khoa học”. Bạn có thể ăn bất cứ thực phẩm nào mà mình muốn để đảm bảo cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng thiết yếu cho cơ thể. Bởi mỗi nhóm thực phẩm chỉ cung cấp một số dinh dưỡng nhất định, không thể bao hàm được toàn bộ. Tuy nhiên, vấn đề quan trọng là bạn nên ưu tiên chọn lựa và hạn chế nhóm thực phẩm nào.
    Dưới đây là danh sách một số thực phẩm bạn cần hạn chế trong chế độ ăn hàng ngày để đảm bảo duy trì chỉ số đường huyết trong giới hạn mục tiêu:
    - Các loại tinh bột qua chế biến: miến, phở, bún, cơm trắng, khoai tây,…
    - Các loại đường dễ hấp thu như đường mía, đường sữa, đường trái cây (fructose)…
    - Các loại bánh ngọt, bánh kẹo công nghiệp
    - Thức ăn nhanh và đồ ăn chiên xào
    - Da và nội tạng động vật do chúng có chứa một lượng lớn cholesterol, không tốt cho sức khỏe tim mạch
    - Nước ngọt, đồ uống có gas, nước hoa quả đóng chai
    - Mì chính và các chất tạo ngọt nhân tạo
    - Hoa quả khô và các loại hoa quả chứa nhiều đường như chuối, đu đủ, na, nhãn, vải,…
    - Rượu, cà phê và các chất dễ gây kích thích nói chung
    Với những lưu ý trên, bạn hoàn toàn có thể cân đối để chọn lựa thực phẩm để có một bữa ăn lành mạnh.
    Điều trị bệnh tiểu đường phải luôn đảm bảo nguyên tắc theo “tư thế chân kiềng”, có nghĩa là đồng bộ giữa chế độ ăn, tập luyện và dùng thuốc. Bên cạnh đó, nhiều chuyên gia Nội tiết cũng khuyến cáo người bệnh kết hợp sử dụng thêm các sản phẩm bổ trợ để nâng cao hiệu quả điều trị, ngăn ngừa biến chứng. Trên thực tế, giải pháp này cũng đã được nhiều người bệnh áp dụng và chia sẻ có hiệu quả.
    Xem chia sẻ kinh nghiệm trị tiểu đường hiệu quả: ổn định đường huyết, ngừa biến chứng
    Chúc bạn sớm ổn định sức khỏe!