Hỏi đáp với chuyên gia

Câu hỏi chuyên gia

  • Icon

    Đường huyết 5.5, HbA1c 6.6% có mắc tiểu đường hay không?

    Em đi xét nghiệm đường huyết thì chỉ số glucose máu là 5.5 mmol/l đang ở mức bình thường nhưng Hba1c lại cao 6.6%. Như vậy em có bị tiểu đường không ạ?
    Icon
    Chào bạn
    Về mặt nguyên tắc, HbA1c và chỉ số đường huyết đều có giá trị chẩn đoán tiểu đường (đái tháo đường) type 2. Tuy nhiên, không phải lúc nào 2 chỉ số này cũng cùng cao hoặc cùng thấp. Bởi đường huyết đại diện cho lượng đường trong máu tại chính thời điểm đo, còn HbA1c đại diện cho nồng độ glucose máu trong 3 tháng trước đó. Vậy những trường hợp này có bị chẩn đoán tiểu đường hay không? Để giải đáp cho bạn, chúng tôi xin gửi bạn câu trả lời của GS Thái Hồng Quang - Chủ tịch Hội Nội tiết và Đái tháo đường Việt Nam.
    Đường huyết thấp, HbA1c cao có mắc tiểu đường?
    Theo GS Thái Hồng Quang: Trường hợp mà đường huyết thấp nhưng chỉ số HbA1c cao không hiếm trong thực tế. Những trường hợp như vậy bác sĩ sẽ không chẩn đoán ngay mà sẽ phải làm thêm xét nghiệm dung nạp glucose hoặc đo lại đường huyết khi đói. Đặc biệt là nghiệm pháp dung nạp, đây là tiêu chuẩn vàng để chẩn đoán tiểu đường tại nước ta hiện nay. Còn Hba1c ở Việt Nam chủ yếu có giá trị theo dõi hơn là xác định có mắc bệnh hay không?

    Tư vấn của GS Thái Hồng Quang
    Cần làm gì khi đường huyết 5.5, HbA1c 6.6%?
    Để có được kết luận chính xác nhất, bạn sẽ phải quay trở lại bệnh viện để làm thêm xét nghiệm. Nếu kết quả nghiệm pháp dung nạp glucose cao hơn tiêu chuẩn chẩn đoán tiểu đường, điều này mới có nghĩa bạn mắc bệnh. Còn ngược lại, bạn chỉ nằm trong giai đoạn rối loạn dung nạp glucose hay còn gọi là tiền tiểu đường.
    Giai đoạn này điều trị sẽ khác biệt so với khi bạn bị tiểu đường type 2. Bởi giải pháp điều trị chính là điều chỉnh ăn uống, tăng tập luyện hoặc dùng thảo dược chứ không phải thuốc Tây.
    Một số lưu ý giúp bạn đối phó với tình trạng HbA1c cao:
    - Khống chế số lượng thức ăn trong mỗi bữa, làm sao để ½ khẩu phần ăn là rau xanh.
    - Không ăn quá no, nếu thừa cân phải giảm bớt cân nặng.
    - Ăn rau xanh vào đầu bữa, sau đó mới ăn tinh bột.
    - Sắp xếp thời gian để tập thể dục được 30 phút mỗi ngày.
    - Có thể cân nhắc dùng thêm các thảo dược giúp giảm đường huyết sau ăn như Hoài Sơn, Nhàu...
    Ngoài những lưu ý trên, bạn có thể bạn tham khảo thêm trong bài viết: Biện pháp điều trị tiền tiểu đường để tìm thêm các giải pháp hiệu quả khác hoặc gọi cho chúng tôi theo đường dây nóng dưới đây để được tư vấn trực tiếp.

    Chúc bạn sức khỏe!
  • Icon

    Biến chứng tiểu đường trên da: Nhận biết, điều trị như thế nào?

    Tôi bị tiểu đường type 2 được 3 năm. Gần đây thấy da khô ngứa mãi không đỡ nên tôi có đi khám và được chẩn đoán mắc biến chứng tiểu đường trên da. Tôi muốn hỏi tại sao tôi lại bị biến chứng này? Muốn chữa bệnh da tiểu đường thì làm thế nào?
    Icon
    Chào bạn
    Bệnh da tiểu đường là một biến chứng rất phổ biến ở bệnh nhân tiểu đường type 2. Đây là tên gọi chung cho tất cả các vấn đề về da xuất phát từ nguyên nhân đường huyết tăng cao. Theo GS Thái Hồng Quang - Chủ tịch Hội Nội tiết và Đái tháo đường Việt Nam, biến chứng này có thể bị nhầm lẫn với các bệnh da liễu thông thường khiến người bệnh chủ quan và không thăm khám, điều trị sớm.
    Tại sao người tiểu đường bị biến chứng ở da?
    Biến chứng tiểu đường ở da là hệ quả của tổn thương mạch máu và hệ thần kinh do đường huyết cao gây ra. Da bị giảm tiết mồ hôi, giảm tưới máu, sừng hóa và dễ nhiễm nấm, nhiễm khuẩn. Tất cả những tổn thương này thường xảy ra cùng lúc gây ra nhiều triệu chứng khó chịu cho người bệnh.
    Triệu chứng của bệnh da tiểu đường
    GS Thái Hồng Quang cho biết, triệu chứng ban đầu của biến chứng trên da là loạn dưỡng, rối loạn chức năng tiết mồ hôi khiến da bị khô, cứng, móng chân, móng tay dễ gãy. Ngoài ra, người bệnh còn dễ bị nhiễm khuẩn, nhiễm nấm, gây ngứa ngáy khó chịu. Biến chứng này không đe dọa trực tiếp tới tính mạng nhưng ảnh hưởng rất lớn tới chất lượng cuộc sống của người bệnh tiểu đường type 2.

    GS Thái Hồng Quang tư vấn về bệnh da ở bệnh nhân tiểu đường.

    Làm sao để kiểm soát biến chứng tiểu đường ở da?
    Tùy theo triệu chứng mà bệnh da tiểu đường sẽ được điều trị theo cách khác nhau. Nếu nhiễm nấm, người bệnh sẽ được kê đơn thuốc kháng nấm. Trường hợp ngứa da như bạn gặp phải, thuốc kháng histamin là lựa chọn hiệu quả. Tuy nhiên, các giải pháp này chỉ giải quyết được phần ngọn, không xử lý được nguyên nhân gây ra biến chứng trên da.
    Do vậy, ngoài việc dùng thuốc do bác sĩ da liễu kê đơn, bạn cần kết hợp thêm với các giải pháp sau:


    - Giữ đường huyết ổn định trong giới hạn cho phép. Biện pháp này mặc dù không giúp giảm nhanh các triệu chứng, nhưng sẽ tránh biến chứng tiến triển nặng.
    - Giữ ẩm cho da, nếu da bị khô nên dùng kem dưỡng hàng ngày. Lưu ý khi thoa tránh các kẽ chân, kẽ tay.
    - Sử dụng thêm sản phẩm chuyên biệt cho biến chứng tiểu đường như tpbvsk Hộ Tạng Đường. Đây cũng là lựa chọn đã giúp bác Nhan Thiên Trang và nhiều bệnh nhân tiểu đường khác cải thiện được các biến chứng ở da. Bạn có thể lắng nghe chia sẻ của bác Trang TẠI ĐÂY để hiểu thêm về giải pháp này.


    Chúng tôi tin rằng, nếu áp dụng các biện pháp nêu trên, vấn đề về da do biến chứng bệnh tiểu đường mà bạn đang gặp phải sẽ được cải thiện nhanh chóng.
    Chúc bạn sức khỏe!


  • Icon

    Tiểu đường thai kỳ ăn uống, điều trị ra sao để bảo vệ thai nhi?

    Bị tiểu đường thai kỳ thì phải điều trị, ăn uống ra sao ạ? Nếu điều trị tốt thì em có thể sinh thường được không? Em đi xét nghiệm dung nạp glucose tại bệnh viện thì bác sĩ nói chỉ có 1 chỉ số cao hơn mức cho phép thôi ạ.
    Icon
    Chào bạn
    Tiểu đường thai kỳ là một bệnh lý khá phổ biến ở nước ta, xảy ra từ tuần 24 - 28 của thai kỳ do sự thay đổi hormone trong cơ thể người mẹ làm đường huyết tăng cao trên mức cho phép.
    Bệnh thường không có biểu hiện đặc trưng và được phân thành 2 dạng:
    1. Bị tiểu đường trước khi có thai.
    2. Có thai mới phát hiện mắc tiểu đường.
    Mỗi dạng sẽ được điều trị theo những cách khác nhau. Do không biết bạn thuộc đối tượng nào nên chúng tôi sẽ đưa ra cách điều trị cho cả 2 trường hợp này.
    Điều trị cho người mẹ đã bị tiểu đường trước khi có thai
    Theo GS Thái Hồng Quang - Chủ tịch Hội Nội tiết và Đái tháo đường Việt Nam, những người bị tiểu đường trước khi có thai phải được chuyển từ thuốc uống sang thuốc tiêm. Mặc dù một số nước trên thế giới có cho phép dùng Metformin, nhưng để an toàn nhất, các bà mẹ nên tiêm insulin sẽ tốt hơn. Liều tiêm, cách tiêm insulin như thế nào các thai phụ sẽ được bác sĩ hướng dẫn. Không nên tự ý điều chỉnh, rất nguy hiểm cho cả mẹ và con.

    GS Thái Hồng Quang tư vấn về tiểu đường (đái tháo đường) thai kỳ
    Điều trị cho người mẹ phát hiện tiểu đường khi mang thai
    Trường hợp này chủ yếu sẽ sử dụng các biện pháp không dùng thuốc trước (ăn uống, vận động hợp lý). Sau đó, nếu đường huyết không giảm, bác sĩ mới cho tiêm insulin. GS Thái Hồng Quang nhấn mạnh, với người mẹ phát hiện tiểu đường trong khi mang thai thì ăn uống, luyện tập mới là giải pháp chính, chứ không phải thuốc điều trị.
    Tiểu đường thai kỳ nên ăn gì?
    Để đảm bảo dinh dưỡng cho cả mẹ và bé trong quá trình mang thai, người mẹ bị tiểu đường thai kỳ nên tuân thủ một số lưu ý sau:
    - Ăn sáng đầy đủ với
    - Cắt giảm chứ không kiêng tuyệt đối tinh bột cơm/bún/miến/phở…
    - Ăn trái cây tươi thay vì nước ép.
    - Hạn chế ăn đồ chế biến sẵn.
    - Chia nhỏ bữa ăn trong ngày từ 3 thành 5 bữa.
    - Ăn thức ăn chứa ít chất béo như cá, thịt nạc…
    - Theo dõi cân nặng và đường huyết thường xuyên.
    Ngoài chế độ ăn, đi dạo hay vận động nhẹ nhàng hàng ngày cũng giúp bạn kiểm soát đường huyết và bảo vệ thai nhi tốt hơn. Nếu đường huyết ổn định, bạn hoàn toàn có thể sinh thường mẹ tròn con vuông.
    Thân mến!
    Bạn có thể quan tâm:
    Tiểu đường thai kỳ có nguy hiểm không? Có ảnh hưởng tới thai nhi?
  • Icon

    Dấu hiệu tăng đường huyết cấp cứu và cách phòng tránh

    Ba em mới phải nhập viện cấp cứu vì chỉ số đường huyết đột ngột tăng cao lên hơn 320 mg/dl. Mặc dù hiện tại sức khỏe ông đã hồi phục nhưng em vẫn lo lắng. Không biết có dấu hiệu giúp cảnh báo sớm hoặc có cách gì phòng tránh tình trạng này không ạ?
    Icon
    Chào bạn
    Tăng đường huyết cấp cứu là tình trạng chỉ số đường trong máu lên cao đột ngột. Biến chứng cấp tính này khá nguy hiểm, có thể gây Nhiễm toan ceton, hôn mê. Rất may là biến chứng này có thể phòng tránh được từ sớm.
    Sau đây GS Thái Hồng Quang - Chủ tịch Hội Nội tiết và Đái tháo đường Việt Nam, sẽ giúp bạn giải đáp về dấu hiệu cũng như cách ngăn ngừa tình trạng đường huyết đột ngột tăng quá cao.
    Dấu hiệu tăng đường huyết cấp cứu
    Dấu hiệu tăng đường huyết cấp cứu sẽ khác với các triệu chứng cảnh báo đường trong máu cao thông thường. Khi đường huyết chỉ hơi tăng so với giới hạn cho phép, người bệnh sẽ chỉ thấy một vài triệu chứng như tăng số lần đi tiểu, hay thấy khát, ăn nhiều, sút cân. Nhưng nếu có cơn tăng đường huyết đột ngột, bác trai sẽ thấy đói cồn cào, rất khát kèm theo dấu hiệu mệt, đau bụng, đặc biệt là hơi thở có mùi trái cây lên men. Ngay khi có dấu hiệu này, người bệnh phải tới bệnh viện để được bác sĩ hỗ trợ xử trí. 
    Để hiểu rõ hơn về các triệu chứng tăng đường huyết, bạn có thể lắng nghe tư vấn cụ thể của GS T. H. Quang trong video dưới đây:


    GS. Thái Hồng Quang chỉ ra 5 dấu hiệu tăng đường huyết thông thường và cấp cứu.
    Cách phòng tránh tăng đường huyết đột ngột
    Một số biện pháp khắc phục sau đây có thể giúp bác trai phòng ngừa biến chứng tăng đường huyết cấp tính hay nhiễm toan ceton do đái tháo đường:
    - Kiểm soát tốt chỉ số đường huyết bằng, tập luyện thường xuyên và dùng thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ.
    - Theo dõi đường huyết thường xuyên, đặc biệt trong những ngày bị ốm.
    - Nếu đường huyết trên 250 mg/dl, dừng các hoạt động trong ngày và tới bệnh viện kiểm tra ceton máu/nước tiểu.
    Ngoài ra, bạn có thể cho bố dùng thêm các sản phẩm hỗ trợ từ thảo dược có tác dụng ổn định đường huyết, từ đó giảm nguy cơ lượng đường trong máu tăng hạ thất thường. Thông tin cụ thể về giải pháp này, bạn có thể tham khảo thêm trong bài viết sau:
    Xem thêm:
    Chia sẻ của người bệnh: Cách chữa tiểu đường hiệu quả
    Giảm đường huyết tự nhiên: Những giải pháp hiệu quả
    Chúc bạn và gia đình sức khỏe!
  • Icon

    [Hỏi đáp chuyên gia] Nguyên nhân hạ đường huyết ở người tiểu đường

    Tại sao người tiểu đường có đường huyết cao vẫn bị hạ đường huyết? Đường huyết của em sau khi uống thuốc điều trị bình thường là 6.5 mmol/l nhưng sáng nay bị tụt xuống 3.9 mmol/l.
    Icon
    Chào bạn
    Người tiểu đường có thể bị hạ đường huyết do nhiều nguyên nhân. Tuy nhiên theo GS Thái Hồng Quang - Chủ tịch Hội Nội tiết và Đái tháo đường Việt Nam, có 2 nguyên nhân sau đây rất hay gây tụt đường huyết.
    Hạ đường huyết do dùng thuốc sai cách
    Điều này hay xảy ra ở người tiêm insulin. Bởi loại thuốc này có tác dụng khá mạnh và nhanh, nếu quá liều chắc chắn đường huyết sẽ tụt xuống thấp. Người tiểu đường type 2 thì chủ yếu bị hạ đường huyết do uống thuốc điều trị khi đói, hoặc do thấy đường huyết cao tự ý gấp đôi liều thuốc lên.
    Hạ đường huyết do hoạt động quá sức
    Những người tập thể dục cường độ cao như đánh tennis mà không theo dõi glucose máu trước khi tập thì có thể bị tụt đường huyết rất nguy hiểm. Việc đo đường huyết trước tập sẽ giúp người bệnh quyết định có nên tiếp tục tập luyện hay không. Nếu lượng đường trong máu thấp cần ăn nhẹ trước 30 phút.

    GS Thái Hồng Quang giải đáp tại sao người tiểu đường bị hạ đường huyết.
    Trường hợp của bạn nếu không rơi vào 2 lý do kể trên, bạn có thể xem lại chế độ ăn hoặc gọi bác sĩ để được giảm liều thuốc hiện tại.
    Nên ăn gì để khắc phục nhanh hạ đường huyết?
    Việc điều trị hạ đường huyết bằng cách ăn uống thực phẩm chứa 15g đường sẽ áp dụng cho các trường hợp người bệnh còn tỉnh táo. Ngay khi có dấu hiệu hoa mắt, vã mồ hôi, mệt, run chân tay… hoặc kiểm tra thấy đường huyết dưới 4 mmol/l, bạn cần uống ngay 1 cốc nước đường hoặc 1 ly sữa, vài chiếc kẹo hoặc 2 thìa mật ong. Chờ 15 phút và đo lại đường huyết. Nếu đường huyết vẫn không tăng, lặp lại việc ăn 15g đường và theo dõi. Cấp cứu tại bệnh viện sẽ áp dụng khi bệnh nhân không còn tỉnh táo hoặc thực hiện 2 lần ăn/ uống 15g đường mà đường huyết vẫn không tăng trở lại.
    Đa số trường hợp người bệnh sẽ thấy bình thường sau khi cho sử dụng 15g đường. Tuy nhiên, nếu tình trạng này xảy ra thường xuyên sẽ không tốt. Khi này, bạn cần trao đổi với bác sĩ để điều chỉnh kế hoạch điều trị.
    Chúc bạn sức khỏe!
    Xem thêm:
    Hạ đường huyết có nguy hiểm không?
  • Icon

    Hậu quả của biến chứng thần kinh tự chủ do tiểu đường là gì?

    Em đọc báo thì thấy có ghi “Biến chứng thần kinh tự chủ có thể gây ra nhiều rủi ro cho người bệnh tiểu đường trên hầu hết các cơ quan trong cơ thể như tiêu hóa, tiết niệu, tim mạch…” Vậy cụ thể hậu quả của biến chứng này là gì ạ?
    Icon
    Chào bạn
    Biến chứng thần kinh do bệnh tiểu đường thường được chia làm 3 loại là thần kinh tự chủ, thần kinh ngoại biên và thần kinh xa gốc đối xứng. Trong đó, thần kinh tự chủ là có ảnh hưởng rộng khắp. Bởi đây là đầu não kiểm soát hoạt động của các cơ quan nội tạng.
    Hậu quả của biến chứng thần kinh tự chủ
    GS Thái Hồng Quang - Chủ tịch Hội Nội tiết và Đái tháo đường Việt Nam cho biết: Biến chứng thần kinh tự chủ sẽ được biểu hiện bằng sự rối loạn chức năng các cơ quan nội tạng. Ví dụ như rối loạn tiết niệu, bệnh nhân đi tiểu thất thường. Rối loạn tiêu hóa gây nôn, buồn nôn, đau thượng vị… Quan trọng nhất là bạn có thể bị rối loạn thần kinh giao cảm và phó giao cảm của tim khiến nhịp tim thay đổi. Để hiểu rõ hơn về biến chứng này, bạn có thể tham khảo video tư vấn chi tiết dưới đây:

    GS Thái Hồng Quang làm rõ các rủi ro khi biến chứng thần kinh tự chủ phát hiện muộn.
    Giải pháp phòng ngừa biến chứng thần kinh tự chủ
    Bạn có thể ngăn ngừa biến chứng thần kinh tự chủ nói riêng và các biến chứng tiểu đường nói chung bằng cách kết hợp nhiều giải pháp điều trị cùng lúc. Cụ thể là:
    - Duy trì lối sống lành mạnh: thể dục hàng ngày, hạn chế rượu bia, không hút thuốc lá.
    - Ăn uống có kiểm soát, giảm chất bột đường, tăng rau xanh và chia nhỏ bữa ăn.
    - Tuân thủ chỉ định của bác sĩ.
    Ngoài ra, bạn có thể tham khảo sử dụng tpbvsk Hộ Tạng Đường. Nhờ mạng lưới chống oxy hóa mạnh mẽ có thể thấm tốt vào các mô thần kinh, Hộ Tạng Đường không chỉ giúp phòng ngừa mà còn giúp cải thiện các triệu chứng do biến chứng thần kinh tiểu đường gây ra.
    Rất nhiều người bệnh tiểu đường đã sử dụng sản phẩm và đạt hiệu quả ngoài mong đợi, ví dụ như trường hợp của bác Đỗ Thị Hợp, bác Nhan Thiên Trang... trong bài viết sau đây:
    Kinh nghiệm ổn định đường huyết và giảm nhẹ biến chứng tiểu đường
    Chúc bạn sức khỏe!
  • Icon

    Dấu hiệu nhận biết sớm biến chứng thần kinh của bệnh tiểu đường

    Tôi bị tê bì nhẹ có phải là dấu hiệu của biến chứng thần kinh tiểu đường không? Triệu chứng nhận biết biến chứng này là gì?
    Icon
    Chào bạn
    Biến chứng thần kinh là một trong những biến chứng tiểu đường thường gặp. Biến chứng này thường được phân loại thành 2 nhóm chính: thần kinh tự chủ và thần kinh ngoại biên. Tùy theo vị trí tổn thương ngoại biên hay tự chủ mà biến chứng thần kinh của bệnh tiểu đường sẽ có những dấu hiệu khác nhau: Tê bì, châm chích, khô ngứa da, rối loạn cương hay táo lỏng thất thường...
    Triệu chứng của biến chứng thần kinh tự chủ
    Bản chất thần kinh tự chủ là hệ thần kinh nội tạng, do đó khi bị biến chứng, rất nhiều cơ quan chịu ảnh hưởng. Biểu hiện của biến chứng này bao gồm:
    - Đi tiểu thất thường.
    - Nôn/buồn nôn, trướng bụng, đau thượng vị.
    - Khô ngứa da, giảm tiết mồ hôi.
    - Nhịp tim nhanh khi nghỉ….
    Dưới đây là tư vấn cụ thể của GS Thái Hồng Quang - Chủ tịch Hội Nội tiết và Đái tháo đường Việt Nam về biến chứng này, bạn có thể tham khảo.

    GS Thái Hồng Quang tư vấn biến chứng thần kinh.
    Dấu hiệu của biến chứng thần kinh ngoại biên.
    Khác với biến chứng mạch máu hay thần kinh tự chủ, biến chứng thần kinh ngoại biên chủ yếu gây ra triệu chứng tê bì, châm chích, nóng rát gan bàn tay bàn chân, cảm giác kiến bò trên da. Nguyên nhân là do tế bào thần kinh bị tổn thương và bản thân quá trình dẫn truyền cảm giác từ não bộ đến các chi cũng bị gián đoạn.
    Trường hợp của bạn, bạn đang có những dấu hiệu đầu tiên của biến chứng này. Bạn nên bắt đầu có giải pháp ngăn chặn ngay từ thời điểm hiện tại, tránh khi biến chứng tiến triển nặng gây giảm cảm giác nhận biết, khiến bạn có thể bị những vết thương, vết loét chân nhiễm trùng nặng không rõ nguyên nhân.
    Điều trị biến chứng thần kinh tiểu đường
    GS Thái Hồng Quang nhấn mạnh: Điều trị biến chứng do tiểu đường gây ra không đơn thuần là kiểm soát đường huyết. Ví dụ như bị biến chứng ngoại biên, bác sĩ sẽ phải cân nhắc kê thêm thuốc bảo vệ tế bào thần kinh, giảm đau, giảm bỏng rát và tránh bệnh trở nặng chứ không chỉ cho thuốc hạ đường huyết là xong.
    Bạn có chia sẻ rằng mình chỉ bị tê bì nhẹ, trường hợp này thì chưa nhất thiết phải kê đơn nhiều thuốc, nhưng để giảm triệu chứng thì bạn nên thực hiện một số lưu ý sau:
    - Theo dõi đường huyết thường xuyên, nếu cao phải báo cho bác sĩ để bác sĩ chỉnh liều thuốc hạ đường huyết. Vì đường trong máu càng cao, tê bì càng nặng.
    -  Xoa bóp, chườm ấm vùng tê để kích thích thần kinh, tăng lưu thông máu.
    - Vận động nhẹ nhàng hàng ngày: Bạn bị tê bì nhẹ nên các bài tập như đạp xe, đi bộ sẽ rất tốt, vừa giảm được đường huyết về lâu dài còn hỗ trợ giảm tê.
    Trong những năm gần đây, các thầy thuốc đã ứng dụng những hoạt chất chống oxy hóa chiết xuất từ thiên nhiên như Câu kỷ tử, Nhàu, Alpha lipoic acid để điều trị bệnh thần kinh tiểu đường và thu được nhiều tín hiệu đáng mừng. Sau khi người bệnh sử dụng giải pháp này kết hợp thuốc tây, các triệu chứng tê bì, châm chích, bỏng rát giảm tốt, các chỉ số HbA1c, đường huyết cũng ổn định hơn.
    “Kiên trì sử dụng tpbvsk Hộ Tạng Đường, một sản phẩm tiên phong ứng dụng Câu kỷ tử, Nhàu, Alpha lipoic acid tại Việt Nam, bác Đỗ Thị Hợp vui mừng nhận ra bản thân đã đi đúng hướng: “Chân tay ít bị tê bì hơn, ngón tay cũng không còn lúc nào cũng co quặp như trước. Nhất là những cơn cơn chuột rút ban đêm giảm hẳn, tôi ngủ được ăn được.”
    Không chỉ bác Hợp, nhiều người bệnh tiểu đường khác cũng đã sử dụng Hộ Tạng Đường và phản hồi tích cực. Bạn có thể lắng nghe chia sẻ của họ TẠI ĐÂY.
    Ngoài ra, bạn có thể gọi cho chúng tôi theo đường dây nóng 0936 057 996 - 0962 326 300 để được tư vấn hỗ trợ thêm.

    Chúc bạn sức khỏe!
  • Icon

    Chỉ số đường huyết an toàn ở người tiểu đường mới mắc và lâu năm

    Thưa chuyên gia, chỉ số đường huyết an toàn ở người bệnh tiểu đường là bao nhiêu? Tôi 65 tuổi, mắc tiểu đường 15 năm thì hạ xuống mức nào là ổn?
    Icon
    Chào bác
    Chỉ số đường huyết là một chỉ tiêu giúp người bệnh tiểu đường đánh giá hiệu quả điều trị. Tuy nhiên, không phải trường hợp nào nào mức glucose máu an toàn cũng cố định.
    Để giúp bác hiểu rõ hơn về vấn đề này, sau đây, chúng tôi xin gửi tới bác câu trả lời của GS Thái Hồng Quang - Chủ tịch Hội Nội tiết và Đái tháo đường Việt Nam:
    Chỉ số đường huyết an toàn thay đổi ở mỗi người bệnh
    GS Thái Hồng Quang cho biết: Tiêu chuẩn an toàn chung là chỉ số đường huyết lúc đói dưới 7 mmol/l, sau ăn 2h dưới 10 mmol/l. Nhưng trong điều trị bệnh tiểu đường, có một nguyên tắc rất quan trọng là cá thể hóa người bệnh. Tức là chúng ta không nhìn chung chung vào bệnh, mà phải dựa trên tình trạng sức khỏe của mỗi người. Mục tiêu điều trị cho người mới mắc bao giờ cũng khắt khe hơn người lâu năm, người trẻ sẽ thấp hơn người già.
    Ví dụ: một người 50 tuổi, bác sĩ có thể cho họ nhiều loại thuốc để đưa nồng độ glucose xuống 7 hoặc HbA1c xuống 6.5%. Thế nhưng với các trường hợp 60-70 tuổi bị bệnh đã lâu, có kèm rất nhiều bệnh mãn tính, nếu tôi cho thuốc hạ glucose máu xuống 7 mmol/l hoặc HbA1c xuống 6,5% người bệnh sẽ bị hạ đường huyết cấp tính rất nguy hiểm.

    GS Thái Hồng Quang tư vấn về chỉ số đường huyết an toàn.
    Trường hợp của bác vì không biết mức độ biến chứng và đáp ứng với thuốc của bác ra sao nên khó đưa ra con số chính xác. Nhưng nếu bác hạ đường huyết lúc đói dưới 7 mmol/l mà không thấy mệt, choáng, bủn rủn chân tay gì thì có thể tiếp tục giữ mục tiêu này.
    Cách giữ đường huyết ổn định trong vùng an toàn
    Bên cạnh việc dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ, bác nên áp dụng thêm những giải pháp sau đây để đường huyết được luôn được giữ trong giới hạn cho phép.
    - Chia nhỏ bữa ăn trong ngày thành 5-6 bữa nhỏ thay vì chỉ ăn 3 bữa chính. Điều này sẽ giúp bạn vừa ít có cảm giác đói mà đường huyết vẫn không tăng cao.
    - Ăn rau xanh vào đầu mỗi bữa ăn. Rau xanh giúp làm chậm quá trình hấp thu đường, đồng thời gián tiếp giúp giảm lượng thức ăn tinh bột nạp vào trong mỗi bữa.
    - Giảm tinh bột nhưng không nhịn ăn. Nhịn ăn đặc biệt nhịn ăn sáng sẽ tạo phản ứng ngược làm tăng tình trạng kháng insulin, từ đó khiến đường huyết dao động thất thường.
    - Không nghỉ tập thể dục quá 2 ngày/ tuần. Tập thể dục quan trọng nhất là phải duy trì hàng ngày. Bạn không cần tập với cường độ quá cao nhưng thực hiện mỗi ngày sẽ giúp bạn đạt được lợi ích tối đa của giải pháp này.
    Nhiều người bệnh cũng đã tìm đến các sản phẩm hỗ trợ dành riêng cho người tiểu đường để tăng hiệu quả điều trị. Đây cũng là một lựa chọn tốt, đặc biệt với các trường hợp mắc tiểu đường đã lâu, nguy cơ biến chứng trên các cơ quan cao hơn các trường hợp mới mắc.
    Bác có thể tham khảo sử dụng tpbvsk Hộ Tạng Đường. Sản phẩm đã được nghiên cứu tại TT Oxy Cao Áp Tp HCM và nhiều chuyên gia người bệnh công nhận về khả năng giúp ổn định đường huyết và phòng ngừa biến chứng.
    Thông tin cụ thể về sản phẩm này, bác tham khảo thêm trong bài viết sau:
    http://bienchungtieuduong.vn/bai-viet/phuong-phap-dieu-tri/tpcn-ho-tang-duong-va-nhung-loi-ich-cho-benh-tieu-duong.html
    Nếu có vấn đề gì phân vân trong quá trình điều trị, bác có thể gọi cho chúng tôi theo đường dây nóng 0936057996  hoặc 0962 326 300.

    Chúc bác sức khỏe!