Chào bạn
Tiểu đường thai kỳ là một bệnh lý khá phổ biến ở nước ta, xảy ra từ tuần 24 - 28 của thai kỳ do sự thay đổi hormone trong cơ thể người mẹ làm đường huyết tăng cao trên mức cho phép.
Bệnh thường không có biểu hiện đặc trưng và được phân thành 2 dạng:
1. Bị tiểu đường trước khi có thai.
2. Có thai mới phát hiện mắc tiểu đường.
Mỗi dạng sẽ được điều trị theo những cách khác nhau. Do không biết bạn thuộc đối tượng nào nên chúng tôi sẽ đưa ra cách điều trị cho cả 2 trường hợp này.
Theo GS Thái Hồng Quang - Chủ tịch Hội Nội tiết và Đái tháo đường Việt Nam, những người bị tiểu đường trước khi có thai phải được chuyển từ thuốc uống sang thuốc tiêm. Mặc dù một số nước trên thế giới có cho phép dùng Metformin, nhưng để an toàn nhất, các bà mẹ nên tiêm insulin sẽ tốt hơn. Liều tiêm, cách tiêm insulin như thế nào các thai phụ sẽ được bác sĩ hướng dẫn. Không nên tự ý điều chỉnh, rất nguy hiểm cho cả mẹ và con.
GS Thái Hồng Quang tư vấn về tiểu đường (đái tháo đường) thai kỳ
Trường hợp này chủ yếu sẽ sử dụng các biện pháp không dùng thuốc trước (ăn uống, vận động hợp lý). Sau đó, nếu đường huyết không giảm, bác sĩ mới cho tiêm insulin. GS Thái Hồng Quang nhấn mạnh, với người mẹ phát hiện tiểu đường trong khi mang thai thì ăn uống, luyện tập mới là giải pháp chính, chứ không phải thuốc điều trị.
Để đảm bảo dinh dưỡng cho cả mẹ và bé trong quá trình mang thai, người mẹ bị tiểu đường thai kỳ nên tuân thủ một số lưu ý sau:
- Ăn sáng đầy đủ với
- Cắt giảm chứ không kiêng tuyệt đối tinh bột cơm/bún/miến/phở…
- Ăn trái cây tươi thay vì nước ép.
- Hạn chế ăn đồ chế biến sẵn.
- Chia nhỏ bữa ăn trong ngày từ 3 thành 5 bữa.
- Ăn thức ăn chứa ít chất béo như cá, thịt nạc…
- Theo dõi cân nặng và đường huyết thường xuyên.
Ngoài chế độ ăn, đi dạo hay vận động nhẹ nhàng hàng ngày cũng giúp bạn kiểm soát đường huyết và bảo vệ thai nhi tốt hơn. Nếu đường huyết ổn định, bạn hoàn toàn có thể sinh thường mẹ tròn con vuông.
Thân mến!
Bạn có thể quan tâm:
Tiểu đường thai kỳ có nguy hiểm không? Có ảnh hưởng tới thai nhi?