Dấu hiệu tăng đường huyết cấp cứu và cách phòng tránh

  • Icon

    Ba em mới phải nhập viện cấp cứu vì chỉ số đường huyết đột ngột tăng cao lên hơn 320 mg/dl. Mặc dù hiện tại sức khỏe ông đã hồi phục nhưng em vẫn lo lắng. Không biết có dấu hiệu giúp cảnh báo sớm hoặc có cách gì phòng tránh tình trạng này không ạ?

    Icon

    Chào bạn

    Tăng đường huyết cấp cứu là tình trạng chỉ số đường trong máu lên cao đột ngột. Biến chứng cấp tính này khá nguy hiểm, có thể gây Nhiễm toan ceton, hôn mê. Rất may là biến chứng này có thể phòng tránh được từ sớm.

    Sau đây GS Thái Hồng Quang - Chủ tịch Hội Nội tiết và Đái tháo đường Việt Nam, sẽ giúp bạn giải đáp về dấu hiệu cũng như cách ngăn ngừa tình trạng đường huyết đột ngột tăng quá cao.

    Dấu hiệu tăng đường huyết cấp cứu

    Dấu hiệu tăng đường huyết cấp cứu sẽ khác với các triệu chứng cảnh báo đường trong máu cao thông thường. Khi đường huyết chỉ hơi tăng so với giới hạn cho phép, người bệnh sẽ chỉ thấy một vài triệu chứng như tăng số lần đi tiểu, hay thấy khát, ăn nhiều, sút cân. Nhưng nếu có cơn tăng đường huyết đột ngột, bác trai sẽ thấy đói cồn cào, rất khát kèm theo dấu hiệu mệt, đau bụng, đặc biệt là hơi thở có mùi trái cây lên men. Ngay khi có dấu hiệu này, người bệnh phải tới bệnh viện để được bác sĩ hỗ trợ xử trí. 

    Để hiểu rõ hơn về các triệu chứng tăng đường huyết, bạn có thể lắng nghe tư vấn cụ thể của GS T. H. Quang trong video dưới đây:


    GS. Thái Hồng Quang chỉ ra 5 dấu hiệu tăng đường huyết thông thường và cấp cứu.

    Cách phòng tránh tăng đường huyết đột ngột

    Một số biện pháp khắc phục sau đây có thể giúp bác trai phòng ngừa biến chứng tăng đường huyết cấp tính hay nhiễm toan ceton do đái tháo đường:

    - Kiểm soát tốt chỉ số đường huyết bằng, tập luyện thường xuyên và dùng thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ.

    - Theo dõi đường huyết thường xuyên, đặc biệt trong những ngày bị ốm.

    - Nếu đường huyết trên 250 mg/dl, dừng các hoạt động trong ngày và tới bệnh viện kiểm tra ceton máu/nước tiểu.

    Ngoài ra, bạn có thể cho bố dùng thêm các sản phẩm hỗ trợ từ thảo dược có tác dụng ổn định đường huyết, từ đó giảm nguy cơ lượng đường trong máu tăng hạ thất thường. Thông tin cụ thể về giải pháp này, bạn có thể tham khảo thêm trong bài viết sau:

    Xem thêm:

    Chia sẻ của người bệnh: Cách chữa tiểu đường hiệu quả

    Giảm đường huyết tự nhiên: Những giải pháp hiệu quả

    Chúc bạn và gia đình sức khỏe!

Câu hỏi chuyên gia