Hỏi đáp với chuyên gia

Câu hỏi chuyên gia

  • Icon

    Người tiểu đường cần ăn gì và kiêng ăn gì?

    Chào chuyên gia, tôi mới bị tiểu đường và được bác sĩ khuyên nên kiểm soát và thay đổi chế độ dinh dưỡng hàng ngày. Vậy tôi muốn hỏi chuyên gia người mắc tiểu đường nên ăn gì và kiêng ăn gì?
    Icon
    Trả lời:

    Chào bạn.

    Chế độ ăn đóng vai trò quan trọng trong kiểm soát chỉ số đường huyết của người tiểu đường. Do đó, bạn cần có một chế độ ăn đảm bảo cung cấp dinh dưỡng, đủ về số lượng và chất lượng, vừa có thể cân bằng đường huyết. 

    Trong bữa ăn hàng ngày bạn nên chú ý nhóm các thức ăn sau:


    Nhóm đường bột: Bao gồm các loại ngũ cốc nguyên hạt, đậu đỗ, gạo còn vỏ cám, rau củ… Nên được chế biến bằng cách nấu đơn giản như hấp, luộc, nướng, hạn chế tối đa rán, xào... Nên hạn chế khoai, sắn, ngô nhóm thực phẩm này cũng cung cấp khá nhiều tinh bột. Bạn nên tránh trong một bữa ăn không nên có 2 nhóm thực phẩm chứa nhiều tinh bột.
    Nhóm protein: Người bệnh tiểu đường nên ăn các loại hải sản, thịt nạc, thịt gia cầm bỏ da, thịt lọc bỏ mỡ, các loại đậu đỗ... . Chế biến đơn giản như hấp, luộc, áp chảo nhằm loại bớt mỡ.
    Nhóm Lipi: Các thực phẩm có chất béo không bão hòa được ưu tiên trong chế độ ăn của người bệnh tiểu đường như dầu đậu nành, vừng, dầu cá, mỡ cá, olive...
    Nhóm chất xơ: Người tiểu đường nên ăn rau xanh, đặc biệt rau xanh nên chiếm 50% khẩu phần ăn. Ngoài ra cách chế biến nên đơn giản như ăn sống, hấp, luộc, rau trộn nhưng không nên sử dụng nhiều loại sốt có chất béo.
    Nhóm vitamin: Bổ sung các trái cây tươi hàng ngày để cung cấp nhiều vitamin cho cơ thể. Tuy nhiên cần lưu ý hạn chế tối đa các loại hoa quả ngọt như: Sầu riêng, xoài, mít, na, lê,... Đồng thời hạn chế các loại hoa quả đóng hộp và sấy khô.


    Ngoài việc cần điều chỉnh chế độ ăn uống bạn cần chú ý tập luyện thể dục thể thao vừa sức và kết hợp dùng thuốc theo đúng liệu trình điều trị mà bác sĩ đã kê cho bạn sử dụng

    Bên cạnh đó, bạn nên kết hợp sử dụng sản phẩm Hộ Tạng Đường cùng với thuốc tây y đang điều trị. Hộ Tạng Đường với các thành phần từ thảo dược như: Mạch môn, Hoài Sơn, Nhàu… giúp hạ và ổn định đường huyết, đặc biệt phòng ngừa được các biến chứng lên mắt, thận, tim mạch, thần kinh mà tiểu đường gây ra.

    Trên đây là những giải đáp các băn khoăn về “người tiểu đường nên ăn gì và kiêng gì”  Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc hay băn khoăn gì bạn đừng ngần ngại hãy để lại bình luận hoặc gọi đến số 0936.057.996 để các chuyên gia tư vấn và giải đáp. Chúng tôi luôn sẵn sàng hỗ trợ bạn

    Chúc bạn sức khỏe!

    —-------------------

    Có Hộ Tạng Đường, không lo biến chứng tiểu đường, thần kinh tim mạch đái đường sợ chi. Sản phẩm có bán tại các nhà thuốc trên toàn quốc
  • Icon

    Mua bút tiêm insulin ở đâu?

    Chào chuyên gia, tôi muốn hỏi mua bút tiêm insulin , không biết mua ở đâu? Cảm ơn
    Icon
    Chào bạn,

    Để hỏi mua bút tiêm Insulin bạn có thể ra các nhà thuốc lớn hỏi mua, đồng thời bạn nên lưu ý:

    - Tham khảo ý kiến bác sĩ về việc lựa chọn bút tiêm trùng đơn vị cùng với thuốc tiêm.

    - Kiểm tra hạn sử dụng của bút tiêm

    - Kiểm tra chất lượng insulin trong bút: Nếu insulin đã bị đổi màu, vón cục hay đông cứng thì không nên mua.

    Không rõ chỉ số đường huyết hiện tại của bạn là bao nhiêu, bạn có biểu hiện biến chứng nào như ngứa da, tê bì, tiểu đêm, mắt mờ không?

    Bạn chia sẻ thêm thông tin tình trạng bệnh hoặc băn khoăn chúng tôi hỗ trợ giải đáp cho bạn nhé.

    Thân mến!
  • Icon

    Tê bì chân tay có phải biến chứng của bệnh tiểu đường không?

    Tôi bị tê bì chân tay có phải biến chứng của tiểu đường không? Xin được tư vấn
    Icon
    Chào bạn

    Tình trạng tê bì chân tay ở người tiểu đường có thể do nhiều nguyên nhân gây ra. Chẳng hạn như:

    - Các bệnh lý về xương khớp: Người tiểu đường thường có nguy cơ bị thoái hóa khớp cao hơn. Khi xương khớp thoái hóa sẽ chèn ép vào dây thần kinh và gây tê, thường gặp nhất là dọc cánh tay, cẳng chân.

    - Thiếu vitamin B12: B12 có liên quan đến sự phát triển của tế bào thần kinh ngoại biên. Vì vậy thiếu vitamin B12 cũng gây ra các triệu chứng đau, tê tương tự nhiều bệnh lý thần kinh ngoại biên khác.

    - Hội chứng ống cổ tay: Do dây thần kinh ở cẳng tay và bàn tay bị chèn ép gây tê.

    Tuy nhiên, nguyên nhân phổ biến nhất khiến người tiểu đường bị tê bì chân tay vẫn là biến chứng thần kinh ngoại biên, do khi đường huyết tăng cao, các mạch máu nuôi dưỡng và hệ thần kinh sẽ bị tổn thương. Đồng thời, lượng đường cao cũng ngăn cản sự dẫn truyền tín hiệu từ não bộ khiến người bệnh có các triệu chứng: tê bì tay chân, cảm giác nóng rát, kiến bò trên da, lâu dần sẽ tiến triển thành cơn đau và mất cảm giác. Nếu không được điều trị, tình trạng này có thể dẫn tới những hậu quả đáng tiếc như hoại tử hay đoạn chi.

    Để cải thiện tê bì, bạn cần đưa đường huyết về giới hạn cho phép bằng các biện pháp sau:

    - Dùng thuốc theo chỉ định, nếu các thuốc dùng hiện tại không hiệu quả, bạn nên liên hệ lại với bác sĩ để được điều chỉnh thuốc.

    - Ăn uống lành mạnh: giảm chất bột đường (cơm, bún, miến, phở, bánh, kẹo…), ăn tăng rau xanh, chia nhỏ bữa ăn…

    - Tập luyện đều đặn 30 phút mỗi ngày, ít nhất 5 ngày/tuần.

    - Giảm cân nếu thừa cân béo phì.

    - Bỏ thuốc lá, hạn chế rượu bia.

    Đồng thời bạn nên sử dụng kết hợp sớm với TPBVSK Hộ Tạng Đường để hỗ trợ ổn định đường huyết và cải thiện tình trạng tê bì chân tay, phòng ngừa các biến chứng mới xuất hiện

    Chúc bạn sức khỏe!
  • Icon

    Cần tư vấn

    cần tư vấn
    Icon
    Chào bạn. Chúng tôi đã nhận thông tin bạn gửi, chúng tôi sẽ liên hệ tư vấn cụ thể cho bạn. 

    Có bất kỳ thắc mắc hay băn khoăn gì bạn đừng ngần ngại hãy để lại bình luận hoặc gọi đến số 0936.057.996 để các chuyên gia tư vấn và giải đáp. Chúng tôi luôn sẵn sàng hỗ trợ bạn.

    Chúc bạn sức khỏe!

     
  • Icon

    Tiểu đường mới phát hiện chỉ số đường huyết 8 thì điều trị như thế nào?

    Tiểu đường mới phát hiện chỉ số đường huyết 8 thì điều trị như thế nào?
    Icon
    Chào bạn. Với trường hợp bạn mới phát hiện bị tiểu đường nhưng chỉ số đường huyết của bạn hiện tại khá cao. Vì vậy bạn cần điều trị sớm để giúp kiểm soát chỉ số đường huyết tốt hơn đưa đường huyết về ngưỡng an toàn và phòng ngừa biến chứng xuất hiện. Để đạt được mục tiêu đó bạn sử dụng thuốc theo chỉ định của bác sĩ kết hợp tốt chế độ dinh dưỡng, sinh hoạt hợp lý như: + Giảm lượng cơm, bún, phiến, phở... trong mỗi bữa, ăn tăng rau xanh, giảm đồ ngọt và chia nhỏ bữa ăn trong ngày. + Tăng cường tập luyện 30 phút mỗi ngày để giúp giảm đường huyết. + Giảm căng thẳng, stress bằng cách nghe nhạc, tập thiền, yoga hoặc tập hít sâu, thở chậm. Đồng thời bạn nên kết hợp sử dụng sản phẩm Hộ Tạng Đường với liều 4 viên/ngày/chia 2 lần, duy trì sử dụng đủ liệu trình ít nhất từ 3 – 6 tháng và cách thời điểm sử dụng thuốc từ 1 – 2 giờ. Khi uống Hộ Tạng Đường sản phẩm sẽ hỗ trợ giảm, ổn định đường huyết kích thích tuyến tuỵ hoạt động trở lại giúp đưa chỉ số HbA1C về ngưỡng an toànvà phòng ngừa biến chứng, giảm cholesterol cho bạn. Thân mến!
  • Icon

    Biến chứng tiểu đường

    Bệnh đái tháo đường có bị biến chứng vào các bộ phận khác không bác sĩ? Bác sĩ cho em biết với ạ?
    Icon
    Chào bạn.

    Bệnh đái tháo đường có thể ảnh hưởng tới tất cả các bộ phận khác nhau của cơ thể, không ngoại trừ da. Trên thực tế, những biểu hiện ở da chính là những biểu hiện đầu tiên của người mắc tiểu đường, các dấu hiệu thường gặp: xuất hiện các mảng da sậm màu ở nách, sau gáy, mờ mắt; thấy mệt, hay khát và đi tiểu nhiều, triệu chứng rõ rệt khát nước, tiểu nhiều, nhanh đói, sụt cân... Ngoài ra, trong trường hợp không kiểm soát được đường huyết, xảy ra tình trạng đường huyết tăng quá cao gây ra tổn thương như suy tim (tim đập nhanh, tăng huyết áp, suy tim nặng,... ) suy thận (tiểu nhiều, suy thận nặng,...), tổn thương thần kinh tại các chi gây ra tê bì tay chân, hoặc tổn thương thần kinh mắt gây ra mờ mắt,...

    Nói về biến chứng của bệnh đái tháo đường rất nhiều và cực kì nguy hiểm, do đó khi bạn mới phát hiện bệnh lý cần kiểm soát bệnh và sử dụng thuốc đúng chỉ dẫn. Bên cạnh đó, tham khảo thảo dược như Hộ Tạng Đường để ngăn chặn biến chứng tiểu đường bạn nhé!

    Nếu cần tư vấn trực tiếp bạn liên hệ hotline 


    0936057996 để được hỗ trợ nhanh nhất nhé!

    Chúc bạn sức khỏe!
  • Icon
    Chào bạn chỉ số đường huyết của bạn 4.9 là đường huyết bình thường. Chưa có nguy cơ bị tiểu đường . Bạn hãy thực hiện duy trì chế độ ăn uống lành mạnh, hạn chế rượu bia, chất kích thích, nội tạng động vật, ăn nhiều rau xanh bạn nhé. Chúc bạn sức khỏe. 
  • Icon

    Tiểu đường

    Biểu hiện biến chứng như thế nào, xin bác sĩ tư vấn để tôi theo dõi cho người nhà ạ
    Icon
    Chào bạn.

    Bệnh đái tháo đường có thể xuất hiện nhiều biểu hiện như:


    Bệnh thần kinh ngoại biên: bệnh thần kinh thường gặp nhất ở bệnh nhân tiểu đường, ảnh hưởng trên dây thần kinh bàn chân và cẳng chân, một số trường hợp bị ở bàn tay và cẳng tay. Khoảng ⅓ đến ½ bệnh nhân tiểu đường có biến chứng thần kinh ngoại biên. Triệu chứng bệnh bao gồm: tê, ngứa, mất cảm giác bàn chân,… 
    Bệnh thần kinh tự chủ: Ảnh hưởng đến thần kinh tự chủ của hệ tiêu hóa, tim mạch, tiết niệu, cơ quan sinh dục, mắt, tuyến mồ hôi… gây mất khả năng nhận biết dấu hiệu hạ đường huyết. 
    Bệnh đơn dây thần kinh: Tổn thương các dây thần kinh đơn lẻ thường gặp ở tay, đầu, thân mình hoặc chân. Tổn thương chèn ép lên dây thần kinh gây hội chứng ống cổ tay làm đau, tê, teo cơ bàn tay… 
    Bệnh đám rối – rễ thần kinh: Tổn thương dây thần kinh gây teo cơ. Bệnh đa dây thần kinh, biểu hiện đau một bên đùi, sụt cân, yếu vận động. Có thể gây ra nhiều hệ quả như: 
    Ở mạch máu não gây đột quỵ do xuất huyết não, nhũn não; đôi khi có cơn thiếu máu não thoáng qua. Người mắc đái tháo đường làm tăng nguy cơ đột quỵ não từ 150 – 400%. Nguy cơ sa sút trí tuệ liên quan với đột quỵ, tái phát và tử vong do đột quỵ ở người đái tháo đường đều cao hơn.
    Ở tim gây bệnh cơ tim thiếu máu cục bộ, cơn đau thắt ngực, nhồi máu cơ tim. Nhồi máu cơ tim ở bệnh nhân đái tháo đường có thể không đau, khi chụp mạch vành tổn thương mạch vành của bệnh nhân đái tháo đường thường nhiều chỗ và nhiều nhánh.
    Ở mạch máu ngoại vi gây tắc mạch chi, hoại tử chi đặc biệt ở bệnh nhân hút thuốc lá nhiều. Hoại tử chi thường gặp ở các ngón chân, ngón chân bệnh nhân thâm đen (thường bị hoại tử khô vì không có nhiễm trùng), nếu không điều trị kịp thời có thể mất ngón chân.
    Ngoài ra xơ vữa động mạch cũng góp phần gây rối loạn cương, loét chân. Một số biến chứng khác hiếm hơn như phình động mạch chủ bụng, tắc mạch mạc treo.

    Chúng tôi chia sẻ các biểu hiện như thế này để bạn theo dõi cho bạn nhé! Nếu cần tư vấn trực tiếp bạn liên hệ hotline 


    0936057996 để được hỗ trợ nhanh nhất nhé! Chúc bạn sức khỏe.