Cách phòng và điều trị biến chứng thận tiểu đường

Có khoảng 20 – 40% bệnh nhân tiểu đường sẽ bị biến chứng suy thận, bệnh liên quan tới thận. Đây là một biến chứng tiểu đường nguy hiểm và khó điều trị nếu không được phát hiện ngay từ giai đoạn đầu. Vậy làm thế nào để giảm thiểu tối đa rủi ro do bệnh thận tiểu đường? Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết sau đây.

“Bệnh thận tiểu đường” là một thuật ngữ chỉ các vấn đề về thận gây ra bởi bệnh tiểu đường. Bệnh này ảnh hưởng tới cả hai bên thận cùng một lúc và người bệnh thường chỉ phát hiện trong giai đoạn muộn.

Vì sao người tiểu đường dễ mắc biến chứng thận?

Lượng đường trong máu cao phá hủy các mạch máu nhỏ nuôi dưỡng cầu thận. Song song với đó, thận phải hoạt động quá công suất để đào thải đường qua nước tiểu, nên dần mất đi khả năng lọc máu.

Một lý do khác đó là bệnh tiểu đường làm tổn thương hệ thống thần kinh tự chủ, gây rối loạn tiểu tiện (trong nhiều trường hợp, người bệnh không thể đi tiểu). Điều này khiến bàng quang thường xuyên chứa nước tiểu quá lâu gây áp lực lên thận, đồng thời làm tăng nguy cơ nhiễm trùng đường tiểu.

Kết hợp cả hai nguyên nhân này khiến cho thận bị tổn thương nhanh hơn và dẫn đến bệnh thận.

Bệnh tiểu đường gây biến chứng suy thận

Bệnh tiểu đường gây biến chứng suy thận

Các biến chứng tiểu đường thường gặp ở thận

Biến chứng nhiễm khuẩn tiết niệu do đái tháo đường

Ở người bệnh ĐTĐ, nguy cơ nhiễm khuẩn cao hơn rất nhiều so với người bình thường. Đối với phần kẽ thận tiết niệu, biến chứng hay gặp nhất là nhiễm khuẩn tiết niệu. Nhiễm khuẩn tiết niệu chủ yếu là các loại vi khuẩn Gram âm, chiếm tới 90%. Vi khuẩn đi ngược từ niệu đạo vào bàng quang rồi lên bể thận. Các loại vi khuẩn thường gặp là E. Coli, liên cầu, tụ cầu.

Biểu hiện chính của nhiễm khuẩn tiết niệu là đái buốt, đái dắt, đái đục, nặng hơn là đái mủ, đái máu. Người bệnh thường có cảm giác đau buốt lúc đi tiểu, đau thường nóng rát và tăng lên cuối bãi. Khi bệnh nhân thấy sốt, đau vùng hông lưng, hay đái mủ, đái ra máu, cần phải nghĩ nhiễm khuẩn đã ngược lên đến thận và phải tới bệnh viện.

Về mặt điều trị nhiễm khuẩn tiết niệu, phải tuân thủ nguyên tắc giải phóng thông thoáng đường tiểu, uống nhiều nước và sử dụng kháng sinh theo nguyên nhân gây bệnh. Vì nhiễm khuẩn đường tiết niệu hay tái phát nên cần tuyệt đối không được lạm dụng bừa bãi kháng sinh, phải tuân thủ đầy đủ chế độ điều trị của bác sĩ để tránh nguy cơ tái phát bệnh.

hotline

Tổn thương mạch thận do đái tháo đường

Tổn thương mạch thận là một trong những biến chứng về mạch máu ở người tiểu đường. Bệnh lý về mạch thận do ĐTĐ cũng giống như các bệnh lý về mạch máu khác, bao gồm xơ vữa mạch, huyết khối, huyết tắc mạch máu,… Với người bị ĐTĐ, biến chứng xơ vữa mạch cao lên gấp nhiều lần, lòng mạch hẹp lại và gây thiếu máu đến tổ chức. Triệu chứng của việc thiếu máu thận là tăng huyết áp.

Nguy cơ tổn thương mạch thận càng cao và sớm khi người bệnh ĐTĐ có thêm rối loạn chuyển hóa lipid, hút thuốc lá, tăng huyết áp.

Biến chứng thận ở người bệnh tiểu đường

Biến chứng thận ở người bệnh tiểu đường

Bệnh cầu thận do đái tháo đường

Giai đoạn đầu, đường huyết tăng cao, tổn thương thận chính là giãn khoảng kẽ, phì đại giãn mạch. Lâm sàng sẽ thấy quả thận to lên về kích thước, mức lọc cầu thận tăng lên. Khi theo dõi bệnh nhân bị ĐTĐ, người ta thấy kích thước thận tăng cả về chiều rộng, chiều dài và chiều cao tới 140% so với quả thận bình thường. Trong khi mức lọc cầu thận tăng tới 150%. Nếu không được điều trị tốt sẽ tiến triển tới giai đoạn microalbumin niệu. Lúc này thận bắt đầu suy giảm chức năng. Nếu xét nghiệm mô học sẽ thấy màng đáy cầu thận dày lên, có nhiều chỗ bị “vỡ”. Nếu không được điều trị kịp thời sẽ dẫn đến xơ hóa mạch cầu thận và cuối cùng sẽ khiến thận mất chức năng hoàn toàn.

Suy thận giai đoạn cuối chủ yếu gặp ở đái tháo đường typ 2

Hầu hết các bệnh nhân ĐTĐ có biến chứng giai đoạn cuối đều là đái tháo đường type 2, chiếm trên 90% trong khi chỉ có dưới 10% đái tháo đường typ 1. Suy thận giai đoạn cuối là kết quả của một quá trình bệnh lý kéo dài xuất phát từ những tổn thương rất sớm của thận, sau đó đến giai đoạn muộn hơn, bệnh nhân có xuất hiện các dấu hiệu lâm sàng, xuất hiện đạm niệu, chức năng thận mất đi, ure tăng lên, các thành phần nitơ phi protein và cuối cùng thận mất hoàn toàn chức năng. Khi đó bệnh nhân phải chuyển sang giai đoạn điều trị thay thế. Về điều trị suy thận giai đoạn cuối do ĐTĐ, người ta nhận thấy rằng, có 12% những người bị ĐTĐ suy thận giai đoạn cuối được điều trị bằng thẩm phân khúc mạc (lọc màng bụng). Trên 80% được điều trị bằng thận nhân tạo, chỉ khoảng 8% được ghép thận. Điều trị thay thế thận ở người bệnh ĐTĐ có một số đặc điểm khác với những bệnh lý khác. Đó là thời gian lọc máu phải sớm hơn. Ngay khi mức lọc cầu thận ở mức 15 – 20ml/phút thì bắt buộc phải can thiệp để ngăn các biến chứng khác. Tỷ lệ biến chứng cao hơn và thời gian sống sót của bệnh nhân ngắn hơn so với các nhóm bệnh khác.

Dấu hiệu giúp phát hiện sớm suy thận ở người tiểu đường

Thận có thể đã bắt đầu bị tổn thương từ rất lâu trước khi bạn nhận thấy bất kỳ triệu chứng nào. Một dấu hiệu sớm để nhận biết tổn thương thận là sự rò rỉ albumin vào trong nước tiểu, cách duy nhất để biết về rò rỉ này là phải làm xét nghiệm nước tiểu. Ở bệnh nhân đái tháo đường type 2, dấu hiệu này thường xuất hiện ngay tại thời điểm chẩn đoán. Ở bệnh nhân đái tháo đường type 1 thường sau 5 năm mắc bệnh mới xuất hiện microalbumin niệu và sau 10 năm mắc bệnh thì có tới khoảng 50% số bệnh nhân đã bị suy thận giai đoạn cuối.

Các triệu chứng của bệnh thận tiểu đường tương tự như các triệu chứng của bệnh thận mạn tính và thường xảy ra khi bệnh đã ở giai đoạn cuối, bao gồm:

Mệt mỏi - dấu hiệu đầu tiên

Khi chức năng thận bị suy giảm, chất thải không được lọc bỏ hết ra khỏi máu mà tích tụ lại trong cơ thể gây mệt mỏi toàn thân và một số triệu chứng khác như:

  • Mất cảm giác ngon miệng
  • Choáng váng, khó tập trung
  • Có vị kim loại trong miệng hoặc hơi thở có mùi khai, buồn nôn,…

Các dấu hiệu này rất giống với rối loạn tiêu hóa hoặc mệt mỏi do thay đổi thời tiết… nên thường bị bỏ qua.

Có sự thay đổi trên da

  • Da toàn thân nhợt nhạt và phù: Người bệnh thường bị phù từ mí mắt đến bàn chân, da bị mất tính đàn hồi nghiêm trọng (có thể phát hiện bằng cách ấn tay vào da, sẽ thấy xuất hiện vết lõm rất lâu sau mới bình thường trở lại).
  • Trên da thường xuất hiện các nốt mẩn đỏ, ngứa ngáy, uống và bôi thuốc/kem chữa bệnh ngoài da không có dấu hiệu cải thiện.

Nước tiểu bất thường

  • Đi tiểu nhiều, thường là tiểu đêm (trên 3 lần mỗi đêm)
  • Nước tiểu không có màu vàng nhạt (hoặc vàng đậm trong trường hợp bạn uống ít nước) mà vẩn đục, sủi bọt hồng, có bong bóng.
  • Nước tiểu có mùi hôi khác thường, không giống như mùi của nước tiểu người khỏe mạnh.

Mệt mỏi, hoa mắt, chóng mặt có thể là dấu hiệu suy thận

Mệt mỏi, hoa mắt, chóng mặt có thể là dấu hiệu suy thận

Khi đã có triệu chứng rõ nét, thường bệnh đã chuyển sang giai đoạn muộn. Vì vậy, cách duy nhất để phát hiện suy thận do tiểu đường từ khi mới chớm là thực hiện các xét nghiệm tại bệnh viện. Vì vậy, để phòng ngừa hiệu quả biến chứng tiểu đường trên thận, người bệnh cần khám bệnh định kỳ ít nhất 2 lần/năm với các xét nghiệm được nêu trong phần tiếp theo của bài viết.

hotline

Các chẩn đoán – xét nghiệm phát hiện biến chứng thận của bệnh tiểu đường

Xét nghiệm nước tiểu

Xét nghiệm Albumin trong nước tiểu (Albumin niệu) là xét nghiệm quan trọng để chẩn đoán chính xác một người có bị suy thận hay không. Mỗi ngày, một người trưởng thành khỏe mạnh bài tiết từ 150 đến 200mg đạm trong nước tiểu. Tuy nhiên chỉ có 10-20mg của lượng đạm này là albumin. Nếu lượng albumin bài tiết trong nước tiểu ≥ 30mg/24h thì là bất thường: Trong khoảng 30-299mg/24h thì gọi là albumin niệu vi thể (microalbuminuria) và trên 300mg/24h trở lên thì gọi là albumin niệu lâm sàng  hay bệnh thận rõ (Macroalbumin niệu).

Xét nghiệm máu

Trong cơ thể, thận giữ cho máu luôn “sạch” bằng cách lọc chất thải ra khỏi máu. Khi chức năng lọc của thận giảm, máu không được thải độc và khiến cho hàm lượng chất thải ở máu tăng lên, trong đó có creatinine. Bởi vậy, bằng việc xét nghiệm máu để chỉ ra nồng độ creatinin sẽ giúp bác sĩ đánh giá chức năng lọc của thận và dự đoán nguy cơ biến chứng thận.

Các phương pháp khác

Bác sĩ cũng có thể chỉ định các phương pháp xét nghiệm khác để phát hiện sớm biến chứng suy thận tiểu đường, bao gồm:

  • Siêu âm thận
  • Kiểm tra huyết áp
  • Sinh thiết mô thận

Cách phòng ngừa và điều trị hiệu quả biến chứng suy thận tiểu đường

Sử dụng thuốc

Các chuyên gia hàng đầu về Nội tiết Đái tháo đường đã khuyến cáo rằng: Người bệnh tiểu đường bị cao huyết áp, thậm chí chỉ ở mức độ nhẹ hoặc khi đi khám phát hiện ra chỉ số microalbumin niệu bất thường nên sử dụng các thuốc hạ áp từ sớm, bởi các thuốc này có khả năng kiểm soát đáng kể tiến trình biến chứng suy thận. Trong đó, hai loại thuốc được khuyến cáo sử dụng nhiều nhất là thuốc chuyển đổi angiotensin và thuốc chẹn thụ thể angiotensin.

Thuốc chuyển đổi angiotensin có tác dụng ức chế angiotensin I thành angiotensin II, do đó làm giảm angiotensin II. Angiotensin II có thể thu hẹp hoặc làm teo mạch máu. Việc làm giảm angiotensin II sẽ giúp mạch máu được mở rộng, từ đó làm giảm áp lực của máu lên thành mạch nên có tác dụng bảo vệ thận, làm chậm sự tiến triển của biến chứng thận.

Thuốc chẹn thụ thể angiotensin được sử dụng thay cho thuốc chuyển đổi angiotensin nếu người bệnh gặp tác dụng phụ nghiêm trọng khi dùng thuốc này.

Có thể uống thuốc huyết áp theo chỉ định để làm chậm biến chứng suy thận tiểu đường

Có thể uống thuốc huyết áp theo chỉ định để làm chậm biến chứng suy thận tiểu đường

Ổn định đường huyết

Kiểm soát tốt đường huyết giúp làm chậm tiến triển của biến chứng suy thận tiểu đường và mọi biến chứng tiểu đường khác. Mục tiêu lý tưởng là duy trì chỉ số HbA1c dưới 7%. Tuy nhiên, đường huyết mục tiêu có thể khác nhau ở từng người, tùy theo tình trạng bệnh và được tư vấn bởi bác sỹ trực tiếp điều trị.

Xem thêm: Cách hay để giảm đường huyết, phòng biến chứng tiểu đường

Kiểm soát tốt huyết áp

Kiểm soát huyết áp nghiêm ngặt làm giảm nguy cơ phát triển bệnh tim mạch và làm chậm quá trình tiến triển của bệnh thận. Người bệnh nên dùng các loại thuốc huyết áp như thuốc chuyển đổi angiotensin và thuốc chẹn thụ thể angiotensin. Ngoài ra, nếu huyết áp vẫn ở mức từ 130/80mmHg trở lên, người bệnh nên đến gặp bác sĩ để được chỉ định thêm các thuốc hạ huyết áp khác.

Sử dụng thảo dược để bảo vệ thận, ngăn biến chứng

Các nhà khoa học trường Đại học Y học cổ truyền Thượng Hải, Trung Quốc đã khám phá ra dược tính bảo vệ thận vô cùng hiệu quả của Mạch môn (Ophiopogon japonicas).

Mạch môn đã được sử dụng hàng ngàn năm trước trong các bài thuốc chữa bệnh tiêu khát (tiểu đường) cho hiệu quả giảm đường huyết và chống viêm mạn tính đặc biệt hữu hiệu.

Không dừng lại ở đó, các nhà khoa học cho biết, những hoạt chất sinh học tự nhiên có trong Mạch môn còn làm giảm ure và aIbumin niệu – những chỉ số đặc trưng chẩn đoán suy thận khi xét nghiệm nước tiểu. Đặc biệt Mạch môn có tác dụng ức chế yếu tố thúc đẩy quá trình dày màng đáy mao mạch thận, từ đó hạn chế phát triển các tổ chức xơ, và giảm thiểu nguy cơ suy thận.

Như vậy, với khả năng tác động trúng đích, cùng lúc mang lại nhiều lợi ích thiết thực cho người bệnh tiểu đường, tại Việt Nam Mạch môn đã được kết hợp cùng Nhàu, Câu kỷ tử, Hoài sơn trong sản phẩm Thực phẩm chức năng Hộ Tạng Đường.

Giảm bớt thực phẩm giàu protein

Ngoài việc hạn chế tinh bột và đường để ổn định đường huyết, người tiểu đường mắc biến chứng suy thận cần hạn chế sử dụng thực phẩm chứa nhiều protein ( như thịt đỏ, gia cầm, cá, trứng, sữa (chế phẩm từ sữa, sữa chua, phomai),…), bởi chúng có thể làm tăng gánh nặng cho thận. Với người bệnh đã bị suy giảm chức năng thận nhưng chưa đến mức suy thận, ăn giảm protein có thể giúp trì hoãn quá trình tiến triển thành suy thận.

Thay vào đó, nên lựa chọn các thực phẩm có hàm lượng protein thấp (nhưng vẫn có) như: bánh mì đen, các loại trái cây có chỉ số đường huyết thực phẩm GI thấp (táo, bưởi, xoài), các loại gạo lứt, rau củ quả có nhiều chất xơ hòa tan (đậu bắp, cà chua, khoai lang)…

Lọc máu hoặc thận nhân tạo

Đây là phương pháp điều trị dành cho những người mắc biến chứng suy thận tiểu đường giai đoạn cuối và không còn cơ hội cải thiện bằng những phương pháp khác. Lọc máu là quá trình tách chất thải ra khỏi máu của người bệnh thông qua máy chạy thận nhân tạo hoặc thẩm phân phúc mạc. Người bệnh cần lọc máu vài lần mỗi tuần để duy trì sự sống.

Lọc máu là phương pháp điều trị dành cho bệnh nhân suy thận giai đoạn cuối

Lọc máu là phương pháp điều trị dành cho bệnh nhân suy thận giai đoạn cuối

Ghép thận

Một quả thận khỏe mạnh do người khác hiến tặng có thể thay thế chức năng của quả thận đã bị bệnh, giúp duy trì chức năng lọc máu. Tuy nhiên, chi phí ghép thận vô cùng đắt đỏ, chưa kể đến người bệnh phải tìm được quả thận phù hợp với mình.

Ngoài ra, để phòng ngừa và cải thiện biến chứng suy thận tiểu đường, bạn cần phải có một lối sống lành mạnh. Bạn nên bỏ thuốc lá, hạn chế rượu bia, áp dụng chế độ ăn uống khoa học (giảm protein, hạn chế natri, kali và phospho), duy trì cân nặng ở mức ổn định, vận động thường xuyên. Tuân thủ điều trị và duy trì thói quen sống lành mạnh không chỉ giúp ngăn chặn biến chứng suy thận tiểu đường mà còn bảo vệ bạn khỏi các nguy cơ sức khỏe khác, bao gồm cả bệnh tim mạch.