Biến chứng tiểu đường trên xương khớp: Dấu hiệu nhận biết và cách giảm đau, phục hồi vận động

Sau khi mắc tiểu đường 5 năm, khoảng 50% người bệnh có nguy cơ gặp phải biến chứng trên xương khớp. Bài viết này sẽ hướng dẫn bạn những cách giảm đau, phục hồi vận động bình thường của hệ xương khớp.

Biến chứng của bệnh tiểu đường trên xương khớp là những vấn đề bất thường ở các khớp, xương do bệnh tiểu đường gây ra. Với các dấu hiệu đặc trưng như: co quắp bàn tay, đau khớp gối, cứng khớp vai, viêm khớp bàn chân…, biến chứng tiểu đường  này ảnh hưởng không nhỏ tới cuộc sống của người bệnh. Điều đáng nói là, phần lớn người tiểu đường nghĩ rằng đây là vấn đề thoái hóa, lão hóa do tuổi tác nên không được điều trị đúng hướng ngay từ đầu.

Vì sao bệnh tiểu đường lại gây biến chứng trên hệ xương khớp?

Các chuyên gia cho biết, khi mắc bệnh tiểu đường, có hai con đường chính dẫn đến biến chứng của bệnh tiểu đường trên xương khớp:

- Thứ nhất: Đường huyết cao gây tổn thương các dây thần kinh vận động và làm cho não bộ không thể điều khiển hoạt động của cơ, xương, khớp như bình thường.

- Thứ hai: Lượng đường trong máu tăng làm tăng nguy cơ lắng đọng collagen ở khớp gây cứng khớp và đau khi vận động hoặc khi thay đổi tư thế.

Ngoài ra, đường là môi trường sống tiềm năng cho rất nhiều vi khuẩn sinh sôi và phát triển nhanh chóng dẫn đến nguy cơ cao gây viêm đau khớp bàn tay, bàn chân, đầu gối…

Đường huyết cao có thể gây đau, viêm khớp gối, co cứng bàn chân, bàn tay.

Đường huyết cao có thể gây đau, viêm khớp gối, co cứng bàn chân, bàn tay.

Cách nhận biết các biến chứng xương khớp thường gặp do tiểu đường

Bệnh tiểu đường dù là tuýp 1 hay tuýp 2 đều có thể gây ra những “rắc rối” trên xương khớp. Dưới đây là những biến chứng phổ biến nhất và dấu hiệu giúp bạn nhận diện:

Bàn chân Charcot

Tổn thương thần kinh do đường huyết cao có thể gây thoái hóa khớp, đặc biệt ở các khớp bàn chân. Ban đầu, bạn có thể chỉ cảm thấy tê bì, ngứa ran ở chân. Lâu dần, bàn chân sẽ sưng đỏ, nóng rát và bị biến dạng.

Hội chứng đông cứng khớp vai

Các khớp vai bị co rút, căng cứng và đau khi vận động bàn tay hoặc xoay vai. Biến chứng này ảnh hưởng đến khoảng 20% người bệnh tiểu đường.

Điện thoại

Hội chứng ống cổ tay

Đây cũng là một biến chứng tiểu đường thường gặp, gây tê nhức, đau đớn ở bàn tay, đặc biệt là khi cầm nắm đồ vật, lái xe, gõ máy tính… Triệu chứng cũng có thể xảy ra ở cổ chân.

Hội chứng vai tay

Hội chứng này khiến bạn nhạy cảm hơn với nhiệt độ, đau lan tỏa từ trên vai xuống bàn tay và các ngón tay, đau dữ dội kèm theo rối loạn vận mạch ở bàn tay (da đỏ, tím, sưng, phù…), teo cơ, và thiếu dưỡng cơ ở giai đoạn muộn.

Loãng xương

Thường gặp ở người tiểu đường tuýp 1 với các biểu hiện như: Đau âm ỉ ở vùng lưng dọc xương sống và lan ra hai bên, có cảm giác nhức ở bên trong xương, nhiều khi có kèm theo chuột rút. Cơn đau do loãng xương thường giảm khi nghỉ ngơi, nằm hoặc ngồi, đau tăng khi đứng lâu hoặc ngồi lâu hoặc vào nửa đêm gần sáng.

Hội chứng bàn chân chim

Dấu hiệu nhận biết: Ngón tay bị co cứng, không thể duỗi, gập một cách tự nhiên và tầm vươn tay bị hạn chế. Khi tiến triển đến giai đoạn nặng, các gân gấp ở lòng bàn tay bị xơ hóa, các ngón tay bị quặp lại như bàn chân chim và hai lòng bàn tay không thể áp sát vào được với nhau.

Hình ảnh mô tả hội chứng bàn chân chim

Hình ảnh mô tả hội chứng bàn chân chim

Viêm khớp

Thường gặp ở người type 2 có thừa cân, béo phì. Viêm xương khớp có thể gây đau, sưng, cứng khớp và khó vận động.

Cách cải thiện đau cứng xương khớp cho người tiểu đường

Biến chứng cơ xương khớp của bệnh tiểu đường thường khó điều trị do cơ chế sinh bệnh phức tạp. Để có thể giảm thiểu đau đớn, phục hồi vận động và hạn chế tác hại của biến chứng này, bạn hãy thực hiện 3 phương pháp sau đây:

Duy trì nồng độ glucose máu ở ngưỡng an toàn

Đường huyết tăng cao kéo dài không chỉ ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình tạo xương mà còn làm tổn thương các sợi thần kinh, gây tích tụ collagen ở khớp, gây viêm khớp, co cứng cơ ở người bệnh. Do vậy, kiểm soát tốt đường huyết đóng vai trò rất quan trọng, giúp phòng và cải thiện biến chứng cơ xương khớp, giảm lượng canxi đào thải theo nước tiểu, giảm viêm, tê bì chân tay…

Bạn nên lựa chọn các thực phẩm có hàm lượng vitamin và canxi cao như sữa, các loại đậu, tỏi tây, cải xoăn, cải chíp, rau diếp, bưởi, cam, cá, thịt nạc, cua, tôm… Bên cạnh đó, cần tránh các loại thực phẩm chứa nhiều đường, chất béo (bánh kẹo, đồ ăn nhanh, thức ăn chiên xào, mỡ động vật, da gia cầm, phủ tạng động vật, lòng đỏ trứng) và các đồ uống có chứa chất kích thích: rượu bia, cafein, thuốc lá.

Để kiểm soát tốt đường huyết, bạn nên duy trì các bài tập nhẹ nhàng như đi bộ, bơi lội, thiền, thái cực quyền để nâng cao sự dẻo dai cho hệ thống xương khớp. Đối với người thừa cân hoặc béo phì, cần giảm cân để giảm gánh nặng lên các khớp xương và hạn chế cơn đau.

Mặc dù tập thể dục rất có lợi cho người tiểu đường nhưng khi bị đau khớp, việc tập luyện sẽ gặp nhiều khó khăn. Sau đây là 5 bài tập hiệu quả cho người tiểu đường bị biến chứng xương khớp:

Sử dụng sản phẩm hỗ trợ chuyên biệt cho biến chứng

Theo đuổi mục tiêu kiểm soát từ gốc, các chuyên gia nội tiết Đái tháo đường đã nghiên cứu và bào chế thành công TPBVSK Hộ Tạng Đường từ 4 thảo dược thiên nhiên: Hoài sơn, Mạch môn, Câu kỷ tử, Nhàu kết hợp cùng Alpha lipoic acid (một chất chống oxy hóa mạnh). Hộ Tạng Đường cải thiện hiệu quả biến chứng xương khớp thông qua 3 tác động:

+ Hạn chế quá trình lắng đọng collagen tại các khớp xương.

+ Phục hồi tổn thương tại các dây thần kinh vận động, làm tăng dẫn truyền tín hiệu thần kinh từ não tới các khớp.

+ Ổn định đường huyết bền vững

Nhiều người tiểu đường cũng đã cải thiện đáng kể tình trạng đau khớp và lấy lại vận động bình thường nhờ sử dụng kết hợp Hộ Tạng Đường.Sau đây là chia sẻ của bà Đỗ Thị Hợp (Hải Phòng) - một trong số nhiều trường hợp đã cải thiện được biến chứng tiểu đường trên xương khớp sau vài tháng:

Chia sẻ của bác Đỗ Thị Hợp về biến chứng xương khớp

Điện thoại

Chăm sóc bàn chân mỗi ngày

Bàn chân thường là vị trí bị tổn thương đầu tiên khi bạn có biến chứng xương khớp. Việc chăm sóc bàn chân hàng ngày cũng giúp bạn phát hiện sớm những dấu hiệu biến chứng như tê, ngứa hay nóng rát, từ đó điều trị kịp thời và hiệu quả hơn.

Mỗi ngày, bạn nên dành 10 phút để vệ sinh sạch sẽ bàn chân, xoa bóp mát xa tăng lưu thông máu. Đồng thời bạn lưu ý kiểm tra kỹ các vết thương, vết chai, vùng da khác màu, tránh những vùng da này bị nhiễm trùng tạo ổ loét khó lành.

Đau viêm khớp gối, cứng khớp vai và những vấn đề xương khớp khác ở người tiểu đường nếu không điều trị đúng hướng sẽ không chỉ làm cho tình trạng đau đớn kéo dài, mà còn có thể để lại những hậu quả đáng tiếc, chẳng hạn như tàn phế. Chính vì vậy, khi có biểu hiện biến chứng tiểu đường đến xương khớp, bạn nên đến ngay các cơ sở y tế gần nhất để được thăm khám và điều trị đúng phác đồ.

Hy vọng rằng, những chia sẻ trong bài viết sẽ giúp bạn lựa chọn được giải pháp cho mình để sớm cải thiện biến chứng xương khớp của bệnh tiểu đường. Nếu bạn đang băn khoăn tìm giải pháp cho bệnh tiểu đường, hãy nhấc điện thoại lên và gọi ngay cho chúng tôi, chuyên gia luôn sẵn sàng hỗ trợ.

Xem thêm: Hộ Tạng Đường có tốt không? – Đánh giá từ chuyên gia và người bệnh Hộ Tạng Đường giá bao nhiêu? Bán ở đâu chính hãng, giá tốt?
Tham khảo: healthline.com, diabetes.co.uk, medicalnewstoday.com