Biến chứng mạch máu lớn do bệnh tiểu đường được kích hoạt bằng chuỗi stress oxy hóa và phản ứng viêm trong lòng mạch làm tổn hại các mạch máu. Đó cũng là sự khởi đầu cho sự tích tụ cholesterol gây xơ vữa, xơ cứng và làm giảm lưu lượng máu đi nuôi cơ thể, làm gia tăng nguy cơ về tim mạch như: tăng huyết áp, bệnh động mạch vành, nhồi máu cơ tim, suy tim và đột quỵ. Một số Biến chứng tiểu đường nghiêm trọng khác là bệnh mach máu ngoại biên, mạch máu não cũng làm tăng rủi ro và chi phí điều trị cho người bệnh.
Cơn đột quỵ xảy ra khi lượng máu cung cấp đến não đột nhiên bị chặn lại, các tế bào não sẽ thiếu oxy và nhanh chóng chết đi. Nếu không cấp cứu kịp thời, đột quỵ có thể gây tử vong hoặc để lại các di chứng như: liệt toàn thân, liệt nửa người, liệt mặt, mất khả năng nói… Đột quỵ là hậu quả nặng nề nhất ở người bệnh tiểu đường. Đây là kết quả của quá trình xơ vữa động mạch nuôi dưỡng não làm giảm lưu thông máu lên não, hoặc là do huyết khối từ tim di trú lên.
Đột quỵ là hậu quả nặng nề nhất ở người bệnh tiểu đường
Nhồi máu cơ tim, suy tim, nhịp tim nhanh khi nghỉ là hậu quả của biến chứng tim mạch của bệnh tiểu đường. Có đến 80% các trường hợp tử vong ở người bệnh tiểu đường là do biến chứng tim – mạch vành. Điều đó cho thấy, biến chứng tim mạch là 1 trong những biến chứng nguy hiểm nhất, có tỷ lệ tử vong cao nhất trong số các biến chứng mạch máu lớn của căn bệnh này.
Mặc dù đường huyết cao có thể làm giảm nhanh với các thuốc hạ đường huyết, nhưng điều đó không có nghĩa là biến chứng tim mạch được ngăn chặn. Stress oxy hóa và viêm mạn tính ở lòng mạch máu do tiểu đường mới là thủ phạm chính gây xơ vữa, gây cứng và làm tổn hại các mạch máu nuôi tim, gây ra những cơn đau thắt ngực, nhồi máu cơ tim, nếu không được cấp cứu kịp thời, người bệnh rất dễ tử vong. Ngoài ra, đề kháng insulin ở bệnh tiểu đường tuýp 2 cũng là một trong những nguyên nhân gây rối loạn chuyển hóa cholesterol, tăng huyết áp và làm tăng rủi ro cho người bệnh.
Ngưng hút thuốc lá, điều trị tốt bệnh tăng huyết áp, giảm cholesterol máu, giảm cân – nếu dư cân, béo phì, kiểm soát chế độ ăn và tập luyện – là cách để giảm nguy cơ tim mạch do bệnh tiểu đường.
Mặc dù sự hình thành huyết khối là chức năng tự nhiên của mạch máu để ngăn chặn xuất huyết khi thành mạch máu bị tổn thương. Nhưng ở người mắc tiểu đường, huyết khối thường là hậu quả của quá trình viêm và xơ vữa mạch hay bệnh động mạch ngoại biên nên nó thường tiềm ẩn nhiều rủi ro, người bệnh có thể phải đối mặt với nguy cơ nhồi máu cơ tim, đột quỵ não hay thuyên tắc phổi
Suy tim xảy ra khi tim không thể bơm máu đúng cách để đáp ứng nhu cầu của cơ thể. Suy tim thường phát triển trong nhiều năm và nặng dần theo thời gian. Ở người tiểu đường, suy tim thường là hậu quả của nhồi máu cơ tim, bệnh mạch vành, thiếu máu cơ tim.
Ở người tiểu đường, suy tim thường là hậu quả của nhồi máu cơ tim, bệnh mạch vành, thiếu máu cơ tim
Một biến chứng nghiêm trọng do tiểu đường đó là bệnh động mạch ngoại biên (PAD). Đặc trưng của bệnh này là mạch máu ở chân bị hẹp hoặc tắc do các mảng bám tích tụ, làm giảm lưu lượng máu đến chân và bàn chân. PAD làm tăng nguy cơ nhồi máu cơ tim và đột quỵ.
bị bệnh động mạch ngoại biên, người bệnh có thể gặp phải cơn đau cách hồi (đau bắp chân hoặc bàn chân khi đi bộ, giảm khi nghỉ ngơi trong vài phút) không thể lý giải nổi. Ngoài ra, sự kém lưu thông máu ở chân và bàn chân cũng làm tăng nguy cơ đoạn chi.
Những Biến chứng mạch máu của bệnh tiểu đường là rất đáng sợ, nhưng hiểu biết về căn bệnh này sẽ giúp bạn quản lý lượng đường trong máu tốt hơn với chế độ ăn khoa học, tập thể dục thường xuyên và sử dụng thuốc điều trị; quản lý biến chứng bằng cách loại bỏ các yếu tố nguy cơ tim mạch và điều trị tốt bệnh tăng huyết áp, tăng cholesterol.
Xem thêm: Kinh nghiệm dùng thảo dược giúp giảm đường huyết, cải thiện biến chứng tiểu đường.