Tăng đường huyết sau ăn: Làm sao để giảm hiệu quả?

Tăng đường huyết sau ăn là tình trạng nguy hiểm có thể làm bệnh tiểu đường phát triển theo chiều hướng xấu và phát sinh nhiều biến chứng. Vì vậy, việc làm giảm đường huyết sau ăn vô cùng quan trọng để chúng ta có thể bảo vệ sức khỏe trước căn bệnh tiểu đường.

Tăng đường huyết sau ăn là gì?

Tăng đường huyết sau ăn là tình trạng gia tăng quá mức lượng đường trong máu sau bữa ăn, thường liên quan đến bệnh tiểu đường, tiền tiểu đường.

Ở người bình thường, tuyến tụy luôn tiết ra đủ lượng insulin để chuyển hóa đường sau bữa ăn. Tuy nhiên, ở những người mắc bệnh tiểu đường hoặc tiền tiểu đường, tuyến tụy có thể chậm tiết insulin hoặc tiết không đủ, dẫn đến lượng đường trong máu sau ăn không được chuyển hóa đúng cách và gây ra tình trạng tăng đường huyết sau ăn.

Tăng đường huyết sau ăn thường xuyên xảy ra ở người bệnh tiểu đường

Tăng đường huyết sau ăn thường xuyên xảy ra ở người bệnh tiểu đường

Các bác sĩ cho biết, chỉ số đường huyết sau ăn là một tiêu chí quan trọng trong chẩn đoán và điều trị bệnh tiểu đường, tiền tiểu đường. Đường huyết sau ăn cũng ảnh hưởng trực tiếp đến chỉ số HbA1c - chỉ số đánh giá biến chứng tiểu đường. Do đó, người bệnh cần duy trì tốt đường huyết sau ăn trong ngưỡng an toàn để tránh được các biến chứng nguy hiểm.

Chỉ số đường huyết sau ăn bao nhiêu là bình thường

Thời gian đường huyết tăng cao nhất trong bữa ăn sẽ khác nhau ở từng người và tùy thuộc vào lượng thực phẩm họ đưa vào. Tuy nhiên, sau bữa ăn xu hướng chung này sẽ xảy ra trong khoảng từ 1 - 2 giờ tính từ thời điểm bắt đầu. Vì vậy, để biết chỉ số đường huyết sau ăn bao nhiêu là bình thường, người bệnh cần kiểm tra đường huyết sau bữa ăn từ 1 - 2 giờ. 

Chỉ tiêu đường huyết sau ăn 2 giờ cụ thể như sau:

  • Người bình thường: Dưới 7.8 mmol/l (tương đương 140 mg/dl)
  • Tiền tiểu đường: Từ 7,8 - 11,1 mmol/l (tương đương 140 - 200 mg/dl)
  • Tiểu đường: Từ 11,1 mmol/l trở lên (tương đương 200 mg/dl)

Nếu bạn đang bị tiểu đường, tiền tiểu đường và có đường huyết sau ăn cao, bạn đừng ngần ngại gọi đến chuyên gia theo số điện thoại bên dưới để được cung cấp cách giảm đường huyết sau ăn hiệu quả:

Tăng đường huyết sau ăn có nguy hiểm không?

Mặc dù tăng đường huyết sau ăn chỉ là tạm thời, nhưng tình trạng này cứ tái diễn nhiều lần trong ngày có thể làm tăng chỉ số HbA1c, từ đó tăng nguy cơ xuất hiện các biến chứng của bệnh tiểu đường.

Ảnh hưởng của việc đường huyết tăng cao sau bữa ăn đã được nghiên cứu rộng rãi. Đối với người bệnh tiểu đường, tăng đường huyết sau ăn thúc đẩy nguy cơ xuất hiện biến chứng trên tim mạch, thận và sự tiến triển của bệnh võng mạc đái tháo đường. 

Tăng đường huyết sau ăn làm tăng xuất hiện biến chứng tiểu đường

Tăng đường huyết sau ăn làm tăng xuất hiện biến chứng tiểu đường

Cách làm giảm đường huyết sau ăn hiệu quả

Sau đây là các cách đơn giản để giảm hiệu quả đường huyết sau ăn:

Có chế độ ăn khoa học

Chế độ ăn uống là yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến chỉ số đường huyết sau ăn. Do đó, để kiểm soát tốt đường huyết sau ăn, người bệnh cần lưu ý:

  • Ăn với lượng vừa đủ, không quá no hoặc quá đói.
  • Nên uống một cốc nước lọc và ăn rau trước khi ăn cơm và các tinh bột khác. Điều này sẽ giúp tạo cảm giác no, đồng thời chất xơ trong rau củ cũng giúp làm hạn chế hấp thu đường vào cơ thể.
  • Có thể chia nhỏ bữa ăn hoặc ăn thêm bữa phụ nếu thấy đói. Các thực phẩm ưu tiên trong bữa phụ bao gồm: Sữa không đường, trái cây ít ngọt (ăn với lượng nắm trọn trong lòng bàn tay), các loại hạt, ngũ cốc dành cho người tiểu đường.

Đi bộ nhẹ sau ăn 1 - 2 giờ

Một điều thú vị đó là tăng cường hoạt động thể chất có thể giúp làm giảm lượng đường trong máu. Bởi vì khi tập luyện sẽ làm tăng hiệu quả của insulin, làm insulin được hấp thu nhanh chóng hơn và giảm tình trạng đề kháng insulin. Vận động thể thao cũng là cách làm tăng cường vận chuyển máu đến cơ bắp và các cơ quan trong cơ thể, làm giảm quá trình tưới máu đến ruột do đó làm chậm quá trình tiêu hóa và hấp thu thức ăn.

Sử dụng thuốc

Một số loại thuốc điều trị tiểu đường có thể làm giảm đường huyết sau ăn, chẳng hạn như:

  • Thuốc ức chế quá trình hấp thu đường tại ruột: Acarbose (Glucobay)
  • Thuốc giảm đề kháng insulin: Metformin (Glucophage), 
  • Thuốc kích thích tuyến tụy tăng tiết insulin: Gliclazide (Diamicron), 
  • Thuốc bổ sung trực tiếp insulin: Thuốc tiêm insulin...

Sử dụng thuốc là biện pháp được ưu tiên cuối cùng, bởi thuốc có tác dụng giảm đường huyết nhanh nhưng lại dễ gây hạ đường huyết quá mức. Sử dụng thuốc lâu dài có thể gây nhiều tác dụng phụ, ảnh hưởng đến gan thận và có thể làm gia tăng các biến chứng.

Do đó, trước khi cần đến sự hỗ trợ của thuốc điều trị, các chuyên gia khuyên người bệnh nên kết hợp trước với giải pháp hỗ trợ từ thảo dược. Hiện nay trên thị trường cũng có nhiều sản phẩm tốt, uy tín và an toàn với sức khỏe người bệnh.

Sử dụng sản phẩm thảo dược uy tín

Y học cổ truyền nước ta ghi nhận hơn 30 loại thảo dược tốt cho bệnh tiểu đường, trong đó, Câu kỷ tử, Nhàu, Hoài sơn, Mạch môn được nhận định “Tứ quý trong hỗ trợ điều trị đái tháo đường” nhờ khả năng phục hồi chức năng tuyến tụy để ổn định đường huyết, đồng thời tác động sâu vào căn nguyên gây biến chứng để cải thiện hiệu quả các tình trạng tê bì tay chân, mờ mắt, tiểu nhiều… do biến chứng của căn bệnh này.

Sử dụng thảo dược giúp giảm đường huyết sau ăn hiệu quả

Sử dụng thảo dược giúp giảm đường huyết sau ăn hiệu quả

Hiện nay, người bệnh có thể tìm thấy sự kết hợp của Câu kỷ tử, Nhàu, Hoài sơn, Mạch môn trong thành phần của Viên uống thảo dược Hộ Tạng Đường - Giúp ổn định đường huyết, giảm nguy cơ biến chứng tim mạch, thần kinh do đái tháo đường.

Ra đời từ năm 2008, trong suốt 15 năm, Hộ Tạng Đường đã giúp hơn 231.000 người bệnh tiểu đường ổn định đường huyết, giảm tê bì tay chân, mờ mắt, tiểu nhiều, khô ngứa da… do biến chứng tiểu đường. Cùng lắng nghe câu chuyện của họ trong video dưới đây:

Kinh nghiệm kiểm soát đường huyết và biến chứng thành công nhờ thảo dược

Đến đây, chắc hẳn người bệnh đã có cho mình những giải pháp riêng để khắc phục tình trạng tăng đường huyết sau ăn hiệu quả. Và để được hỗ trợ trực tiếp từ chuyên gia, người bệnh đừng ngần ngại liên hệ theo số hotline:

Xem thêm: