Mục tiêu điều trị chính trong bệnh tiểu đường là duy trì ổn định đường huyết và kiểm soát ngăn ngừa biến chứng. Thực hiện tốt 9 mẹo quản lý bệnh tiểu đường type2 dưới đây sẽ giúp bạn yên tâm sống vui, sống khoẻ với căn bệnh này.
Thực phẩm bạn ăn vào có ảnh hưởng trực tiếp đến mức độ đường trong máu. Vì vậy, người bệnh tiểu đường cần có chế độ ăn phù hợp, cân bằng về thành phần dinh dưỡng và lượng thực phẩm trong mỗi khẩu phần ăn. Nên lựa chọn và chế biến thực phẩm ít chất béo, đường và muối, giàu chất xơ bằng cách ăn nhiều rau củ và hoa quả. Lượng thực phẩm trong mỗi bữa ăn của bạn nên bao gồm một nửa là rau củ quả, nửa còn lại là protein (cá, thịt nạc) và cơm với tỷ lệ bằng nhau. Tuy nhiên, không có một chế độ ăn cụ thể nào là tốt cho tất cả mọi người. Bạn nên tham khảo ý kiến bác sỹ và tự lập cho mình một chế độ dinh dưỡng phù hợp nhất để kiểm soát bệnh.
Sự kết hợp của các thảo dược thiên nhiên cùng ALA – chất chống oxy hóa mạnh, tạo nên TPCN Hộ Tạng Đường – sản phẩm chuyên biệt hỗ trợ điều trị, cải thiện biến chứng tiểu đường. Hãy gọi cho chúng tôi qua số: 0936 057 996 (Trong giờ hành chính) để được tư vấn chi tiết.
Vận động sẽ giúp người bệnh đốt cháy chất béo dư thừa, đồng thời hỗ trợ tăng cường trao đổi chất trong cơ thể. Nếu bạn đang chơi một môn thể thao hoặc vận động thường xuyên, hãy tiếp tục duy trì. Nếu không, bắt đầu bằng đi bộ sẽ là lựa chọn phù hợp nhất. Đi bộ nhanh 30 phút/ ngày ít nhất 5 ngày/ tuần giúp bạn cải thiện đáng kể cân nặng cũng như đường huyết. Ở những người bệnh lớn tuổi, cơ xương khớp không còn dẻo dai nữa, có thể lựa chọn đi bộ 10 phút buổi sáng sớm và 10 phút buổi chiều. Bơi lội, cầu lông, đạp xe cũng là những môn thể thao phù hợp và rất hữu ích.
Vận động thường xuyên sẽ giúp kiểm soát tốt bệnh tiểu đường
Đường huyết luôn là vấn đề cần được chú trọng trong quản lý bệnh tiểu đường. Duy trì kiểm soát tốt đường huyết không những giúp giảm nguy cơ biến chứng mà còn ổn định được các chỉ số khác như huyết áp, cholesterol máu. Ngoài việc kiểm soát đường huyết, bạn cũng cần chú ý theo dõi phòng ngừa biến chứng tiểu đường. Tái khám bác sỹ theo định kỳ giúp bạn được đánh giá mức độ kiểm soát bệnh, nguy cơ biến chứng và điều chỉnh chế độ điều trị nếu cần. Đo huyết áp, cholesterol máu, khám bàn chân, răng và mắt là những kiểm tra thường xuyên mà bác sỹ đưa ra cho bạn. Bên cạnh đó, đường huyết cao cũng có thể làm suy yếu hệ miễn dịch. Vì vậy, người bệnh đái tháo đường lớn tuổi thường được khuyên tiêm vắc xin cúm, viêm gan B và viêm phổi để phòng ngừa các bệnh này.
Dù thế nào chăng nữa, cũng không được phép chểnh mảng trong dùng thuốc điều trị tiểu đường. Sử dụng thuốc đúng liều, uống đúng giờ và thăm khám bệnh thường xuyên luôn là lời nhắn nhủ của tất cả các bác sĩ với người bệnh tiểu đường. Mỗi loại thuốc điều trị do cơ chế khác nhau nên thời gian sử dụng thuốc trước, sau hay trong khi ăn cũng khác nhau. Ví dụ metformin (Glucophage, Fortamet…) hạ đường huyết bằng cách giảm đề kháng insulin ở tế bào, do đó nên được uống trong khi ăn. Acarbose (Precose) làm giảm hấp thu glucose nên thường được dùng ngay khi bắt đầu bữa ăn. Nếu không chắc chắn về cách dùng thuốc, bạn cầntham khảo ý kiến bác sĩ hoặc dược sỹ để được hướng dẫn cụ thể.
Cân nặng phụ thuộc vào thể trạng và tuổi tác của từng trường hợp bệnh. Hãy kiểm tra xem cân nặng của mình đã đạt chuẩn chưa và lập ngay mục tiêu giảm cân nếu bạn đang bị thừa cân. Chia nhỏ bữa ăn và tăng cường vận động là một trong những cách giảm cân hiệu quả.
Biến chứng bàn chân luôn là nỗi lo lắng của người bệnh tiểu đường. Bắt đầu chỉ bằng tê bì châm chích, dần mất cảm giác và cuối cùng là nhiễm trùng, hoại tử phải cắt cụt chân. Chăm sóc bàn chân hàng ngày, giữ chân khô ráo, sạch sẽ, cắt móng chân thường xuyên, đi giày vừa chân là những điều dễ thực hiện và hiệu quả để người bệnh tránh khỏi biến chứng bàn chân.
Quản lý bệnh tiểu đường giúp ngăn ngừa biến chứng bàn chân
Xem thêm:
Một biến chứng tiểu đường ít người chú ý tới trong quá trình quản lý bệnh là răng miệng. Giảm lưu thông máu ở lợi, nồng độ đường trong nước bọt tăng lên do đường huyết cao khiến vi khuẩn dễ phát triển gây viêm nhiễm răng lợi. Để phòng tránh, bạn cần vệ sinh răng miệng tốt bao gồm cả việc chải răng ít nhất 2 lần/ngày, dùng chỉ nha khoa và nước súc miệng.
Trầm cảm là điều rất dễ gặp phải ở người bệnh tiểu đường, dấu hiệu ban đầu là mất ngủ, lo lắng, bất an. Bệnh sẽ càng trầm trọng hơn khi người bệnh suy nghĩ tiêu cực, lo sợ bệnh bởi những cảm xúc bất thường là điều kiện tốt để đường máu tăng cao.
Vì vậy, bạn nên suy nghĩ tích cực, tìm cách thư giãn và giảm căng thẳng, stress. Trồng cây, nghe nhạc, đọc sách hoặc tập hít sâu thở chậm sẽ là những cách hiệu quả để bạn điều tiết cảm xúc.
Nghiên cứu khoa học cho thấy, hút thuốc lá làm tăng nguy cơ dẫn tới biến chứng tiểu đường. Bên cạnh đó, khói thuốc lá chứa tới trên 400 chất độc trong đó có nicotine, CO, arsenic… không chỉ gây hại cho bản thân bạn mà còn ảnh hưởng cả những xung quanh. Bỏ thuốc lá không phải là lựa chọn dễ dàng nhưng rất quan trọng để bạn giữ gìn sức khoẻ và chung sống lâu dài với bệnh tiểu đường. Rượu cũng là một chất gây nghiện không tốt cho sức khoẻ. Nếu bạn không thể bỏ rượu hoàn toàn thì nên nhớ không uống rượu khi bụng đói và chỉ uống tối đa 2 – 3 đơn vị rượu/ ngày (mỗi đơn vị tương đương với 25ml rượu 40 độ cồn hoặc 160ml bia 5 – 6 độ cồn)
Kiên trì và nghiêm túc trong điều trị bệnh kết hợp thực hiện 9 mẹo quản lý bệnh tiểu đường sẽ giúp người bệnh sống khỏe và không còn lo lắng những biến chứng tiểu đường nguy hiểm nữa.
Nguồn tham khảo: http://www.drugs.com/