Hỏi đáp với chuyên gia

Câu hỏi chuyên gia

  • Icon

    Bệnh tiểu đường có làm tăng nguy cơ ung thư không?

    Tôi bị bệnh tiểu đường và qua một số tài liệu tôi được biết rằng bệnh tiểu đường làm tăng nguy cơ phát triển ung thư? Vậy cho tôi hỏi điều này có đúng không? Tôi xin cảm ơn!
    Icon
    Chào bạn,
    Trong khoảng 50 năm trở lại đây đã có rất nhiều trường hợp báo cáo rằng, người bệnh tiểu đường có thể phát triển một loại ung thư nào đó. Để tìm hiểu cho mối liên quan này, có nhiều công trình nghiên cứu đã được thực hiện và đều đưa ra một kết luận chung: Bệnh tiểu đường có nguy cơ cao làm phát triển một số loại ung thư như  ung thư gan, tuyến tụy, nội mạc từ cung… và ít gặp hơn như ung vú, ung thư bàng quang… Bệnh tiểu đường type 2 có nguy cơ phát triển ung thư cao hơn tiểu đường type 1.
    Các nhà nghiên cứu vẫn chưa thể giải thích rõ ràng tại sao có mối liên quan này. Một số chuyên gia cho rằng bệnh tiểu đường có thể gây ra nhiều rối loạn chuyển hóa như protein, lipit, carbonhydrat… hoặc làm tăng sinh hay giảm tiết một số loại hoormon trong cơ thể. Cùng với đó, khi đường huyết tăng cao kéo dài, sẽ thúc đẩy quá trình oxy hóa sẽ diễn ra mạnh mẽ, làm sản sinh ra nhiều gốc tự do, gây hủy hoại mạch máu, dẫn tới gây ra hàng loạt các biến chứng trên tim, mắt, thận, thần kinh… Chính những tổn thương này cũng là những yếu tố có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư.
    Để giảm thiểu mối nguy cơ này, người bệnh cần kiểm soát tốt đường huyết, tuân thủ phác đồ điều trị và duy trì chế độ ăn uống, tập luyện khoa học. Sử dụng thêm một số sản phẩm hỗ trợ có nguồn gốc từ thiên nhiên cũng là một giải pháp hữu hiệu để ngăn ngừa những tổn thương do biến chứng tiểu đường.
    Chúc bạn nhiều sức khỏe!
    Thân!
     
  • Icon

    Da khô, ngứa có phải là biến chứng tiểu đường?

    Tôi năm nay 35 tuổi, mới phát hiện bệnh tiểu đường được 2 tháng nay. Trước khi được chẩn đoán bệnh, và cả bây giờ tôi có dấu hiệu ngứa ngáy toàn thân, da khô rất khó chịu. Xin hỏi đó có phải là biến chứng của bệnh tiểu đường không?
    Icon
    Chào bạn,
    Tình trạng khô và ngứa da là một trong những biểu hiện rất thường gặp ở người bệnh tiểu đường do nhiễm nấm men; do cơ thể bị mất nước, do biến chứng thần kinh làm giảm tiết mồ hôi hoặc tuần hoàn máu kém. Biến chứng này có thể xuất hiện từ rất sớm, ngay cả khi bệnh tiểu đường chưa được chẩn đoán. Thế nhưng, nhiều người bệnh tiểu đường cho rằng đây là bệnh về da liễu, không chú trọng điều trị, hoặc điều trị sai cách dẫn tới các triệu chứng ngày càng trầm trọng.
    Tuy nhiên, để có thể khẳng định chắc chắn, bạn nên thu xếp thời gian quay lại bệnh viện thăm khám với bác sĩ. Nếu đúng là do biến chứng tiểu đường, bạn cần kiểm soát tốt đường huyết qua chế độ ăn khoa học, sử dụng thuốc đúng quy định và tập luyện thể dục thường xuyên. Bạn cũng cần hạn chế gãi vì có thể gây xước xát da, tạo cơ hội bị nhiễm trùng da, đồng thời nên sử dụng các loại kem dưỡng ẩm hàng ngày sau khi tắm.
    Theo thông tin từ Hiệp hội Tiểu đường Hoa Kỳ, viêm mạn tính và stress oxy hóa tế bào dễ dàng được kích hoạt khi đường máu tăng cao là nguyên nhân quan trọng sinh biến chứng tiểu đường. Do vậy, về lâu dài cần có những giải pháp dài hạn giúp kiểm soát các tác nhân này.
    Nhiều nghiên cứu cho thấy, các thảo dược truyền thống được sử dụng lâu đời tại các nước Á Đông như Nhàu, Hoài sơn, Câu kỷ tử, Mạch môn có tác dụng giảm stress oxy hóa, giảm viêm, bảo vệ mạch máu, hạ đường huyết nhờ kích thích sản xuất insulin và giảm đề kháng insulin có vai trò rất tích cực trong việc phòng và cải thiện biến chứng tiểu đường. Tại Việt Nam, TPCN Hộ Tạng Đường đang có đầy đủ các thành phần kể trên, không những giúp cải thiện biến chứng trên da mà bạn đang gặp phải và phòng ngừa xuất hiện nhiều biến chứng nguy hiểm khác của tiểu đường. Bạn có thể tham khảo sử dụng thêm.
    Chúc bạn sức khỏe.
    Thân!
     
  • Icon

    Kiểm soát tốt đường huyết tại sao vẫn xuất hiện biến chứng?

    Mẹ tôi năm nay 70 tuổi, phát hiện đái tháo đường cách đây 10 năm. Mẹ tôi vẫn sử dụng thuốc và cứ một tháng lại đến bệnh viện kiểm tra đường huyết. Bác sĩ điều trị nói rằng đường huyết của mẹ được kiểm soát tốt. Nhưng gần đâu mẹ tôi thấy xuất hiện đau 2 bàn tay, đặc biệt đau ở các khớp ngón khiến mẹ tôi khó cầm nắm. Tôi đọc và biết rằng đó là do biến chứng của đái tháo đường. Vậy cho tôi hỏi mẹ tôi kiểm soát tốt đường huyết sao lại còn xuất hiện biến chứng? Tôi xin cảm ơn!
    Icon
    Chào bạn,
    Với các triệu chứng như bạn mô tả, mẹ bạn có thể đang mắc biến chứng cơ xương khớp của bệnh đái tháo đường làm hạn chế vận động, đau ở bàn tay, hoặc ngón tay. Bệnh tiến triển nặng dần có thể làm các ngón tay bị co rút, quặp lại, hai bàn tay không áp sát được với nhau gây khó khăn trong sinh hoạt.
    Rất nhiều người bệnh đái tháo đường nghĩ như bạn, rằng khi kiểm soát tốt giá trị đường huyết thì biến chứng sẽ không xuất hiện. Thực tế thì đây là một suy nghĩ đúng nhưng chưa đủ. Việc này chỉ giúp làm chậm xuất hiện biến chứng chứ không hoàn toàn ngăn được biến chứng tiểu đường. Bởi đái tháo đường là bệnh lý tiển triển lâu năm, giai đoạn đường máu đã tăng cao (tiền đái tháo đường) nhưng chưa được chẩn đoán có thể kéo dài từ 5 – 10 năm và gây tổn thương thành mạch máu, các tế bào thần kinh. Mặt khác giá trị đường huyết kiểm soát tốt có nghĩa là nó được đưa về một giá trị thấp nhất mà cơ thể của mẹ bạn chấp nhận được chứ về bản chất lượng đường trong máu vẫn cao hơn so với người bình thường.
    Trước mắt, bạn cần đưa mẹ đến khám lại đế được đánh giá lại tình trạng bệnh và có sự điều chỉnh liều lượng thuốc nếu cần thiết. Đồng thời, bạn có thể mua cho mẹ bạn sử dụng thêm tpcn Hộ Tạng Đường. Đây là sản phẩm giúp hỗ trợ điều trị để ổn định đường huyết và phòng ngừa biến chứng tiểu đường.
    Chúc mẹ bạn chóng khỏe.
    Thân!
  • Icon

    Thính giác suy giảm, hay quên, cáu gắt có phải biến chứng tiểu đường?

    Bố tôi bị bệnh tiểu đường nhiều năm nay. Thời gian gần đây bố tôi có nhiều biểu hiện hay quên, thính giác suy giảm nặng, hay cáu gắt. Bố tôi hiện nay đã 60 tuổi, liệu đây là do tuổi tác hay do biến chứng của tiểu đường? Mong được tư vấn.
    Icon
    Chào bạn,
    Tuổi già, cơ thể vốn dĩ đã có nhiều mệt mỏi, các tế bào cũng bị lão hóa dần. Cộng thêm bố bạn đã mắc bệnh tiểu đường lâu năm, có thể làm tổn thương tới các tế bào mạch máu, thần kinh và đẩy nhanh quá trình lão hóa, dẫn đến nhiều triệu chứng như hay quên, suy giảm thính giác và hay cáu gắt… Trước mắt, bạn nên sớm đưa bố đến các bác sĩ chuyên khoa nội tiết để được thăm khám và có phương pháp điều trị thích hợp.
    Chứng hay quên có thể làm ảnh hưởng rất nhiều đến quá trình điều trị, khiến cụ quên uống thuốc hoặc sử dụng thuốc không đúng cách. Khi đó việc kiểm soát đường huyết sẽ trở nên khó khăn hơn, làm tăng nguy cơ xuất hiện và tăng nặng các biến chứng của tiểu đường. Vì vậy, bạn cần ở bên để theo dõi và giúp đỡ cụ, đảm bảo rằng việc sử dụng thuốc cũng như chế độ ăn uống sinh hoạt luôn được duy trì hợp lý. Bên cạnh đó, mọi người trong gia đình cũng cần luôn cố gắng chiều lòng cụ, để hạn chế tối đa việc căng thẳng, cáu gắt có thể khiến bệnh trở nặng hơn.
    Để hỗ trợ cải thiện tình trạng đang gặp phải và ngăn ngừa xuất hiện các biến chứng nguy hiểm khác của tiểu đường, bạn có thể tham khảo cho bố sử dụng thêm các sản phẩm từ thảo dược như TPCN Hộ Tạng Đường với liều 4 – 6 viên/ngày/2 lần, duy trì thường xuyên để có hiệu quả tốt nhất.
    Chúc gia đình bạn luôn mạnh khỏe!
    Thân!
  • Icon

    Mắc bệnh tiểu đường có thể sinh con khỏe mạnh được không?

    Tôi được chẩn đoán bệnh tiểu đường cách đây 3 năm và đang điều trị. Nhưng tôi rất mong muốn có thể mang thai. Vậy xin hỏi, tôi có thể có con bình thường khỏe mạnh được không?
    Icon
    Chào bạn,
    Đối với một người phụ nữ mắc bệnh tiểu đường thì việc có thể mang thai được hay không luôn là nỗi băn khoăn, lo lắng bởi sợ rằng bệnh tật của mình có thể ảnh hưởng đến con. Mặc dù các rủi ro liên quan đến việc mang thai khi mắc bệnh tiểu đường là có thể xảy ra, tuy nhiên sự lo lắng căng thẳng quá mức của người mẹ có thể làm nặng hơn tình trạng này. Trên thực tế, phụ nữ mắc bệnh tiểu đường vẫn hoàn toàn có khả năng sinh có thai và sinh ra một đứa con khỏe mạnh bình thường, nếu kiểm soát tốt bệnh trước và trong quá trình mang thai. Vì vậy, bạn đừng nên quá lo lắng.
    Các biện pháp giúp bạn giảm được rủi ro cho cả mẹ và con khi mang thai bao gồm
    - Lên kế hoạch cụ thể trước khi mang thai: Bạn cần có sự chuẩn bị chu đáo trước khi mang thai dưới sự tư vấn cụ thể của các bác sĩ chuyên khoa tiểu đường và thai sản. Điều này rất cần thiết vì sẽ giúp bạn hạn chế tối được những rủi ro có thể xảy ra trong suốt thai kỳ. Trước khi quyết định mang thai, các bác sĩ cũng sẽ cần làm thêm một số các xét nghiệm để đánh giá ảnh hưởng của bệnh tiểu đường trên thận, võng mạc mắt, thần kinh và mạch vành. Nếu phát hiện đã có biến chứng trên tim mạch hay biến chứng thận thì không nên mang thai vì có thể làm bệnh nặng hơn.
    - Kiểm soát tốt đường huyết: Bạn sẽ cần kiểm soát tốt mức đường huyết từ 3 tháng trước khi mang thai và duy trì chỉ số HbA1c
    - Bổ sung acid folic: Bổ sung acid folic 4mg/ngày, từ trước 3 tháng và trong suốt quá trình mang thai để giảm nguy cơ dị tật ống thần kinh cho bé.
    - Chế độ ăn uống: Bạn phải cân bằng chế độ ăn sao cho lượng đường trong máu luôn duy trì ở mức ổn định. Tốt nhất nên tham khảo ý kiến của một chuyên gia dinh dưỡng để xây dựng chế độ ăn hợp lý trong suốt thai kỳ.
    - Chế độ luyện tập: Tập thể dục nên được khuyến khích cả trước và trong quá trình mang thai. Bạn có thể tham khảo các bài tập có lợi cho việc sinh nở sau này. Tốt nhất bạn cùng chồng có thể tham gia lớp học tiền sản.
    - Kiểm tra sức khỏe định kỳ thường xuyên: Việc kiểm tra sức khỏe định kỳ là điều bắt buộc đối với một người phụ nữ mắc bệnh tiểu đường khi mang thai, để đảm bảo rằng thai nhi đang phát triển bình thường và sức khỏe của người mẹ không bị ảnh hưởng.
    Con cái sinh ra và phát triển khỏe mạnh luôn là niềm hạnh phúc của bố mẹ. Dù là người bệnh tiểu đường đi chăng nữa thì cũng không thể cướp đi thiên chức thiêng liêng này. Bạn hãy lập ngay kế hoạch ăn uống, luyện tập thể dục và kiểm soát đường huyết khoa học, để mang lại sự phát triển tốt nhất cho thai nhi.
    Chúc gia đình bạn hạnh phúc.
    Thân!
  • Icon

    Những yếu tố nào làm ảnh hưởng đến chỉ số đường huyết?

    Cho tôi hỏi ngoài chế độ ăn uống, còn có những yếu tố nào có thể làm ảnh hưởng đến chỉ số đường huyết? Xin cảm ơn.
    Icon
    Bạn thân mến,
    Chế độ ăn chỉ là một trong số rất nhiều những yếu tố có thể tác động làm thay đổi lượng đường trong máu của bạn. Bởi vậy, để kiểm soát tốt đường huyết bạn cần phải kết hợp nhiều yếu tố, thay vì chỉ kiểm soát mình chế độ ăn. Một số yếu tố điển hình có thể kể đến đó là:
    - Tập thể dục: Có thể làm giảm lượng đường trong máu của bạn. Vì vậy, bạn cần xây dựng một chế độ luyện tập hợp lý và tham khảo ý kiến của bác sỹ nếu cần thiết. Các bài tập như erobic, yoga… thường được khuyến khích ở người bệnh tiểu đường. Nên nhớ kiểm tra đường huyết thường xuyên trước và sau quá trình tập luyện.
    - Bệnh mắc kèm: Nếu bạn bị sốt, nhiễm trùng… có thể làm tăng đường huyết.
    - Căng thẳng: Người bệnh tiểu đường thường được khuyên nên thư giãn tinh thần, hạn chế stress, căng thẳng trong công việc và cuộc sống hàng ngày.
    - Sử dụng thuốc: Một số thuốc có thể ảnh hưởng đến đường huyết chính vì vậy bạn cần phải hỏi ý kiến của bác sỹ trước khi sử dụng bất  kỳ một loại thuốc nào.
    - Giấc ngủ: Giấc ngủ rất quan trọng với người bệnh tiểu đường. Ngủ quá nhiều hoặc quá ít đều có khả năng làm tăng sự đề kháng insulin, từ đó làm tăng đường huyết.
    - Caffeine: Một nghiên cứu đã chỉ ra rằng nếu bạn uống 1 cốc cafe hàng ngày có khả năng làm giảm lượng đường trong máu.
    - Chu kỳ kinh nguyệt: Ở phụ nữ sự thay đổi các hormon sinh dục trong chu kỳ kinh nguyệt hoặc phụ nữ ở giai đoạn tiền mãn kinh cũng có thể làm thay đổi lượng đường trong máu.
    - Tăng cân: Dư thừa cân nặng có thể gây khó khăn trong việc kiểm soát đường huyết của bạn. Chính vì vậy những người bị bệnh tiểu đường thường được khuyên duy trì chỉ số cân nặng hợp lý.
    Trên đây chỉ là một số ít các yếu tố tác động có thể ảnh hưởng đến giá trị đường huyết. Điều căn bản là bạn phải hiểu về nó để quá trình điều trị bệnh đạt hiệu quả cao hơn.
    Chúc bạn mạnh khỏe!
    Thân!
  • Icon

    Chỉ số glucose máu (đường huyết) bao nhiêu thì bị tiểu đường?

    Trong đợt khám sức khỏe tổng quát của công ty tháng vừa rồi, chỉ số đường huyết của tôi đo được là 6,8 mmol/L. Tôi thấy nằm ngoài mức bình thường ghi trong phiếu xét nghiệm (3,9 – 6,4 mmol/L). Như vậy tôi đã bị tiểu đường chưa? Lượng glucose trong máu bao nhiêu là tiểu đường?
    Icon
    Chúng tôi xin gửi tới bạn câu trả lời của GS. BS. Steve Edelman, Khoa Nội tiết – Đái tháo đường thuộc trường Đại học UC San Diego – Hoa Kỳ.
    Bạn thân mến,
    Bệnh tiểu đường là tình trạng lượng glucose trong máu tăng cao quá mức. Để chẩn đoán bệnh, bác sĩ sẽ cho bạn thực hiện xét nghiệm đường huyết. Nếu lượng đường trong máu đo được lớn hơn các giá trị sau, thì có nghĩa là bạn đã mắc bệnh tiểu đường.

    Chỉ số glucose máu chẩn đoán tiểu đường
    - Đường huyết lúc đói (nhịn ăn ít nhất 8 tiếng) ≥ 7 mmol/L, cần thử ít nhất 2 lần độc lập để có kết quả chính xác.
    - Đường huyết đo tại thời điểm bất kỳ ≥ 11,1 mmol/L.
    - Đường huyết sau 2 giờ uống 75 g glucose ≥ 11,1 mmol/L.
    Nếu bạn được xét nghiệm đường huyết khi đói, cho kết quả là 6,8 mmol/L, giá trị này nằm ngoài ngưỡng bình thường nhưng vẫn dưới ngưỡng chẩn đoán. Điều này có nghĩa là bạn chưa bị mắc tiểu đường nhưng đang có nguy cơ cao mắc bệnh, hay còn gọi là giai đoạn tiền tiểu đường. Ở giai đoạn này, nếu bạn không kiểm soát tốt, sẽ nhanh chóng tiến triển thành tiểu đường tuýp 2, kéo theo nhiều biến chứng nguy hiểm như tổn thương thần kinh, tim mạch, bệnh võng mạc mắt, bệnh thận…

    Làm gì để giảm glucose máu về mức bình thường?
    Để ngăn cản tiền tiểu đường tiến triển, trước hết bạn cần áp dụng một chế độ ăn lành mạnh, hạn chế bớt chất đường (cơm, bún, miến, phở, bánh kẹo ngọt…), chất béo (mỡ động vật, đồ chiên rán…) và luyện tập thể dục mỗi ngày. Đồng thời, bạn cần theo dõi đường huyết thường xuyên để sớm được phát hiện những bất thường và có phương án điều trị bằng thuốc thích hợp.
    Tiền tiểu đường được xem là giai đoạn cửa sổ của bệnh tiểu đường, và bạn vẫn có khoảng 70% cơ hội không mắc bệnh tiểu đường nếu kiểm soát tốt đường huyết. Nhiều nghiên cứu cho thấy, ngoài một chế độ ăn, tập luyện để giảm cân, thì sử dụng các thảo dược xanh mà đại diện không thể thiếu như Mạch môn, Hoài Sơn, Nhàu... sẽ giúp tăng cường chức năng tuyến tụy, ổn định đường huyết và phòng tránh sớm các biến chứng nguy hiểm của bệnh tiểu đường bắt đầu từ giai đoạn tiền tiểu đường. Thông tin cụ thể về các thảo dược này, bạn có thể tham khảo bài viết sau:
    http://bienchungtieuduong.co/bai-viet/phuong-phap-dieu-tri/cach-on-dinh-duong-huyet-cai-thien-bien-chung---de-chung-song-voi-benh-tieu-duong.html
    Chúng tôi gửi thêm bạn bài viết về tiền tiểu đường và chế độ ăn giảm đường huyết để bạn tham khảo:
    Giải pháp giúp kiểm soát tiền tiểu đường
    Chế độ ăn cho người bị tiền tiểu đường
    Hy vọng rằng, qua những trao đổi trên đây, bạn sẽ không còn băn khoăn về giới hạn glucose máu chẩn đoán tiểu đường và sớm giảm được chỉ số đường huyết của mình.
    Chúc bạn luôn mạnh khỏe,
    Thân mến!


     -----------------------------------------------------------------------------------------------
    Thông tin về GS. BS. Steve Edelman:

    GS. BS Steve Edelman hiện đang công tác tại Khoa Nội tiết và Đái tháo đường trường Đại học California San Diego (UCSD) – Hoa Kỳ. Ông là người sáng lập và Giám đốc của Trung tâm kiểm soát bệnh tiểu đường (TCOYD). Ngoài ra, ông đã xuất bản hơn 200 bài báo, sách khoa học về bệnh tiểu đường và đạt rất nhiều giải thưởng trong suốt quá trình công tác.
  • Icon

    Bệnh tiểu đường có lây không?

    Bạn trai của em mới được chẩn đoán mắc bệnh tiểu đường. Xin cho em hỏi bệnh tiểu đường có thể lây qua được qua đường máu, qua tiếp xúc, hay quan hệ tình dục hay không? Và nó có ảnh hưởng như thế nào đến sức khỏe?
    Icon
    Chào bạn,
    Chúng tôi xin gửi bạn câu trả lời của các bác sĩ chuyên khoa tại Bệnh viện Nội Tiết Trung Ương như sau:
    Theo định nghĩa của Tổ Chức Y Tế Thế Giới (WHO) thì bệnh tiểu đường thuộc bệnh rối loạn chuyển hóa mạn tính, nguyên nhân do thiếu hụt insu lin tương đối hoặc tuyệt đối hay insu lin hoạt động kém hiệu quả. insu lin là một hormone do tuyến tụy tiết ra đóng vai trò kiểm soát và điều hòa lượng đường trong máu.
    Do vậy, tiểu đường được xếp vào nhóm bệnh rối loạn nội tiết và hoàn toàn không phải bệnh truyền nhiễm, nên chắc chắn sẽ không lây qua bất kỳ hình thức nào. Nhưng bệnh tiểu đường có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm, làm tổn thương đến các cơ quan quan trọng trong cơ thể như tim, mắt, thận, thần kinh... Với nam giới trẻ có thể làm suy giảm khả năng tình dục và rối loạn cương do biến chứng tiểu đường. Bạn trai của bạn mới được chẩn đoán mắc bệnh tiểu đường cần lưu ý tuân thủ phác đồ điều trị của bác sĩ, kết hợp với chế độ ăn uống lành mạnh và luyện tập thể dục thường xuyên để kiểm soát tốt bệnh.
    Để tăng thêm hiệu quả trong điều trị, bạn trai của bạn có thể tham khảo sử dụng thêm TPCN Hộ Tạng Đường, sản phẩm có nguồn gốc từ thiên nhiên, giúp ổn định đường huyết và ngăn ngừa, cải thiện biến chứng của tiểu đường. Đã có nhiều người bệnh kết hợp, sử dụng có hiệu quả.

    Xem thêm: Chia sẻ của người bệnh: Cách chữa tiểu đường hiệu quả

    Xem kinh nghiệm điều trị khô ngứa da, dày móng do biến chứng tiểu đường

    Chúc hai bạn luôn mạnh khỏe!
    Thân!
    * Lưu ý: Tác dụng của các phương pháp đề cập trong bài viết có thể nhanh hay chậm phụ thuộc vào thể chất/ cơ địa/ tình trạng của mỗi người