Chỉ số đường huyết bao nhiêu thì bị tiểu đường thai kỳ?

Chào bạn,
Xét nghiệm dung nạp đường huyết đo chỉ số glucose máu trong thời gian mang thai là một xét nghiệm quan trọng, giúp phòng ngừa các biến chứng nguy hiểm cho bé. Vậy chỉ số đường huyết bao nhiêu là an toàn, bao nhiêu là bị tiểu đường thai kỳ? Chúng tôi sẽ cùng bạn giải đáp ngay sau đây:.
Tiêu chuẩn chẩn đoán tiểu đường thai kỳ
Bác sĩ sẽ kết luận bạn mắc tiểu đường thai kỳ thông qua kết quả nghiệm pháp dung nạp glucose. Nếu 1 trong 3 chỉ số cao hơn giới hạn, bạn đã mắc bệnh:
+ Đường huyết khi đói ≥ 5,1 mmol/l
+ Đường huyết sau ăn 1h ≥ 10,0 mmol/l
+ Đường huyết sau ăn 2h ≥ 8,5 mmol/l
Cả 2 lần kiểm tra của bạn đều có kết quả lượng đường sau ăn 1h cao hơn giới hạn cho phép. Điều này có nghĩa bạn đã mắc tiểu đường thai kỳ. Tuy nhiên, bạn không nên quá lo lắng, chỉ cần kiểm soát đường huyết tốt bằng chế độ ăn, vận động, bạn và bé sẽ không gặp nguy hiểm gì.
Chế độ ăn uống, tập luyện cho tiểu đường thai kỳ
Phương pháp điều trị hàng đầu cho các bà mẹ bị tiểu đường thai kỳ là điều chỉnh chế độ dinh dưỡng, vận động, làm việc và nghỉ ngơi hợp lý.
– Chế độ ăn: Các chuyên gia của Hiệp hội Đái tháo đường Hoa Kỳ khuyến cáo, nhu cầu năng lượng hàng ngày trung bình cho 1 thai phụ là 1.800 – 2.500 calo. Trong đó, mẹ bầu cần ăn giảm mỡ, giảm tinh bột (cơm, bún, miến, phở…), ưu tiên cá, thịt nạc và tăng chất xơ. Các bữa ăn cần được chia làm nhiều lần trong ngày, tránh tình trạng ăn no quá hay để đói quá. Ngoài ra, bạn có thể áp dụng thêm mẹo ăn rau vào đầu bữa trước khi ăn cơm và thay thế gạo trắng bằng gạo lứt để giảm đường huyết tốt hơn.
– Tập luyện: Vì bạn đang mang thai nên bạn chỉ cần chọn các bài tập nhẹ nhàng như đi dạo hay yoga cho bà bầu. Điều này vừa giúp bạn ổn định được chỉ số đường huyết vừa giúp bạn vượt cạn dễ dàng hơn trong thời gian sắp tới.
Việc sử dụng thuốc cho bạn ở thời điểm này chưa hẳn cần thiết. Chỉ khi những biện pháp trên không có hiệu quả, bạn mới cần điều trị bằng thuốc tiêm để giảm đường huyết.
Một điểm quan trọng khác mà mọi thai phụ cần tuân thủ khi bị đường huyết cao là thăm khám định kỳ theo lịch của bác sĩ. Bác sĩ sẽ căn cứ vào kết quả kiểm tra để kịp thời điều chỉnh kế hoạch điều trị, nhằm bảo vệ bé và bạn một cách tốt nhất.
Dưới đây, chúng tôi gửi thêm 1 bài viết cụ thể về chế độ ăn cho thai phụ bị tiểu đường thai kỳ để bạn đọc thêm:
Xem thêm: Chế độ ăn cho tiểu đường thai kỳ
Hy vọng rằng với những chia sẻ trên đây, bạn sẽ không còn băn khoăn về câu hỏi chỉ số đường huyết bao nhiêu thì mắc tiểu đường thai kỳ. Và bạn sẽ yên tâm chuẩn bị chào đón bé trong tương lai gần sắp tới.
Nếu muốn được tư vấn thêm, hãy gọi cho chúng tôi theo số 0936.057.996
Chúc gia đình bạn sức khỏe!
Thân mến!
Chào bác sĩ ạ e khám ở tuần thứ 31 thì có kết quả là
Khi đói : 3.4
Sau 1h uống glucose : 11.2
Sau 2h uống glucose : 7.8
Vậy cho e hỏi là e có bị tiểu đường thai kỳ k và ở mức độ nào ạ
Chào bạn,
Qua chia sẻ cho thấy chỉ số đường huyết của bạn khi thực hiện nghiệm pháp dung nạp glucose sau 2 giờ và lúc đói đều trong ngưỡng an toàn, chỉ số sau 1 giờ cao hơn so với bình thường. Điều này cho thấy có khả năng cao bạn mắc tình trạng tiểu đường thai kỳ và cần theo dõi thêm.
Theo cdc.gov chia sẻ khoảng 50% phụ nữ mắc bệnh tiểu đường thai kỳ sẽ phát triển thành bệnh tiểu đường tuýp 2. Vì vậy tại thời điểm hiện tại bạn cần kiểm soát tốt chỉ số đường huyết bằng cách:
+ Thực hiện chế độ ăn uống khoa học, giảm lượng tinh bột. Nếu có thể nên chia thành nhiều bữa ăn trong ngày, không ăn quá no trong 1 bữa. Tăng cường ăn rau xanh hoa quả tươi, hạn chế ăn các bánh kẹo.
+ Định kỳ thăm khám và tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ.
+ Dành thời gian 30 phút mỗi ngày để tập thể dục nhẹ nhàng như đi bộ, yoga…
+ Tâm lý thoải mái, giảm lo lắng căng thẳng
Chúng tôi gửi bạn một vài bài viết đọc tham khảo:
Điều trị tiểu đường thai kỳ bằng các biện pháp không dùng thuốc
Khi giữ được đường huyết ở mức ổn định sẽ không có gì đáng lo ngại đến sức khỏe bạn và thai nhi. Nếu cần hỗ trợ giải đáp thông tin liên quan bệnh tiểu đường sau này, bạn liên hệ chúng tôi nhé.
Chúc bạn 1 thai kỳ khỏe mạnh!
Em khám ở tuần thứ 27
Lần 1 là 4,4
Lần 2 là8,5
Lần 3 là 8,6
Bsi cho e hỏi e bị TĐTK ở mức độ nào ạ
Chào bạn,
Vì hiện tại thông tin bạn chia sẻ chưa đủ, chúng tôi rất khó để tư vấn chính xác. Bạn có để lại số điện thoại, vì vậy chúng sẽ liên hệ và tư vấn trực tiếp cho bạn.
Hiện tại, bạn cũng không cần quá lo lắng, vì nếu cóchế độ ăn uống, tập luyện khoa học sẽ giúp bạn kiểm soát tốt chỉ số đường huyết, không gây nguy hiểm đến sức khỏe của mẹ và thai nhi.
Gửi bạn thông tin hữu ích về kiểm soát tiểu đường thai kỳ không dùng thuốc, bạn có thể đọc thêm. Chúc bạn một thai kỳ khỏe mạnh!
E khám ở tuần thứ 28.có kểt quả lúc đói 4.13
Sau 1h là 10.43
Sau 2h là 9.14
Bác sĩ cho em hỏi e có bị tiểu đường thai kỳ k và ở mức nào ạ
Chào bạn,
Tiêu chuẩn chẩn đoán ĐTĐ thai kỳ gồm:
– Đường huyết khi đói (sau 8h nhịn ăn) ≥ 5,3 mmol/l
– Nghiệm pháp dung nạp glucose: Người mẹ được uống 75g glucose và đo chỉ số đường huyết:
+ Sau 1h ≥ 10,0 mmol/l
+ Sau 2h ≥ 8,5 mmol/l
Có 2 trong 3 chỉ số đường của bạn đã vượt ngưỡng, đo đó bạn đang ở giai đoạn tiểu đường thai kỳ bạn cần tuân thủ theo dõi theo chỉ định của bác sĩ.
Không phủ nhận tiểu đường thai kỳ có thể dẫn đến một số nguy cơ như thai to, tiền sản giật…. Tuy nhiên, có một điều chắc chắn mà chúng tôi muốn bạn và tất cả những thai phụ biết: Người mẹ bị tiểu đường thai kỳ hoàn toàn có thể sinh con khỏe mạnh. Miễn là đường huyết được kiểm soát tốt, sức khỏe của cả bạn và bé đều không bị ảnh hưởng.
Chúng tôi xin gửi đến bạn một số thông tin bổ ích về bệnh tiểu đường thai kỳ, bạn nên đọc để hiểu thêm về bệnh cũng như cách chẩn đoán, điều trị và phòng tránh:
http://bienchungtieuduong.co/bai-viet/phuong-phap-dieu-tri/nhung-dieu-can-biet-ve-dieu-tri-dai-thao-duong-thai-ky.html
Thân mến.
Xin chào bác sĩ! E nay thai đc hơn 25 tuần làm xét nghiệm tiểu đường thai kì thì có kết quả
lúc đói 5.0mmol/L sau 1h uống glucose 75g là 7.7mmol/L. Kết quả sau 2 h uống glucose là 8.3mmol/L. Bác sĩ nói là kết quả như vậy là cao hơn bình thường và nói là e bị tiểu đường thai kì. Kết quả như vậy thì có phải e bị tiểu đường ko ah? Xin bác sĩ tư vấn giúp e ạ!
Chào bạn,
Đối chiếu với tiêu chuẩn chẩn đoán đái tháo đường thai kỳ thì các kết quả xét nghiệm của bạn đều dưới mức chẩn đoán tiểu đường thai kỳ. Để chắc chắn hơn, bạn nên đến bệnh viện kiểm tra lại một lần nữa.
Chúc bạn mẹ tròn con vuông.
Chào bác sĩ e mang thai 24 tuần khám đúng nạp đường chỉ số lúc đói là 4.44, sau 1h uống glucose 75g là 8.54, sau 2h là 8.66. kết quả này có bị tiểu đường hay ảnh hưởng gì đến bé không ạ
Chào bạn,
Tiêu chuẩn chẩn đoán ĐTĐ thai kỳ gồm:
– Đường huyết khi đói (sau 8h nhịn ăn) ≥ 5,3 mmol/l
– Nghiệm pháp dung nạp glucose: Người mẹ được uống 75g glucose và đo chỉ số đường huyết:
+ Sau 1h ≥ 10,0 mmol/l
+ Sau 2h ≥ 8,5 mmol/l
Nếu bạn có 2/3 chỉ số vượt giới hạn trên thì bạn đã bị tiểu đường thai kỳ. Hiện tại bạn đã có 1 chỉ số vượt ngưỡng nhưng không quá cao, bạn nên đi tái khám định kỳ tại chuyên khoa nội tiết để làm thêm xét nghiệm dung nạp glucose theo đúng chỉ định của bác sĩ để được theo dõi cụ thể.
Không phủ nhận tiểu đường thai kỳ có thể dẫn đến một số nguy cơ như thai to, tiền sản giật…. Tuy nhiên, có một điều chắc chắn mà chúng tôi muốn bạn và tất cả những thai phụ biết: Người mẹ bị tiểu đường thai kỳ hoàn toàn có thể sinh con khỏe mạnh. Miễn là đường huyết được kiểm soát tốt, sức khỏe của cả bạn và bé đều không bị ảnh hưởng.
Chúng tôi xin gửi đến bạn một số thông tin bổ ích về bệnh tiểu đường thai kỳ, bạn nên đọc để hiểu thêm về bệnh cũng như cách chẩn đoán, điều trị và phòng tránh:
http://bienchungtieuduong.co/bai-viet/phuong-phap-dieu-tri/nhung-dieu-can-biet-ve-dieu-tri-dai-thao-duong-thai-ky.html
Thân mến.
chào bác sĩ: e mang thai được 26 tuần khám dung nạp duong chỉ số llúc đói là: 3,83 , sau 1 h uống đuong là 9,9 , sau 2 h uống la: 10, khi test bằng máy test e thây là zậy, nhung khi trả kết quả sau 1 h uông duong là 10.55, . bác si ket luan e bi tieu duong , mong bác si giải đáp giup e
Chào bạn
Kết quả thử đường huyết ở bệnh viện bao giờ cũng chính xác hơn máy thử đường huyết tại nhà. Thêm vào đó, kết quả 2 lần đo đều cho thấy bạn đang bị tiểu đường thai kỳ. Bởi tiêu chuẩn hiện nay chỉ cần 1 chỉ số trên giới hạn, hoặc đường huyết khi đói ≥ 5,1 mmol/l hoặc đường huyết sau uống đường 1h ≥ 10,0 mmol/l hoặc đường huyết sau uống đường 2h ≥ 8,5 mmol/l.
Dù bạn bị tiểu đường thai kỳ thì bạn cũng đừng lo lắng. Bởi với tiểu đường thai kỳ, hầu hết chỉ cần điều chỉnh lại chế độ ăn và vận động hợp lý là đường huyết sẽ giảm xuống.
Gửi bạn bài viết về chế độ ăn cho tiểu đường thai kỳ, bạn tham khảo để áp dụng nhé:
https://bienchungtieuduong.co/bai-viet/che-do-dinh-duong/che-do-an-khi-bi-tieu-duong-thai-ky.html
Về tập luyện, mặc dù tập luyện làm giảm đường máu khá tốt nhưng vì đang mang thai nên bạn chỉ chọn những bài tập nhẹ nhàng như đi bộ, yoga cho bà bầu, thiền… Mỗi ngày bạn tập khoảng 20 – 30 phút là được.
Bạn yên tâm, tiểu đường thai kỳ đúng là có thể gây ra một số rủi ro cho bé nhưng tỷ lệ rất thấp. Nếu mẹ bầu ăn uống khoa học, thăm khám bác sĩ thường xuyên thì hoàn toàn có thể sinh con khỏe mạnh bình thường.
Thân mến!
em thai 33 tuần khám dung nạp đường thì âm tính mà chỉ số HBAC1 là 6,7 %bác sỉ kết luận em bi mắc bệnh dái thaáo đường vậy là em bị mắc bệnh dái tháo đường rồi phải không ạ, có ảnh hưởng nghiêm trọng đến thai nhi không ak
Chào bạn
Đúng là HbA1c 6.7% đã vượt quá ngưỡng chẩn đoán đái tháo đường. Tuy nhiên bạn đừng quá lo lắng, nếu kiểm soát đường huyết tốt thì sẽ không ảnh hưởng gì đến bé cả.
Để kiểm soát đường huyết, bạn cố gắng chia nhỏ bữa ăn trong ngày thành nhiều bữa nhỏ. Trong mỗi bữa, bạn ăn nhiều rau xanh dạng luộc hoặc salad hơn vào đầu bữa ăn, sau đó mới ăn thức ăn, cơm. Những món ngọt, nhiều tinh bột, nhiều dầu mỡ bạn cũng phải hạn chế bớt. Thịt thì ăn phần nạc, bỏ mỡ, bỏ da, nên ăn các thịt trắng như cá, thịt gia cầm.
Bạn cũng lưu ý giữ tinh thần thật thoải mái, đừng quá lo lắng nhé. Tâm trạng thoải mái cũng giúp đường huyết của bạn ổn định hơn.
Gửi bạn bài viết về tiểu đường thai kỳ để tham khảo thêm: https://bienchungtieuduong.co/bai-viet/phuong-phap-dieu-tri/kiem-soat-tieu-duong-thai-ki-khong-can-dung-thuoc.html
Chúc bạn sức khỏe!
Chào bác sĩ. Em hiện mang thai được 27 tuần và vừa làm xét nghiệm dung nạp đường huyết kết quả là: chỉ số lúc đói (sau nhịn ăn 8h): 96mg/dl., sau khi uống Nước đường 1h: 9mmol/l, sau 2h: 8.8mmol/l. Kết luận em bị tiểu đường thai kỳ. Cho em hỏi em có bị nặng không bác sĩ. Em đang ăn kiêng theo hướng dẫn và 2 tuần sau mới Đi xét nghiệm lại. Cảm ơn bác sĩ.
Chào bạn,
Hiện tại với đường huyết mà bạn đã chia sẻ cho chúng tôi thì bạn đang bị tiểu đường thai kỳ. Tuy nhiên, bạn cũng đừng quá lo lắng, bởi có cách giúp bạn giảm được chỉ số này và không gây nguy hiểm gì cho bé.
Đầu tiên, bạn cần điều chỉnh chế độ ăn. Bạn nên ăn giảm những thực phẩm dễ khiến đường huyết tăng cao như: cơm, bún, miến, phở, bánh kẹo ngọt…, ăn tăng rau xanh để làm chậm tốc độ hấp thu đường vào cơ thể. Để đảm bảo dinh dưỡng cho bé và tránh đường huyết tăng cao, bạn nên chia nhỏ bữa ăn trong ngày thành 5 bữa nhỏ, bữa phụ bạn có thể ăn sữa chua không đường, sữa không đường kèm trái cây.
Vận động nhẹ nhàng 20 – 30 phút hàng ngày cũng là một giải pháp tốt. Bạn có thể lựa chọn đi bộ hoặc tham gia 1 lớp yoga dành riêng cho phụ nữ mang thai. Dưới đây là bài viết chi tiết về tiểu đường thai kỳ để bạn tham khảo: http://bienchungtieuduong.co/bai-viet/phuong-phap-dieu-tri/kiem-soat-tieu-duong-thai-ki-khong-can-dung-thuoc.html
Chúc bạn và bé khỏe mạnh!”
Chào bác sĩ. Hôm nay em đi xet nghiem duong huyet cho kết qua lúc đói là 4.5, sau 1h là 8.77, sau 2 h 9.2 vây truong hop cua em có nguy hiểm ko a. Em cam on Bác sĩ
Chào bạn,
Hiện tại với đường huyết mà bạn đã chia sẻ cho chúng tôi thì bạn đang bị tiểu đường thai kỳ. Tuy nhiên, bạn cũng đừng quá lo lắng, bởi có cách giúp bạn giảm được chỉ số này và không gây nguy hiểm gì cho bé.
Đầu tiên, bạn cần điều chỉnh chế độ ăn. Bạn nên ăn giảm những thực phẩm dễ khiến đường huyết tăng cao như: cơm, bún, miến, phở, bánh kẹo ngọt…, ăn tăng rau xanh để làm chậm tốc độ hấp thu đường vào cơ thể. Để đảm bảo dinh dưỡng cho bé và tránh đường huyết tăng cao, bạn nên chia nhỏ bữa ăn trong ngày thành 5 bữa nhỏ, bữa phụ bạn có thể ăn sữa chua không đường, sữa không đường kèm trái cây.
Vận động nhẹ nhàng 20 – 30 phút hàng ngày cũng là một giải pháp tốt. Bạn có thể lựa chọn đi bộ hoặc tham gia 1 lớp yoga dành riêng cho phụ nữ mang thai. Dưới đây là bài viết chi tiết về tiểu đường thai kỳ để bạn tham khảo:
http://bienchungtieuduong.co/bai-viet/phuong-phap-dieu-tri/kiem-soat-tieu-duong-thai-ki-khong-can-dung-thuoc.html
Chúc bạn và bé khỏe mạnh !
Em có bầu 20 tuần xét nghiệm tiểu sử khi đói là 4.3 sau 1 tiếng uông đường là 12 .sau 2 tiếng là 7.8 vậy của em có nguy hiểm không ạ.chữa trị thế nào ạ
Chào bạn,
Đường huyết 1h sau nghiệm pháp dung nạp đường huyết của bạn đang ở ngưỡng khá cao còn 2 chỉ số còn lại ở ngưỡng bình thường. Vì thế, hiện tại bạn cần lưu ý thay đổi chế độ ăn uống phù hợp để kiểm soát đường huyết tốt hơn. Để hiểu rõ hơn về những lưu ý trong chế độ ăn bạn đọc thêm trong bài viết: http://bienchungtieuduong.co/bai-viet/che-do-dinh-duong/che-do-an-khi-bi-tieu-duong-thai-ky.html
Thân mến!
Chào bác sỹ.e đang mang thai tuần thứ 28.làm dung nạo đường huyết.chỉ số lúc đói là 5,4mmol/l. Sau uống đường 1h là 8,9 mmol/l.và sau 2 h là 7,9mmol/l.như vậy e có phải bị tiểu đường thai kì không ak
Chào chị,
Theo tiêu chuẩn chẩn đoán mới thì chẩn đoán ĐTĐ thai kỳ khi bất kỳ giá trị glucose huyết sau khi làm nghiệm pháp dung nạp đường thỏa mãn tiêu chuẩn sau đây:
– Lúc đói ≥ 92 mg/dL (5,1 mmol/L)
– Ở thời điểm 1 giờ ≥ 180 mg/dL (10,0 mmol/L)
– Ở thời điểm 2 giờ ≥ 153 mg/dL (8,5 mmol/L)
Như vậy, ở trường hợp của chị đã đủ tiêu chuẩn để chẩn đoán ĐTĐ thai kỳ. Tuy nhiên, chị không nên quá lo lắng vì nếu kiểm soát tốt đường huyết và cân nặng, sức khỏe ổn định thì chị hoàn toàn có thể sinh con khỏe mạnh.
Để hiểu rõ hơn những điều cần lưu ý cho bà mẹ mắc tiểu đường thai kỳ, chị đọc thêm trong bài viết sau: http://bienchungtieuduong.co/bai-viet/che-do-dinh-duong/che-do-an-khi-bi-tieu-duong-thai-ky.html
Thân mến!
Chào bác sĩ,thai e được 27 tuan kết quả thử đường lúc đói là 4,8 mmol/l, sau khi nạp glucose 75g sau 1h 9.9, sau 2h 10.4
Như vay e có bị đái tháo đường thai kỳ không bác sĩ?
Cảm ơn bác sĩ!
Chào bạn,
Theo tiêu chuẩn chẩn đoán ĐTĐ thai kỳ mới của Bộ Y tế thì trường hợp của bạn đã đủ tiêu chuẩn chẩn đoán tiểu đường thai kỳ. Không rõ bác sĩ chỉ định cho bạn thế nào? Nhưng trước mắt bạn cần thay đổi chế độ ăn uống, sinh hoạt để đưa đường huyết về ngưỡng bình thường. Bạn yên tâm rằng, người mẹ mắc tiểu đường thai kỳ nếu kiểm soát tốt đường huyết, cân nặng, sức khỏe tốt thì hoàn toàn có thể sinh con khỏe mạnh. Để hiểu rõ hơn về tiểu đường thai kỳ, những lưu ý trong chế độ ăn uống và sinh hoạt bạn đọc thêm trong bài:
http://bienchungtieuduong.co/bai-viet/che-do-dinh-duong/che-do-an-khi-bi-tieu-duong-thai-ky.html
Thân mến!
Chao bác si nam nay em 29 tuoi thai 26 tuan 4d . Hom qua em co di thu đuong . Lúc doi chi so cua em la 79 sau khi Nap đuong 1h la 208 va sau 2h la 148. Nhu vay em bi gj ah. Nho Cac bác tu van cho em cam on
Chào bạn,
Theo thông tin mà bạn chia sẻ có thể thấy đường huyết lúc đói và chỉ số đường huyết sau 2h làm nghiệm pháp dung nạp đường ở ngưỡng bình thường nên bạn chưa mắc tiểu đường thai kỳ. Tùy đường huyết sau 1h của bạn hơi cao nhưng bạn cũng không cần quá lo lắng, hiện tại bạn chỉ cần thay đổi chế độ ăn uống, lối sống phù hợp để giữ đường huyết ổn định là được. Thông tin chi tiết về chế độ ăn uống, lối sống bạn có thể đọc thêm trong bài:
https://bienchungtieuduong.co/bai-viet/thong-tin-benh/nhan-biet-dai-thao-duong-thai-ky-va-cham-soc-sau-sinh.html
Thân mến!
Chào bác sĩ tư vấn giúp em. Em đi siêu âm lúc thai được 24 tuấn có test dung nạp đường thì kết quả như sau: Lúc đói : 4.51, Sau 1h: 11.14, sau 2h: 11.69. Bac si ket luan em bi tiểu đường thai kỳ. Hẹn em về nhà điều chỉnh chế độ ăn không đường sau 3 tuần test lai thì kết quả là: HBA1C: 4.9 (4.8 – 5.9), Glycate Hb: 5.39 ( 5.2 – 6.9 ), Glucose sau an 2 giờ: 4.80 ( <6.7). Bac si noi đường em ổn định chỉ cần d9eiu62 chỉnh chế độ ăn uống là được. Bác sĩ giải thích cho em rõ hơn được không? Em cảm ơn nhiều lắm.
Chào bạn,
Có thể thấy ở lần khám đầu tiên đường huyết của bạn có 2/3 chỉ số tiêu chuẩn vượt giới hạn cho phép nên bác sỹ mới chẩn đoán bạn mắc tiểu đường thai kỳ. Khi mắc tiểu đường thai kỳ, lựa chọn đầu tiên là thay đổi chế độ ăn, tập luyện hàng ngày nhằm làm giảm đường huyết. Như vậy ở trường hợp của bạn sau thời gian 3 tháng thực hiện chế độ ăn uống, tập luyện thì đường huyết của bạn đã ở mức ổn định ,vì thế bạn nên tiếp tục duy trì chế độ sinh hoạt như hiện tại là tốt nhất, không nên quá lo lắng.
Chúc bạn và bé khỏe mạnh!
Chào bs hôm 26w e co làm xét nghiệm glycemie ket quả là chỉ số lúc đói là 97mg%. Sau 1h là 146mg%. Sau 2h là 119mg%. Như vậy e có bị tiểu đường ko ạ.
Chào bạn,
Theo tiêu chuẩn chẩn đoán đái tháo đường thai kỳ, bạn sẽ được chẩn đoán mắc tiểu đường thai kỳ khi có 2/3 chỉ số vượt ngưỡng cho phép như sau:
– Đường huyết khi đói (sau 8h nhịn ăn) ≥ 5,3 mmol/l (95 mg/dl)
– Nghiệm pháp dung nạp glucose: Người mẹ được uống 75g glucose và đo chỉ số đường huyết:
+ Sau 1h ≥ 10,0 mmol/l (180 mg/dl)
+ Sau 2h ≥ 8,5 mmol/l (153 mg/dl)
Như vậy, trường hợp của bạn chỉ có đường huyết lúc đói cao vượt ngưỡng một chút còn 2 chỉ số khác ở giới hạn bình thường nên chưa đủ cơ sở để chần đoán bạn mắc tiểu đường thai kỳ.
Mặc dù, đường huyết lúc đói của bạn hơi cao nhưng bạn cũng không nên quá lo lắng, trước mắt bạn cần lưu ý đến thai đổi chế độ ăn uống, lối sống, tập luyện cho phù hợp để giúp giảm đường huyết. Định kỳ thăm khám và đo đường huyết ở những lần khám thai tiếp theo để theo dõi và có hướng xử trí phù hợp. Bạn có thể đọc thêm bài viết sau để hiểu rõ hơn về tiểu đường thai kỳ và những cách phòng tránh nguy cơ ảnh hưởng do đường huyết tăng cao: https://bienchungtieuduong.co/bai-viet/thong-tin-benh/nhan-biet-dai-thao-duong-thai-ky-va-cham-soc-sau-sinh.html
Chúc bạn và em bé mạnh khỏe!
Thai e duoc 24,5 tuan chi so xet nghiem dung nạp đường như sau:
– Glucose 1 (luc doi) la 4.39 (<5.1)
- Glucose 2 (sau 1h) là 9.61 (<10)
- Glucose 3 (sau 2h) là 9.84 (<8.5)
Bac sĩ khám chỉ đ5inh cữ ăn đường, tinh bột và khám thêm nội tiết.
Bác sĩ cho em hỏi là em có bi tiểu đường thai kỳ không và có cần khám thêm về nôi tiết không? Khám nôi tiết sẽ thực hiện những như thế nào.
Em cám ơn bác sĩ.
Chào bạn,
Theo giá trị đường huyết mà bạn cung cấp có thể thấy bạn chưa mắc tiểu đường thai kỳ, tuy nhiên chỉ số đường huyết của bạn cũng ở ngưỡng khá cao. Bởi vậy, bạn cần tuân thủ đúng chỉ định và hướng dẫn của bác sỹ. Nếu chưa yên tâm bạn có thể đi khám lại tại khoa Nội tiết. Khi khám tại khoa Nội Tiết các bác sỹ sẽ cho bạn đo lại chỉ số đường huyết và dựa vào đó sẽ cho bạn lời khuyên chính xác nhất.
Thân mến!
Bác sĩ ơi e bầu 25 tuần 6 ngày e tét dung nạp đường như sau. Khi đoi 3.9. 1h sau khi uống glucose la 9.7. Sau 2h khi uống glucose la 9.8. Vậy theo kết quả này e có bị tiểu đường thai kỳ không ạ.
Chào bạn,
Bạn sẽ được chẩn đoán tiểu đường thai kỳ khi có 2/3 chỉ số đường huyết vượt ngưỡng tiêu chuẩn như sau:
– Đường huyết khi đói (sau 8h nhịn ăn) ≥ 5,3 mmol/l (95 mg/dl)
– Nghiệm pháp dung nạp glucose: Người mẹ được uống 75g glucose và đo chỉ số đường huyết:
+ Sau 1h ≥ 10,0 mmol/l (180 mg/dl)
+ Sau 2h ≥ 8,5 mmol/l (153 mg/dl)
Như vậy, theo thông tin mà bạn chia sẻ có thể thấy bạn chưa mắc tiểu đường thai kỳ nhưng chỉ số đường huyết sau ăn 2 h của bạn khá cao thì có thể bạn cũng đang gặp phải tình trạng rối loạn dung nạp glucose. Trước mắt để kiểm soát đường huyết tốt hơn bạn cần lưu ý đến chế độ ăn, tập luyện khoa học và định kỳ thăm khám kiểm tra đường huyết 1 lần/tháng. Nếu kiểm soát tốt đường huyết thì bạn hoàn toàn có thể sinh con khỏe mạnh vì vậy, bạn không cần lo lắng quá mức. Để hiểu rõ hơn về tiểu đường thai kỳ bạn có thể đọc thêm bài viết dưới đây: https://bienchungtieuduong.co/bai-viet/thong-tin-benh/nhan-biet-dai-thao-duong-thai-ky-va-cham-soc-sau-sinh.html
Chúc bạn nhiều sức khỏe!
Chào bác sĩ, e mang thai được 27w e test dung nạp đường như sau
Khi đói 5.03
1h sau khi uống glucose 9.76
2h sau khi uống glucose 9.14
Vậy theo kết quả này e có phải đã bị tiểu đường thai kỳ k ak
Chào bạn,
Bạn sẽ được chẩn đoán tiểu đường thai kỳ khi có 2/3 chỉ số đường huyết vượt ngưỡng tiêu chuẩn như sau:
– Đường huyết khi đói (sau 8h nhịn ăn) ≥ 5,3 mmol/l (95 mg/dl)
– Nghiệm pháp dung nạp glucose: Người mẹ được uống 75g glucose và đo chỉ số đường huyết:
+ Sau 1h ≥ 10,0 mmol/l (180 mg/dl)
+ Sau 2h ≥ 8,5 mmol/l (153 mg/dl)
Như vậy có thể thấy các chỉ số đường huyết của bạn chưa đủ để chẩn đoán tiểu đường thai kỳ nhưng hiện có thể bạn đã gặp phải tình trạng rối loạn dung nạp glucose. Trước mắt để kiểm soát tốt đường huyết, bạn cần lưu ý đến chế độ ăn uống khoa học, tập luyện thường xuyên, định kỳ kiểm tra đường huyết thường xuyên, tránh lo lắng quá mức. Nếu đường huyết của bạn được kiểm soát tốt thì bạn hoàn toàn có thẻ sinh con khỏe mạnh. Bài viết dưới đây cung cấp khá nhiều thông tin hữu ích về tiểu đường thai kỳ bạn có thể tìm hiểu thêm: https://bienchungtieuduong.co/bai-viet/thong-tin-benh/nhan-biet-dai-thao-duong-thai-ky-va-cham-soc-sau-sinh.html
Chúc bạn và em bé mạnh khỏe!
Chao bac si, Bac si lam on cho em hoi thai em duoc 25tuan 5 ngay em di lam xet nghiem mau (TUL10-dung nap Glucose) ket qua cho ra: Duong huyet luc doi 4.97, sau uong 1 gio 10.8, sau uong 2 gio 9.0. Thua bac si ket qua nhu vay em co bi dai thao duong khong? da o muc nghiem trong lam chua? va em can an uong nhu the nao? em co the tiep tuc uong sua bau Similac duoc khong thua bac si?
Chào bạn,
Với giá trị như của bạn, thì bạn đã bị tiểu đường thai kỳ. Nếu bạn để tình trạng này kéo dài thì có thể ảnh hưởng tới sức khỏe của bạn và thai nhi. Chính vì vậy, bạn nên kiểm soát tốt đường huyết để phòng tránh những nguy cơ sau này. Không rõ hiện tại bác sĩ đã chỉ định thuốc cho bạn chưa? Nếu chưa, thì có thể tình trạng của bạn có thể cải thiện chỉ cần thông qua chế độ ăn uống và tập luyện. Về chế độ ăn và tập luyện bạn có thể tham khảo thêm trong bài viết sau:
Đối với sữa bầu Similac chúng tôi nghĩ bạn
em chào bác sĩ.
hiện tại e đang mang thai được 31w. e có làm nghiệm pháp dung nạp đường ở tuần 28 ở bệnh viện Medlatec, kết quả của e là:
– trc ăn 4,47
– sau 1h là 10,2
– sau 2h: 7,11
e có đi xét nghiệm lại ở bệnh viện Bạch Mai thì kết quả đường của e trc ăn là 4,0. định lượng HbA1c của e là 5,0%. bsi kết luận e bị tiểu đường thai kỳ , yêu cầu e về điều chỉnh chế độ ăn và thử đường huyết bằng máy sau mỗi 1 và 2h ăn. vậy bsi có thể cho e biết là chỉ só trong ngưỡng an toàn sau khi ăn 1h và 2h là bao nhiêu đc k ạ.
Em xin cám ơn ạ
Chào bạn,
Tiêu chuẩn chẩn đoán tiểu đường thai kỳ được xác định khi có 2/3 chỉ số bất thường:
– Đường huyết khi đói ≥ 5,3 mmol/l
– Nghiệm pháp dung nạp glucose:
+ Sau 1h ≥ 10,0 mmol/l
+ Sau 2h ≥ 8,5 mmol/l
Theo khuyến cáo, phụ nữ mắc bệnh tiểu đường thai kì nên kiểm soát mức đường huyết ở mức:
– Đường huyết trước khi ăn sáng ≤ 5.3 mmol/l
– Đường huyết sau 1 giờ ăn : ≤ 7.8 mmol/l
– Đường huyết 2 giờ sau ăn: ≤ 7.2 mmol/l
Theo tiêu chuẩn chẩn đoán tiểu đường thai kỳ, hiện nay bạn có chỉ có 1/3 chỉ số vượt ngưỡng, mặt khác lần xét nghiệm thứ 2 của bạn thì đường huyết và HbA1c đều trong giới hạn bình thường, vì vậy bạn chỉ thuộc đối tượng có nguy cơ cao bị tiểu đường thai kỳ, chứ chưa phải bị.
Trước mắt, bạn cần phải lưu ý kiểm soát thật tốt đường huyết bằng chế độ ăn uống, sinh hoạt khoa học và định kỳ kiểm tra đường huyết 1 tháng một lần. Bên cạnh đó, bạn cũng nên giữ tâm trạng thoải mái, tránh căng thẳng quá mức vì điều đó sẽ làm ảnh hưởng xấu tới sức khỏe của mẹ, cũng như thai nhi.
Bạn nên ăn đầy đủ các chất dinh dưỡng và tập luyện theo hướng dẫn trong bài viết sau:
http://bienchungtieuduong.co/bai-viet/phuong-phap-dieu-tri/nhung-dieu-can-biet-ve-dieu-tri-dai-thao-duong-thai-ky.html
http://bienchungtieuduong.co/bai-viet/che-do-dinh-duong/che-do-an-khi-bi-tieu-duong-thai-ky.html
Chúc bạn sức khỏe!
chào bác sy. em làm nghiệm pháp dung nạp glucose lúc thai 26 tuần cho kq như sau: khi đói là 4.0mmol/l, sau 1h là 8.1mmol/l, sau 2h là 8,9mmo/l, e thấy kqua co 2 chi so vẫn trong ngưỡng bt, nhưng bs kết luận e bị tiểu đường thai kỳ, vậy có chính xác ko ah? em xin cảm ơn.
Chào bạn,
Căn cứ theo giá trị xét nghiệm mà bạn cung cấp thì mới có một giá trị vượt ngưỡng, chưa đủ để chẩn đoán mắc bệnh tiểu đường thai kỳ. Tuy nhiên, chúng tôi không rõ bạn làm xét nghiệm này ở đâu? Để có kết quả chính xác nhất chúng tôi nghĩ rằng, bạn nên đến các bệnh viện lớn từ tuyến tỉnh trở lên để làm lại các xét nghiệm này, từ đó là cơ sở chính xác nhất để chẩn đoán bệnh.
Mặc dù chưa đủ cơ sở để chẩn đoán bạn mắc bệnh, tuy nhiên bạn cũng đã được xếp vào nhóm có nguy cơ cao mắc bệnh tiểu đường thai kỳ. Chính vì vậy, bạn cần thay đổi chế độ ăn uống và tập luyện ngay từ bây giờ để giữ cho mức đường huyết của mình luôn ở mức ổn định, tránh ảnh hưởng tới thai nhi.
Bạn có thể tham khảo thông tin chi tiết về bệnh tiểu đường thai kỳ trong bài viết sau:
https://bienchungtieuduong.co/bai-viet/thong-tin-benh/nhan-biet-dai-thao-duong-thai-ky-va-cham-soc-sau-sinh.html
Chúc bạn sức khỏe!”
Chào bác sĩ em có đi làm xét nghiệm glucose trên phụ sản trung ương và kết quả là: Trước uống là <5.3 mnol/l Sau 1h là <10mmol/l Sau 2h là <8.6mmol/l. Em đang mang thai tuần thứ 32 ạ. Mong bác sĩ cho em lời khuyên với ạ. Em cảm ơn.
Chào bạn,
Bạn có thể cho chúng tôi biết rõ hơn về các giá trị đường huyết mà bạn đo được tại bệnh viện phụ sản trung ương được không? Sở dĩ tôi hỏi như vậy vì:
– Nếu các giá trị của bạn hoàn toàn bình thường [Đường huyết lúc đói: 70,9 mg/dL ± 7,8 (3,94 mmol/L ± 0,43), Đường huyết một giờ sau ăn: 108.9 mg/dL ± 12.9 (6.05mmol/L ± 0.72), Đường huyết hai giờ sau ăn: 99.3 mg/dL ± 10.2 (5.52mmol/L ± .57) ]thì bạn không phải lo lắng. Bạn chỉ cần ăn uống điều độ, cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng cho thai nhi phát triển khoẻ mạnh là được. Bổ sung thêm các nguyên tố vi lượng như sắt, canxi để đảm bảo thai nhi phát triển khỏe mạnh
– Nếu giá trị đường huyết của bạn cao hơn giá trị bình thường, thì bạn được xếp vào nhóm đối tượng có nguy cơ cao mắc bệnh tiểu đường thai kỳ. Trong trường hợp này, bạn chỉ cần thay đổi chế độ ăn uống và tập luyện để đảm bảo đường huyết luôn ổn định ở mức an toàn. Bạn có thể tham khảo bài viết về cách phòng tránh tiểu đường thai kì trong bài viết sau:
http://bienchungtieuduong.co/bai-viet/thong-tin-benh/tieu-duong-thai-ki–nhung-dieu-can-biet.html
Chúc 2 mẹ con bạn sức khỏe!
Thai e duoc 33w ket qua thu duong cua e la luc doi 78mg% sau khi nap 75g duong glucose sau 1h 178mg% nap duong sau 2h 92mg% zaj e co bi duong thai ki ko zai .
Chào bạn,
Theo tiêu chuẩn chẩn đoán tiểu đường thai kỳ, khi có 2 trong 3 tiêu chí sau thì bạn sẽ được chẩn đoán là mắc bệnh:
– Đường huyết khi đói (sau 8h nhịn ăn) ≥ 5,3 mmol/l ( 95.4 mg%)
– Nghiệm pháp dung nạp glucose: Người mẹ được uống 75g glucose và đo chỉ số đường huyết:
+ sau 1h ≥ 10,0 mmol/l ( 180 mg%)
+ Sau 2h ≥ 8,5 mmol/l ( 153 mg%)
Như vậy, bạn chưa bị mắc bệnh tiểu đường thai kì, nhưng mức đường huyết hơi cao so với mức bình thường mở phụ nữ có thai. Chính vì vậy, bạn nên thay đổi chế độ ăn uống tập luyện để ngăn không cho đường huyết tăng lên mức quá cao, tránh nguy cơ mắc bệnh tiểu đường thai kỳ.
Bạn có thể tham khảo thêm về chế độ ăn uống, tập luyện cho người bệnh tiểu đường thai kì trong bài viết sau:
http://bienchungtieuduong.co/bai-viet/che-do-dinh-duong/che-do-an-khi-bi-tieu-duong-thai-ky.html
Chúc bạn sức khỏe!
Hom qua e moi lam xet nghiep tieu duong thai ky va bac si chuan doan e bi tieu duong thai ky neu bi vay co anh huong j toi thai nhi va nguoi me ko ạ
Chào bạn,
Khi mắc bệnh tiểu đường thai kỳ, nếu kiểm soát tốt được đường huyết thì bạn và con mình không bị ảnh hưởng gì cả. Trong trường hợp, đường huyết không được kiểm soát tốt thì có thể có nguy cơ gặp phải một số biến chứng như: thai quá to, sinh non, đa ối (quá nhiều nước ối), sẩy thai, thai chế lưu, hạ đường huyết hoặc tặng huyết áp, tiền sản giật.
Để giảm nguy cơ mắc các biến chứng trên thì ngay từ lúc này, bạn cần thực hiện các biện pháp nhằm kiểm soát đường huyết của mình như: dùng thuốc ( nếu có), chế độ ăn uống có kiểm soát và tập luyện thể dục thường xuyên. Sau khi sinh bạn nên cho con bú để nâng cao sức khỏe cho bé và tăng cường hoạt động của insulin đối với tế bào làm giảm đề kháng insulin – ngăn ngừa bệnh tiến triển thành bệnh tiểu đường tuýp 2.
Hãy đọc thêm các bài viết sau để có những kiến thức bổ ích, giúp quá trình điều trị hiệu quả:
1. Nhận biết bệnh tiểu đường thai kỳ:
https://bienchungtieuduong.co/bai-viet/thong-tin-benh/nhan-biet-dai-thao-duong-thai-ky-va-cham-soc-sau-sinh.html
2. Chế độ ăn uống cho phụ nữ tiểu đường thai kỳ:
https://bienchungtieuduong.co/bai-viet/thong-tin-benh/nhan-biet-dai-thao-duong-thai-ky-va-cham-soc-sau-sinh.html
3. Tập luyện thể dục cho phụ nữ tiểu đường thai kỳ:
http://bienchungtieuduong.co/bai-viet/che-do-dinh-duong/5-loi-khuyen-khi-tap-the-duc-trong-benh-tieu-duong.html
Chúc bạn sức khỏe:
Thai e duoc 22-23 tuan chi so xet nghiem luc doi la 3.92. Sau uong 1 gio la 6.8. Sau uong 2h la 9.8. Bac si ket luon e duong tinh tieu duong. e muon hoi truong hop cua e co nguy hiem k a
Chào bạn, Với kết quả xét nghiệm đường huyết của bạn thì mới chỉ có 1 giá trị vượt ngưỡng ( đường huyết sau 2 h uống ≥ 8.5 mmol/l) chẩn đoán, nên bạn hoàn toàn có thể yên tâm mình không bị mắc bệnh tiểu đường thai kỳ nhưng bạn được xếp vào nhóm đối tượng có nguy cơ cao. Bạn nên chú ý hơn trong ăn uống, hạn chế thực phẩm giàu đường bột, tăng cường trái cây, rau xanh, chất đạm, uống nhiều nước và luyện tập thể dục nhẹ nhàng. Bạn không nên quá lo lắng, bởi bạn hoàn toàn có thể sinh con khỏe mạnh nếu kiểm soát tốt đường huyết tốt thông qua chế độ ăn uống, tập luyện khoa học theo hướng dẫn cụ thể trong các bài viết sau: https://bienchungtieuduong.co/bai-viet/thong-tin-benh/nhan-biet-dai-thao-duong-thai-ky-va-cham-soc-sau-sinh.html
http://bienchungtieuduong.co/bai-viet/che-do-dinh-duong/che-do-an-khi-bi-tieu-duong-thai-ky.html
Chúc bạn sức khỏe!
Thai e duoc 29w ket qua sau khi thu duong la luc doi 84mg% sau khi nap 75glucosesau 1h 187mg%sau 2h 60mg% thi e co bi duong trong thoi ki mang thai ko bac si
Chào bạn,
Để chẩn đoán mắc bệnh đái tháo đường thai kì thì cần có ít nhất 2 trên 3 tiêu chí sau:
– Đường huyết lúc đói ≥ 5.1 mmol/l (91.8 mg%)
– Đường huyết sau uống glucose 1 h ≥10.0 mmol/l (180 mg%)
– Đường huyết sau uống glucose 2 h ≥ 8.5 mmol/l (153mg%)
Như vậy, bạn chỉ có đường huyết sau khi nạp 75g glucose 1h vượt ngưỡng còn 2 chỉ số còn lại ở mức bình thường nên bạn chưa bị đái tháo đường thai kỳ nhưng bạn đang ở trong nhóm đối tượng có nguy cơ cao.
Chính vì vậy, ngay từ bây giờ bạn cần phải chuẩn bị cho mình một lối sống, chế độ ăn khoa học nhằm ổn định chỉ số đường huyết. Trong khẩu phần ăn nên giảm chất bột đường có trong các loại rau củ quả chứa nhiều tinh bột, chất đường), hạn chế ăn mỡ động vật nên ăn dầu thực vật và tăng cường ăn các loại rau xanh, chất xơ. Bạn cũng nên tập thể dục hằng ngày, có thể lựa chọn một số môn luyện tập nhẹ nhàng như đi bộ, đi xe đạp, bơi lội, thiền, yoga và duy trì ít nhất 30 phút mỗi ngày để kiểm soát đường huyết và tăng cường sức khỏe.
Bài viết sau đây có rất nhiều thông tin bổ ích về chế độ ăn, tập luyện cho mẹ bầu có đường huyết cao trong thai kỳ, bạn có thể tìm hiểu thêm:
https://bienchungtieuduong.co/bai-viet/thong-tin-benh/nhan-biet-dai-thao-duong-thai-ky-va-cham-soc-sau-sinh.html
Chúc bạn sức khỏe!
Bsĩ cho e hỏi. E muốn tự làm nghiệm pháp đường huyết tại nhà. Hiện e dang tuần thai 27 sang 28 ạ. E muốn hỏi lượng đường glucose và nước hòa với nhau là bao nhiêu ạ? Em cảm ơn ạ!
Chào bạn,
Nghiệm pháp dung nạp glucose đường ống thường được thực hiện ở phụ nữ mang thai từ tuần 24 – 28 thai kỳ dùng để chấn đoán đái tháo đường thai kỳ. Để có kết quả chính xác xét nghiệm này phải được tiến hành bởi những người có chuyên môn tại cơ sở y tế, vì vậy, tốt nhất bạn không nên đến bệnh viện để làm xét nghiệm.
Thân mến!
Chào Bác Sĩ!
Hôm qua em xét nghiệm thai kì tiểu đường ở bệnh viện từ dũ, thai kì của em là 21 tuần 1 ngày. Đường huyết lúc đói là 4.25. Sau uống 1 giờ là 10.34. Sau uống 2 giờ là 6.4. Kết luận em bị dương tính. Như vậy chỉ số nào của em là cao? Giờ em phải làm như thế nào hết bị tiểu đường thai kì? Em đang rất hoang mag. Mong Bác sĩ tư vấn giúp em ạ. Em cảm ơn Bác sĩ nhiều!
Chào bạn,
Theo Hiệp hội Đái tháo đường Hoa Kỳ, tiểu đường thai kỳ được chẩn đoán khi có nhiều hơn 2 trong số 3 tiêu chuẩn dưới đây:
– Đường huyết khi đói (sau 8h nhịn ăn) ≥ 5,3 mmol/l
– Nghiệm pháp dung nạp glucose: Người mẹ được uống 75g glucose và đo chỉ số đường huyết:
+ Sau 1h ≥ 10,0 mmol/l
+ Sau 2h ≥ 8,5 mmol/l
Như vậy, ở trường hợp của bạn mới chỉ có 1 chỉ số đường huyết sau 1h vượt ngưỡng, nên bạn có thể yên tâm rằng bạn không bị tiểu đường thai kỳ. Bạn nên chú ý hơn trong ăn uống, hạn chế thực phẩm giàu đường bột, tăng cường trái cây, rau xanh, chất đạm, uống nhiều nước và luyện tập thể dục nhẹ nhàng.
Người mẹ mắc tiểu đường thai kỳ cũng không nên quá lo lắng, bởi bạn hoàn toàn có thể sinh con khỏe mạnh nếu kiểm soát tốt đường huyết thông qua chế độ ăn uống, tập luyện khoa học theo hướng dẫn cụ thể trong các bài viết sau:
https://bienchungtieuduong.co/bai-viet/thong-tin-benh/nhan-biet-dai-thao-duong-thai-ky-va-cham-soc-sau-sinh.html
http://bienchungtieuduong.co/bai-viet/che-do-dinh-duong/che-do-an-khi-bi-tieu-duong-thai-ky.html
Chúc bạn mẹ tròn con vuông!
Thân mến!
chào Bsi!
Hôm trước em đi xét nghiêm tiểu đường thai kỳ lúc thai 24 tuần thì chỉ số của em là:
1, lúc đói 4.5
2. sau 1 giờ dung nao Glucose 75g là 8.3
3. sau 2 giờ là 8.9. (báo là dương tính)
vậy em có bị tiểu đường không ah. hay là em chỉ bị đường huyết cao thôi, Mong bsi tra loi sớm giúp em
Chào bạn,
Theo Hiệp hội Đái tháo đường Hoa Kỳ, tiểu đường thai kỳ được chẩn đoán khi có nhiều hơn 2 trong số 3 tiêu chuẩn dưới đây:
– Đường huyết khi đói (sau 8h nhịn ăn) ≥ 5,3 mmol/l
– Nghiệm pháp dung nạp glucose: Người mẹ được uống 75g glucose và đo chỉ số đường huyết:
+ Sau 1h ≥ 10,0 mmol/l
+ Sau 2h ≥ 8,5 mmol/l
Như vậy, ở trường hợp của bạn mới chỉ có 1 chỉ số đường huyết sau 2h vượt ngưỡng, nên bạn có thể yên tâm rằng bạn không bị tiểu đường thai kỳ. Bạn nên chú ý hơn trong ăn uống, hạn chế thực phẩm giàu đường bột, tăng cường trái cây, rau xanh, chất đạm, uống nhiều nước và luyện tập thể dục nhẹ nhàng.
Thân mến!
Chào bác sỹ, bác sỹ cho em hỏi em có làm dung nạp đường huyết ở tuần 32 cho kết quả như sau, đường huyết lúc đói là 5.96, sau uống 1h: 8.2, sau uống 2h:7.33 và em có qua khoa nội tiết để làm xét nghiệm lại và có kết quả như sau: Định lượng Glucose: 5.3 và định lượng HBA1C: 6.0. bác sỹ cho em hỏi như vậy em có bị tiểu đường thãi kỳ không ạ và kết quả như vậy có nghiêm trọng không ạ?Em cảm ơn bác sỹ
Chào bạn,
Theo Hiệp hội Đái tháo đường Hoa Kỳ, tiểu đường thai kỳ được chẩn đoán khi có nhiều hơn 2 trong số 3 tiêu chuẩn dưới đây:
– Đường huyết khi đói (sau 8h nhịn ăn) ≥ 5,3 mmol/l
– Nghiệm pháp dung nạp glucose: Người mẹ được uống 75g glucose và đo chỉ số đường huyết:
+ Sau 1h ≥ 10,0 mmol/l
+ Sau 2h ≥ 8,5 mmol/l
Như vậy, theo như các chỉ số xét nghiệm thì hiện nay bạn có chỉ có 1/3 chỉ số vượt ngưỡng là đường huyết lúc đói, thì bạn thuộc đối tượng có nguy cơ cao bị tiểu đường thai kỳ, chứ chưa phải bị. Bạn có thể tìm hiểu về bệnh lý này tại bài viết sau đây:
https://bienchungtieuduong.co/bai-viet/thong-tin-benh/nhan-biet-dai-thao-duong-thai-ky-va-cham-soc-sau-sinh.html
Trước mắt, bạn cần phải lưu ý kiểm soát thật tốt đường huyết bằng chế độ ăn uống, sinh hoạt khoa học và định kì kiểm tra đường huyết 1 tháng một lần. Bên cạnh đó, bạn cũng nên giữ tâm trạng thoải mái, tránh căng thẳng quá mức vì điều đó sẽ làm ảnh hưởng xấu tới sức khỏe của mẹ, cũng như thai nhi.
Bài viết sau có chứa các thông tin khá bổ ích về tiểu đường thai kỳ và chăm sóc sau sinh, bạn có thể tham khảo thêm:
https://bienchungtieuduong.co/bai-viet/thong-tin-benh/nhan-biet-dai-thao-duong-thai-ky-va-cham-soc-sau-sinh.html
Chúc gia đình bạn nhiều sức khỏe.
Thân mến,
Bác sũ ơi cho e hỏi e năm nay 30t e đang mang thai tuần 24 Hnay có xét nghiệm tiểu đường và có chỉ số khi đói là 79. Sau khi uống 200ml gluco sau 1h là 158. Sau 2h là 164. Sau 3h là 149. Như vậy e có phải dag bị tiểu đường ko? Nhờ bác sĩ tư vấn giúp ah
Chào bạn,
Bạn sẽ được chẩn đoán mắc đái tháo đường thai kỳ nếu có 2/3 chỉ số vượt ngưỡng cho phép như sau:
– Đường huyết lúc đói (đo vào thời điểm nhịn ăn trước đó ít nhất 8 h) > 95 mg/dl
– Đường huyết sau ăn 1 h > 180 mg/dl
– Đường huyết sau ăn 2h > 140 mg/dl
Vì vậy, theo kết quả chỉ số đường huyết của bạn thì không đủ tiêu chuẩn để chẩn đoán đái tháo đường thai kỳ. Vì vậy, bạn nên yên tâm và không nên quá lo lắng.
Chúc bạn và thai nhi mạnh khỏe!
Thân mến!
Bac si oi cho e hoi khi thai e dc 27tuan thi e lam xn
Luc doi:81.0
Khi nap 75gram dg sau an 1h :140.0 sau 2h:147.0. Nhug hom nay e di kham va sieu am bi du ôi nen bs cho e lam xn gluco mau luc doi 86 sau an 2gio 136 nhu z thi e co bi dai thao duong k ạ?
Chào bạn,
Dựa vào chuẩn chẩn đoán tiểu đường thai kỳ thì đường huyết của bạn ở cả 2 lần đều bình thường, không bị đái tháo đường. Vì vậy bạn đừng quá lo lắng, hãy ăn uống đầy đủ chất, nghỉ ngơi hợp lý,
Chào bác sỹ,
Vợ em mang bầu 32 tuần thì chẩn đoán là tiểu đường thai kỳ, sau vợ em điều chỉnh chế độ ăn đến tuần 34 thì bác sỹ kiểm tra thì ok.
Đến nay là tuần 36, thì em có sử dung máy đo đường huyết cầm tay cho ra các chỉ số như sau:
– Sáng: trước ăn 73, sau ăn 2h là 93
– Trưa: Trước ăn 74, sau ăn khoảng 2h là 126
– Tối: trước ăn 82, sau ăn hơn 1h là 139
Vậy kết quả có vấn đề gì không ạ?
Em cám ơn bác sỹ!
Chào bạn,
Chỉ số đường huyết của vợ bạn ở mỗi lần đo trong ngày đều nằm trong giới hạn cho phép, do đó, vợ chồng bạn có thể hoàn toàn yên tâm. Tuy nhiên, vợ bạn nên tiếp tục duy trì chế độ ăn uống, sinh hoạt như hiện tại, duy trì một thể trọng ổn định đồng thời theo dõi chỉ số đường huyết thường xuyên.
Đa phần tiểu đường thai kỳ có thể được kiểm soát trước sinh và sau khi sinh, người mẹ sẽ trở về trạng thái bình thường. Tuy nhiên, trong những lần sinh tiếp theo, vợ bạn vẫn có khả năng cao mắc phải căn bệnh này. Đồng thời, theo các nghiên cứu, cả mẹ và con của bạn đều là những đối tượng có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường type 2 sau này. Vì lẽ đó mà sau khi sinh con, vợ bạn vẫn nên tích cực duy trì một lối sống khoa học, điều độ, kiểm soát cân nặng trong giới hạn cho phép. Nếu có điều kiện, sau khi cai sữa cho con hoàn toàn, 1 năm vợ bạn nên dùng 2 đợt Tpcn Hộ Tạng Đường, mỗi đợt 3 tháng sẽ giúp kiểm soát đường huyết. Sản phẩm có chứa nhiều thảo dược truyền thống, có khả năng làm giảm đường huyết tự nhiên, bền vững, nên sẽ giúp phòng ngừa tiến triển bệnh tiểu đường type 2 hiệu quả.
Chúc bạn và gia đình mạnh khỏe!
Chao bs! Cho e hỏi vs ạ. E đang mang thai ở tuần 29 vừa mới làm xn đường lúc đói là: 5,1. Dung nạp đường sau 1h là:. 6,3. Sau 2h là: 7,9. Bs kết luận là e bị đái thao đường thai kỳ.nhưng bs ko điều trị mà chỉ hướng dẫn thay đổi chế độ ăn uống cho hợp lí thôi ạ. Vậy bs tư vấn cho e vs ạ. Như vậy có đáng ngại ko ạ. E xin cảm ơn..!
Chào bạn,
Không phải cứ mắc tiểu đường thai kỳ sẽ cần phải điều trị bằng cách sử dụng thuốc. Đây chỉ là giải pháp cuối sau khi các nỗ lực về việc kiểm soát chế độ ăn, tập luyện không đạt hiệu quả.
Mẹ bầu bị tiểu đường thai kỳ nếu kiểm soát đường huyết không hiệu quả sẽ ảnh hưởng không tốt cho thai nhi, chẳng hạn như dị tật bẩm sinh, thai to, kém phát triển, đa ối… Nhưng bạn không cần lo lắng quá, bởi những biến chứng này hoàn toàn có thể kiểm soát nếu bạn điều chỉnh đường huyết về giá trị cho phép.
Trước mắt, bạn nên điều trị theo hướng dẫn của bác sĩ. Đồng thời, lập cho mình một chế độ ăn, uống khoa học. Bạn nên kiêng các thức ăn, nước uống chứa nhiều đường có khả năng hấp thu nhanh như sữa đặc, nước ngọt, bánh kẹo… và hạn chế các đồ ăn nếp như xôi, bánh chưng. Ăn giảm mỡ, giảm tinh bột, tăng cường rau xanh, chất xơ và bổ sung thêm trái cây (cam, quýt, bưởi, xoài…). Các bữa ăn cần được chia làm nhiều lần trong ngày, tránh tình trạng ăn quá no hay quá đói. Tập luyện thể dục như đi bộ 15 – 30p và thử đường huyết mỗi tuần 1 lần.
Đa phần tiểu đường thai kỳ sẽ hết sau khi sinh, tuy nhiên, người mẹ và con có nguy cơ cao phát triển bệnh tiểu đường type 2. Bên cạnh đó, trong những lần sinh sau này, bạn vẫn có thể mắc tiểu đường thai kỳ. Vì những lý do này mà sau khi sinh con, bạn vẫn cần duy trì một lối sống lành mạnh. Sử dụng Tpcn Hộ Tạng Đường sau khi cai sữa cho bé cũng là một giải pháp hữu hiệu giúp ổn định đường huyết nhờ khả năng tăng cường chức năng tuyến tụy (tuyến tiết insulin) và làm tăng hiệu quả của insulin với tế bào.
Bài viết sau đây có rất nhiều thông tin hữu ích cho mẹ bầu mắc tiểu đường thai kỳ, bạn nên đọc thêm:
https://bienchungtieuduong.co/bai-viet/thong-tin-benh/nhan-biet-dai-thao-duong-thai-ky-va-cham-soc-sau-sinh.html
Chúc bạn và thai nhi khỏe mạnh!
E đang có thai 29 tuần đi l làm xét nghiệm máu chẩn đoán tiểu đường thai kỳ thì có chỉ số như sau: G0 = 5,2 ; G1= 14,7; G2 = 4,1. Vậy tôi có bị tiểu đường thai kỳ không và có tiêm trưởng thành phổi được không xin Bác sĩ tư vấn cho . Xin cảm ơn nhiều . . .
Chào bạn,
Đái tháo đường thai kỳ được chẩn đoán khi có 2/3 chỉ số bất thường:
– Đường huyết khi đói ≥ 5,3 mmol/l (95mg/dl)
– Nghiệm pháp dung nạp glucose:
+ Sau 1h ≥ 10,0 mmol/l (180mg/dl)
+ Sau 2h ≥ 8,5 mmol/l (153mg/dl)
Như vậy, bạn mới có một chỉ số bất thường, thì bạn chưa bị tiểu đường thai kỳ mà được xếp vào nhóm đối tượng có nguy cơ cao mắc bệnh. Do đó, bạn vẫn có thể kiểm soát đường huyết bằng cách thay đổi chế độ ăn ít tinh bột, đường, ăn nhiều rau xanh, hoa quả và các loại chất xơ. Đồng thời, bạn nên tăng cường tập luyện thể dục để hỗ trợ làm giảm đường huyết hiệu quả.
Tiêm trưởng thành phổi là chỉ định dành cho đối tượng có nguy cơ cao đẻ non, và người mẹ có khả năng bị tăng đường huyết sau tiêm. Do đó, nếu bạn không thuộc đối tượng kể trên, thì có thể không nhất thiết phải tiêm. Ngược lại, bạn nên trao đổi cụ thể với bác sĩ để được hướng dẫn tốt nhất.
Chúc bạn và bé khỏe mạnh!
Chào bác sĩ ạ
Em năm nay 27tuoi , hiện đang mang thai bé đầu tiên được 29tuan, đi khám tiểu đường thì kết quả glucose lúc đói là 5.3, sau 1 giờ uống là 8.8, sau 2h uống là 7.2
Bác sĩ bảo e bị tiểu đường thai kì, nhưng theo em biết là phải có 2/3 chỉ số cao mới bị tiểu đường, giờ em hoang mang quá ko biết mình có bị tiểu đường thật không, mong bác sĩ cho em lời khuyên ạ.
Chào bạn, Theo tiêu chuẩn chẩn đoán tiểu đường thai kỳ, khi có 2/3 chỉ số cao mới được chẩn đoán bệnh. Và với trường hợp của bạn, nếu dựa vào tiêu chí này thì bạn chưa bị bệnh, nhưng sẽ được xếp vào nhóm có nguy cơ cao. Theo chúng tôi, bạn có thể lặp lại xét nghiệm trên một lần nữa để được chẩn đoán chính xác. Tốt nhất, bạn nên đến các bệnh viện lớn, có chuyên khoa về Nội tiết để kiểm tra. Trước tiên, bạn không nên quá lo lắng. Vì điều đó sẽ làm ảnh hưởng xấu tới sức khỏe của bạn và em bé. Bạn nên giữ tâm trạng thoải mái, tìm hiểu thêm về bệnh, tham khảo ý kiến của bác sĩ về chế độ ăn, tập luyện để đưa đường huyết về mức mục tiêu. Bạn cũng an tâm rằng có rất nhiều giải pháp giúp bạn đảo ngược được nguy cơ mắc bệnh tiểu đường type 2 trong tương lai. Một trong số đó là sử dụng thêm những sản phẩm hỗ trợ điều trị sau khi cai sữa cho trẻ hoàn toàn để làm giảm đường huyết tự nhiên, bền vững, chẳng hạn như Tpcn Hộ Tạng Đường. Bài viết sau có chứa thông tin khá đầy đủ về tiểu đường thai kỳ và chăm sóc sau sinh, bạn có thể tham khảo thêm: https://bienchungtieuduong.co/bai-viet/thong-tin-benh/nhan-biet-dai-thao-duong-thai-ky-va-cham-soc-sau-sinh.htmlChúc bạn và thai nhi khỏe mạnh!
Chào bác sĩ, em hiện đang mang thai 31 tuần 3 ngày, em bé đi siêu âm được 1524gram
Em làm xét nghiệm máu chẩn đoán tiểu đường thai kỳ thì có chỉ số như sau: G0 = 4.8 ; G1= 12.5; G2 = 8.6. Vậy bác sĩ cho em hỏi, các chỉ số như thê có gây nguy hiểm cho mẹ và bé không, em có bị tiểu đường thai kỳ không và có thể điều thị khỏi hoàn toàn để em bé sinh ra không bị ảnh hưởng không? Em rất lo cho tình trạng của em hiện giờ vì đọc trên mạng nói sẽ ảnh hưởng rất xấu cho em bé sau sinh. Rất mong nhận được lời khuyên và tư ván của bác sĩ.
Chào bạn,
Theo Hiệp hội Đái tháo đường Hoa Kỳ, tiểu đường thai kỳ được chẩn đoán khi có nhiều hơn 2 trong số 3 tiêu chuẩn dưới đây:
– Đường huyết lúc đói (nhịn ăn trên 8h) ≥ 5.3mmol/l
– Đường huyết sau uống 75gr glucose 1h ≥ 10mmol/l
– Đường huyết sau uống 75gr glucose 2h ≥ 8.6mmol/l
Trường hợp của bạn chỉ có 2/3 chỉ số cao hơn giá trị bình thường, vì vậy bạn đã bị đái tháo đường thai kỳ.
Hiện nay nếu đã được kết luận, bạn nên tuân thủ theo hướng dẫn điều trị của bác sĩ để kiểm soát tốt đường huyết, cũng như hạn chế ảnh hưởng tới thai nhi. Chỉ số đường huyết của bạn chưa quá cao, vì vậy nếu có biện pháp thay đổi chế độ ăn, kết hợp tập luyện thì bạn hoàn toàn có thể sinh bé khỏe mạnh. Chúng tôi xin gửi đến bạn một số thông tin bổ ích về bệnh tiểu đường thai kỳ, cũng như các phương pháp điều trị, chăm sóc cho mẹ bầu ở giai đoạn này:
http://bienchungtieuduong.co/bai-viet/phuong-phap-dieu-tri/nhung-dieu-can-biet-ve-dieu-tri-dai-thao-duong-thai-ky.html
https://bienchungtieuduong.co/bai-viet/thong-tin-benh/nhan-biet-dai-thao-duong-thai-ky-va-cham-soc-sau-sinh.html
Trên thực tế, các nhà khoa học nhận thấy có tới 35% – 60% phụ nữ bị đái tháo đường thai kỳ sẽ tiếp tục phát triển thành bệnh đái tháo đường type 2 trong vòng 5 – 10 năm sau khi sinh.
Chính vì vậy, những phụ nữ bị đái tháo đường thai kỳ nên thường xuyên đi khám bác sỹ, theo dõi đường huyết và thay đổi lối sống lành mạnh kể cả sau khi sinh. Cùng với đó, nhiều bằng chứng nghiên cứu cho thấy, sử dụng một số thảo dược truyền thống như Mạch môn, Hoài sơn, Nhàu, Câu kỷ tử có trong Tpcn Hộ Tạng Đường sau khi cai sữa hoàn toàn cho trẻ có khả năng làm giảm đề kháng insulin, tăng cường chức năng tuyến tụy nên giúp ổn định đường huyết tự nhiên, bền vững, từ đó phòng ngừa được nguy cơ đái tháo đường thai kỳ trở thành bệnh đái tháo đường type 2.
Chúc bạn mạnh khỏe!
Bác sỹ cho em hỏi, em đi khám thai em 35 tuần 4 ngày được 3,1 kg, bác sỹ cho em làm xét nghiệm đường huyết, nhưng trước khi đi khám em đã ăn sáng kết quả trước là 6.4 mmol/l, sau khi dung nạp 1h là 8.7 mmol/l, sau 2h là 6.8mmol/l. Em sợ lần đầu em ăn sáng só liệu sẽ ko chính xác đúng ko bác sỹ. Nếu có thì kết quả đầu tiên em sẽ bị rối loạn hay đái tháo đường ạ. Rất mong được sự tư vấn sớm nhất của bác sỹ. Em chân thành cảm ơn!
Chào bạn,
Bởi bạn đã ăn sáng trước đó nên kết quả đo đường huyết khi đói và đường huyết sau khi làm nghiệm pháp dung nạp đều chưa chính xác, do đó, để được chẩn đoán đúng bạn nên đến bệnh viện để tiến hành kiểm tra lại.
Sau khi có kết quả, bạn có thể tiếp tục để lại câu hỏi để chúng tôi tư vấn giúp bạn.
Chúc bạn và thai nhi mạnh khỏe!
Chào bsi. E mang thai được 29 tuần. Có đi làm xét nghiệm dung nạp đường. Do không biêt nên buổi tối vẫn ăn hoa quả sáng hôm sau uống sữa không đường. Đi làm xét nghiệm kết quả h1: 5.1. , h2: 8.6, h3 : 8.9. Bsi chỉ nói về hạn chế đường tăng protein hẹn 1 tháng sau làm xét nghiệm lại. Không biết e có bị tiểu đường thai kì không ạ.
Chào bạn,
Theo Hiệp hội Đái tháo đường Hoa Kỳ, tiểu đường thai kỳ được chẩn đoán khi có nhiều hơn 2 trong số 3 tiêu chuẩn dưới đây:
– Đường huyết lúc đói (nhịn ăn trên 8h) ≥ 5.3mmol/l
– Đường huyết sau uống 75gr glucose 1h ≥ 10mmol/l
– Đường huyết sau uống 75gr glucose 2h ≥ 8.6mmol/l
Trường hợp của bạn chỉ có 1 chỉ số thứ 3 hơi cao hơn một chút, vì vậy bạn chưa bị đái tháo đường thai kỳ
Hiện nay nếu đã được bác sỹ khuyên như vậy thì bạn nên tuân thủ theo để kiểm soát tốt đường huyết, cũng như hạn chế ảnh hưởng tới thai nhi, đồng thời tái khám định kỳ theo lịch hẹn. Chúng tôi xin gửi đến bạn một số thông tin bổ ích về bệnh tiểu đường thai kỳ, cũng như các phương pháp điều trị, chăm sóc cho mẹ bầu ở giai đoạn này:
http://bienchungtieuduong.co/bai-viet/phuong-phap-dieu-tri/nhung-dieu-can-biet-ve-dieu-tri-dai-thao-duong-thai-ky.html
http://bienchungtieuduong.co/bai-viet/phuong-phap-dieu-tri/nhung-dieu-can-biet-ve-dieu-tri-dai-thao-duong-thai-ky.html
Chúc bạn mạnh khỏe!
Bác sĩ ơi! Em có thai 28 tuần và em test dung nạp đường như sau:
Lúc đói: 4.67 (<5.3) mmol/l
Sau 1 giờ: 8.11(<10)mmol/l
Sau 2 giờ: 10.8(<8.6)mmol/l
Kết luận nói e bị tiểu đường thai kỳ . Đúng không ạ. Em rất lo lắng và hoan mang. Không bít em bị tiểu đường có nặng không, và có ảnh hưởng đến em bé không.và chế độ ăn uống hàng ngày của e như thế nào cho hợp lý. Và giai đoạn từ đây e cần làm những kiểm tra gì để bít em và em bé dang tốt. Và sau sinh cần làm kiểm tra gì ? Ming bác sĩ tư vấn cận kẻ giúp em
Chào bạn,
Dựa vào kết quả đường huyết của bạn thì chỉ số đường huyết 2h khi test dung nạp glucose cao hơn mức bình thường cho phép (dưới 8,5 mmol/l), cho thấy nguy cơ bạn bị đái tháo đường thai kỳ là tương đối cao. Tuy nhiên, hiện tại bạn chưa cần dùng thuốc điều trị mà nên có chế độ ăn uống khoa học và tái khám để theo dõi đường huyết định kỳ, bạn có thể đọc thêm bài viết sau đây để được hướng dẫn chi tiết: https://bienchungtieuduong.co/bai-viet/thong-tin-benh/nhan-biet-dai-thao-duong-thai-ky-va-cham-soc-sau-sinh.html
Thân mến.
Hỏi về bệnh rối loạn dung nạp glucosse
Chào bác sĩ, em hiện đang mang thai tuần thứ 26 tròn, em bé đi siêu âm được 1100gram. Em làm xét nghiệm máu chẩn đoán tiểu đường thai kỳ thì có chỉ số như sau: G0 = 4.14 ; G1= 8.06; G2 = 8.81. Bác sĩ khám kết luận bị rối loạn dung nạp glucose. yêu cầu về ăn kiêng tái khám sau 1 tuần.
Vậy bác sĩ cho em hỏi, các chỉ số như thê có gây nguy hiểm cho mẹ và bé không, và có thể điều thị khỏi hoàn toàn để em bé sinh ra không bị ảnh hưởng không? Em rất lo cho tình trạng của em hiện giờ vì đọc trên mạng nói sẽ ảnh hưởng rất xấu cho em bé sau sinh. Rất mong nhận được lời khuyên và tư ván của bác sĩ.
Chào bạn,
Đái tháo đường thai kỳ là nỗi lo của không ít bà mẹ đang trong quá trình mang thai. Tuy nhiên hiện tại bạn mới chỉ đang ở giai đoạn rối loạn dung nạp glucose, do đó không nên quá lo lắng. Nếu kiểm soát đường huyết tốt bằng chế độ ăn uống, luyện tập sẽ không gây ảnh hưởng tới cả mẹ và thai nhi. Trường hợp đường huyết tăng quá cao, bác sĩ có thể xem xét chỉ định cho bạn một thuốc hạ đường huyết phù hợp, để tránh những hậu quả không tốt. Bạn có thể tìm hiểu thêm về vấn đề này trong bài viết sau để có được cách tập luyện, ăn uống và chăm sóc bản thân phù hợp để kiểm soát được đường huyết một cách tốt nhất:
https://bienchungtieuduong.co/bai-viet/thong-tin-benh/nhan-biet-dai-thao-duong-thai-ky-va-cham-soc-sau-sinh.html
Chúc bạn và bé luôn khỏe mạnh!
Bác sĩ cho e hỏi e mang thai dc 29.5 tuần xét nghiệm đường huyết lúc đói là 124mg/dl vậy e có bị tiểu đường thai kì k ạ
Chào bạn,
Bạn cần lưu ý đường huyết khi đói là đường huyết đo sau ít nhất 8h nhịn đói qua đêm, nếu bạn đã đo vào thời điểm như vậy và có kết quả 124mg/dl là ở giai đoạn tiền đái tháo đường. Tuy nhiên, kết quả này phải được lặp lại ít nhất trong 2 lần đo. Mặt khác, để chuẩn đoán tiểu đường thai kỳ không chỉ dựa vào mỗi một chỉ số đường huyết khi đói. Phải kết hợp các triệu chứng lâm sàng, thể trạng mẹ và thai nhi, xét nghiệm một vài chỉ số khác (HbA1c, đường huyết sau thử nghiệm dung nạp glucose) thì mới có thể kết luận chính xác. Bạn có thể tham khảo thêm về tiểu đường thai kỳ tại bài viết: https://bienchungtieuduong.co/bai-viet/thong-tin-benh/nhan-biet-dai-thao-duong-thai-ky-va-cham-soc-sau-sinh.html
Điều bạn nên làm lúc này là đi khám lại để kiểm tra đường huyết và xác định chính xác xem có phải đái tháo đường thai kỳ. Trước mắt, cần có chế độ ăn uống hợp lý để vừa cung cấp đủ dinh dưỡng cho con, vừa giảm đường huyết ở mẹ, kết hợp luyện tập bằng cách đi bộ, thư giãn tâm lý, tránh căng thẳng, lo lắng quá mức. Thông tin thêm về cách ăn uống hợp lý trong trường hợp tiểu đường thai kỳ, bạn xem thêm: http://bienchungtieuduong.co/hoi-dap/dai-thao-duong-khi-mang-thai-an-uong-sao-cho-hop-ly.html
Chúc bạn sức khỏe!
Thân.