Hư móng, thối móng do bệnh tiểu đường điều trị như thế nào?

  • Icon

    Tôi bị bệnh tiểu đường type 2 được gần 3 năm. Hai tháng trước móng chân của tôi có hiện tượng dày móng, da xung quanh móng chân dày lên, sần sùi, móng chân ban đầu màu trắng đục, sau đó chuyển sang màu vàng. Gần đây phần móng này giống như bị nhiễm trùng, móng chuyển sang màu đen. Đi khám bác sĩ chẩn đoán đó là do biến chứng của bệnh tiểu đường. Xin hỏi giờ tôi nên điều trị như thế nào?

    Icon

    Chào bạn,

    Khi bị bệnh tiểu đường, rối loạn chuyển hóa chất đường, kéo theo đó là chất đạm làm lắng đọng một loại protein dưới móng, khiến móng tay, móng chân dày lên. Bên cạnh đó, đây cũng có thể là dấu hiệu nhiễm nấm móng, do đường huyết tăng cao và đường là môi trường sinh sống thuận lợi cho các loại vi nấm phát triển. Đồng thời, biến chứng thần kinh tự chủ do tiểu đường làm rối loạn quá trình bài tiết mồ hôi và mạch máu bị tổn thương dẫn tới nuôi dưỡng kém, khiến vùng da ở các đầu ngón tay, ngón chân không được nuôi dưỡng, sẽ làm vết thương lâu lành.

    Với trường hợp của bạn, bạn cần điều trị nhiễm trùng móng và kiểm soát tốt đường huyết của mình. Bởi nấm móng, hư móng không chỉ gây mất thiện cảm vì thẩm mỹ, mà nếu điều trị không tốt có thể dẫn tới rụng móng, mất móng, gây nhiễm trùng đốt ngón chân có thể phải đoạn chi. Việc điều trị sẽ phụ thuộc vào giai đoạn bệnh, bạn có thể được bác sĩ kê thuốc chống nấm, thuốc điều trị nhiễm trùng. Tuy nhiên, tất cả các thuốc khi sử dụng đều cần có sự cho phép của bác sĩ, vì vậy bạn nên trao đổi lại để được tư vấn chính xác các phương pháp điều trị hiệu quả.

    Bên cạnh đó, bạn nên thực hiện một số lời khuyên sau đây:

    - Giữ chân khô ráo sau khi tắm hoặc mỗi lần rửa chân, nhất là ở các kẽ móng chân. Bạn nên sử dụng kem dưỡng ẩm bôi toàn thân để hạn chế tình trạng da khô, nhưng không được bôi chúng vào giữa các ngón chân.

    - Nếu bạn thường xuyên phải mang giày, bạn cần để bàn chân thông thoáng bằng cách lựa chọn tất cotton mềm mại. Bạn có thể lót dưới lót đế giày một ít thuốc kháng nấm hoặc một chút phấn rôm để hút ẩm.

    - Bất kỳ một tổn thương ngón chân nào của người bệnh tiểu đường đều làm tăng nguy cơ nhiễm trùng, do đó, bạn cần chú ý thận trọng bảo vệ đôi chân mình.

    - Người bệnh tiểu đường tuyệt đối không nên đi chân đất. Trong nhà, người bệnh nên chọn dép đi thông thoáng và êm bàn chân.

    Bên cạnh các thuốc điều trị, ăn uống có kiểm soát và luyện tập thể dục thường xuyên, bạn cũng có thể tham khảo sử dụng thêm TPCN Hộ Tạng Đường. Đây là một giải pháp chuyên biệt cho biến chứng tiểu đường, giúp cải thiện tình trạng da khô, dày sừng, phòng ngừa nguy cơ nhiễm trùng móng và ngăn ngừa các biến chứng mới của bệnh tiểu đường.

    Xem thêm: Giảm đường huyết tự nhiên: Những giải pháp hiệu quả

    Nguyên tắc trong chế độ ăn của người bệnh tiểu đường

    Chúc bạn mạnh khỏe!

Câu hỏi chuyên gia