Bệnh tiểu đường ăn trái cây ngọt có được không?

  • Icon

    Thưa bác sĩ, tôi năm nay 58 tuổi, bị tiểu đường typ2. Bác sĩ cho tôi hỏi, tôi có được phép ăn các loại trái cây ngọt hay không? Tôi rất thích ăn xoài, tôi có phải kiêng hẳn không?

    Icon

    Chào bạn,

    Trái cây tươi là một nguồn thực phẩm giàu chất dinh dưỡng, bao gồm các vitamin, khoáng chất và chất xơ hòa tan, chất xơ không hòa tan, rất có lợi cho sức khỏe mà các thực phẩm có nguồn gốc từ động vật không thể thay thế được. Nhưng trong thực tế có nhiều người nghĩ rằng bệnh tiểu đường phải kiêng đồ ngọt nên đã không dám ăn bất cứ loại trái cây nào. Chính vì sự kiêng kỵ không có cơ sở này đã làm cho chế độ dinh dưỡng của người bệnh bị mất cân đối, dẫn đến một số bệnh mà nguyên nhân chỉ vì thiếu vitamin và khoáng chất. Nếu bị tiểu đường, bạn không cần kiêng kị quá mức, tất cả các trái cây bạn đều có thể ăn được. Nhưng bạn cần lưu ý về số lượng trên mỗi lần sử dụng và lựa chọn thời điểm ăn hợp lý để không làm tăng đường huyết đột ngột.

    Bạn cần biết rằng trái cây có lợi hay có hại đối với người bệnh tiểu đường không dựa trên độ ngọt của quả mà dựa trên Chỉ số đường huyết (GI) của nó, có nhiều loại quả ngọt nhưng chỉ số đường huyết thấp (ngọt do hàm lượng đường fructose cao, không phải đường glucose). Ví dụ như táo, lê, mơ, quả Kiwi, dâu tây, lựu, bơ, xoài, bưởi, thanh long là những loại quả có chỉ số đường huyết thấp, giàu chất xơ, người bệnh tiểu đường có thể sử dụng từ một đến hai khẩu phần ăn (mỗi khẩu phần ăn tương đương với 80gram hoặc nắm được trong lòng bàn tay).

    Xoài là loại quả được xếp vào nhóm có chỉ số đường huyết thấp. Một số nghiên cứu còn cho thấy xoài giúp cải thiện độ nhạy cảm của insu lin (chất chuyển hóa đường), có lợi cho người bị tiểu đường. Một số loại quả có chỉ số đường huyết cao như chuối, nho, dưa hấu, dứa, cam… nên bạn sử dụng hạn chế hơn.

    Mặc dù chỉ số đường huyết là căn cứ để bạn tính toán lượng carbonhydrat (tinh bột, đường) đưa vào cơ thể. Tuy nhiên, nó cũng chỉ mang tính chất tương đối. Lần đầu tiên khi ăn một loại trái cây nào đó, bạn nên thử đường huyết trước khi ăn và sau ăn 2 giờ, để kiểm tra lượng đường huyết đã trở về mức bình thường hay chưa? Nếu đường huyết vẫn cao, bạn cần cắt giảm lượng trái cây trên mỗi lần sử dụng sau đó.

    Các chuyên gia dinh dưỡng thuộc Hiệp hội Tiểu đường Mỹ khuyến cáo, đối với người mắc bệnh tiểu đường type 2 có thể ăn được tất cả các loại trái cây tươi. Nhưng bạn cần nhớ một số nguyên tắc sau:

    1. Không dùng một lượng nhiều hơn 150g mỗi lần

    2. Khoảng cách giữa hai lần ăn trái cây phải tối thiểu 6 giờ.

    3. Dùng trái cây cách xa bữa ăn (có thể coi đó là bữa ăn nhẹ)

    4. Không nên sử dụng trái cây tươi dưới dạng nước ép hay sinh tố, vì như vậy vô hình dung bạn đã loại bỏ các chất xơ hòa tan nên sẽ làm cho đường trong máu được hấp thu nhanh và gây tăng đường huyết: quả sấy khô chứa hàm lượng đường rất lớn nên có thể gây tăng đường huyết; trái cây.

    5. Hạn chế sử dụng trái cây sấy khô, vì hàm lượng đường trong quả khô lớn hơn nhiều lần so với quả tươi.

    Nên ăn gì, kiêng gì và sử dụng những thực phẩm nào cho sức khỏe cũng là một trong những cách để giúp kiểm soát bệnh tiểu đường. Nhưng để chung sống hòa bình suốt đời với bệnh tiểu đường, bạn cũng cần tuân thủ các hướng dẫn của bác sỹ trong điều trị, tăng cường vận động thể lực, loại bỏ những tác động tiêu cực hoặc không có lợi cho sức khỏe (thuốc lá, rượu, bia, buồn phiền, tức giận…).

    Nếu bạn đang mắc tiền tiểu đường hay đã bị bệnh tiểu đường, bạn có thể sử dụng thêm một số sản phẩm thực phẩm chức năng cũng là giải pháp bổ trợ hữu ích để giúp ổn định đường huyết, giảm biến chứng do bệnh gây ra. Bạn có thể xem chia sẻ của một số người bệnh nay đã kiểm soát được đường huyết và biến chứng tiểu đường nhờ sự kết hợp này...

    Xem trải nghiệm của người tiêu dùng sau khi sử dụng sản phẩm hỗ trợ điều trị

    Chúc bạn sức khỏe!

    * Lưu ý: Tác dụng của các phương pháp đề cập trong bài viết có thể nhanh hay chậm phụ thuộc vào thể chất/ cơ địa/ tình trạng của mỗi người

Câu hỏi chuyên gia