Các nhà khoa học Đài Loan vừa phát triển thành công một loại thiết bị mới giúp phát hiện sớm biến chứng thần kinh tự chủ của bệnh tiểu đường.
Nghiên cứu của nhóm chuyên gia ở Đại học Quốc gia Chiao-Tung, Đài Loan (NCU) về việc tìm ra một công nghệ quang học hiện đại, tạo tiền đề cho sự ra đời máy đo đồng tử di động thế hệ mới (Mobile pupillometer) vừa đăng tải trên Tạp chí Applied Optics của Hiệp hội Quang học Mỹ (OSA). Thiết bị này có thể giúp phát hiện sớm biến chứng thần kinh tự chủ của đái tháo đường (viết tắt là DAN). DAN là biến chứng thường gặp ở nhóm người mắc bệnh tiểu đường lâu năm có mức đường huyết dao động thất thường, điều này làm ảnh hưởng đến dây thần kinh tự chủ kiểm soát các bộ phận quan trọng của cơ thể như tim, tiêu hóa, tiết niệu... gây ra những biến chứng nguy hiểm của tiểu đường. Nếu được phát hiện sớm, can thiệp kịp thời sẽ giúp phục hồi các biến chứng để cải thiện cuộc sống cho người bệnh.
Rối loạn thần kinh ảnh hưởng đến chức năng cơ thể do bệnh lý thần kinh tự chủ đái tháo đường, gây suy giảm khả năng tự chủ, như loạn nhịp tim, tăng giảm huyết áp, tăng giảm tiết mồ hôi, rối loạn khả năng tình dục, tiêu hóa và tiết niệu... Đường huyết lên xuống thất thường là nguyên nhân gây tổn thương mạch máu và các dây thần kinh trong cơ thể, điều này làm gián đoạn tín hiệu giữa não và hệ thống thần kinh tự chủ, như tim, mạch máu và tuyến tiết, dẫn đến giảm hiệu suất hoặc tạo ra những bất thường của một hoặc nhiều chức năng trong cơ thể.
Xem thêm: • ALA Công thức vàng hóa giải biến chứng bệnh tiểu đường. • TPCN Hộ Tạng Đường giải pháp cho biến chứng bệnh tiểu đường.
Máy đo đồng tử di động là thiết bị nhỏ xíu đeo trên kính, nặng 78 gam là thành quả hợp tác của Bệnh viện Đại học Quốc gia Đài Loan (NTUH), chi nhánh Hsin Chu với Đại học Quốc gia Chiao-Tung (NCU). Theo mô tả, người bệnh chỉ cần đeo thiết bị này trong nửa giờ tại phòng mạch, bác sĩ sẽ biết được tình trạng sức khỏe của đồng tử khỏe hay yếu. Kiểm tra trực giác đồng tử kết hợp với thông số kết hợp, bác sĩ sẽ biết được người bệnh mắc bệnh DAN hay không.
Các phương pháp đo đồng tử truyền thống vẫn còn có những nhược điểm như cồng kềnh, đặc biệt không phát hiện sớm nguy cơ tổn thương của hệ thống thần kinh tự chủ, trừ khi hệ thống này bị tổn thương tới mức có thể nhận biết được. Để tìm được căn bệnh này, hiện tại bác sĩ thường dựa vào mức độ thay đổi trực giác của hệ thống tiêu hóa, mạch đập của tim, huyết áp... chính vì vậy khi phát hiện ra bệnh là lúc đã nặng nên hiệu quả can thiệp chữa trị còn hạn chế.
Theo ông Mang Ou-Yang, Chủ nhiệm dự án ở NCU thì nhờ vào máy đo đồng tử di động siêu nhẹ nói trên, bác sĩ có thể giám sát được sức khỏe đồng tử người bệnh đái tháo đường ngay từ giai đoạn đầu mới biến chứng. Lợi thế của thiết bị này là có độ tin cậy cao, nhẹ, cơ động, dễ sử dụng và rẻ tiền. Cũng theo ông Mang Ou Yang, đồng tử hay con ngươi là bộ phận rất dễ cho việc phát hiện ra bệnh DAN do các chứng bệnh thần kinh gây ra. Và cũng giống như các bộ phận khác của cơ thể, mắt và đồng tử được phân bố kép, tiếp nhận tín hiệu từ cả hai bộ phận đồi giao và đồng cảm của hệ thống thần kinh tự trị. Hai bộ phận này làm nhiệm vụ điều khiển các cơ tròn và cơ hướng kính của đồng tử.
Lợi thế khác của máy đo đồng tử di động là có thể gắn trên kính mắt, hoạt động bằng cách phát ra 4 tia ánh sáng màu để kích thích đồng tử. Ngoài ra, còn có một thiết bị phân ly chùm ánh sáng được gắn vào thiết bị làm nhiệm vụ lọc ánh sáng được phản chiếu từ mắt đến máy ảnh của thiết bị. Tại đây, nó được hình ảnh xử lý và phân tích để tính toán kích thước của đồng tử. Máy đo đồng tử di động có thể thu thập được khoảng 10 thông số liên quan đến đường kính đồng tử và thời gian hưởng ứng. Trong số 10 thông số này, các nhà khoa học phát hiện thấy có 5 thông số mang tính đặc thù chỉ có ở người bệnh DAN mới có.
Theo thông tin do nhóm đề tài tiết lộ thì hiện nay thiết bị nói trên đang được hoàn thiện ở công đoạn cuối, đặc biệt là giảm tới mức tối đa về trọng lượng và khả năng quan sát được liên tục đồng tử của cả hai mắt cũng như thu thập các thông tin khác của người bệnh đái tháo đường sau đó đưa ra thử nghiệm lâm sàng. Nếu thành công sẽ được đưa vào ứng dụng trong thập kỷ tới.
Theo Sức khỏe và Đời sống