Những câu hỏi thường gặp về bệnh võng mạc đái tháo đường (Phần 1)

Bệnh võng mạc đái tháo đường (ĐTĐ) là một trong những biến chứng nguy hiểm ở người bệnh ĐTĐ do chưa kiểm soát tốt đường huyết. Nếu không được chẩn đoán và điều trị kịp thời, bệnh võng mạc ĐTĐ có thể dẫn tới mất thị lực, thậm chí mù lòa.

Cùng tìm hiểu về biến chứng nguy hiểm này qua những câu hỏi thường gặp dưới đây:

Bệnh võng mạc đái tháo đường là gì?

Bệnh võng mạc đái tháo đường (Diabetic Retinopathy) là sự rối loạn quá trình tăng sinh của các mạch máu ở võng mạc - mô thần kinh đặc biệt nhạy cảm với ánh sáng nằm ở đáy mắt.

Bệnh võng mạc giai đoạn đầu không làm thay đổi tầm nhìn, nên nhiều người không biết mình có bệnh. Tuy nhiên, theo thời gian, bệnh võng mạc ĐTĐ trở nặng hơn và ảnh hưởng tới cả hai mắt.

Nguyên nhân và yếu tố nguy gây bệnh võng mạc đái tháo đường?

Tất cả người bệnh đái tháo đường type 1 và type 2 đều có khả năng như nhau bị bệnh võng mạc, thậm chí biến chứng này có thể xuất hiện ngay ở người tiền ĐTĐ (giai đoạn trước khi bệnh ĐTĐ được chẩn đoán).

Ở người bệnh ĐTĐ, đường huyết tăng cao trong nhiều năm đã âm thầm tác động lên các mao mạch nhỏ của võng mạc, gây chít hẹp lòng mạch, làm thiếu máu tới nuôi dưỡng võng mạc và các cơ quan lân cận. Khi đó cơ thể tự điều hòa bằng cách kích thích tăng sinh các mạch máu mới để đáp ứng nhu cầu cung cấp dinh dưỡng cho võng mạc. Những các mạch máu này rất dễ vỡ, gây xuất huyết vào võng mạc, dịch kính, tạo thành các mô sẹo gây co kéo võng mạc và làm tăng nhãn áp.

Sự tăng sinh của các mạch máu bất thường trong võng mạc

Sự tăng sinh của các mạch máu bất thường trong võng mạc

Các giai đoạn của bệnh võng mạc đái tháo đường

Dựa vào mức độ tổn thương và tăng sinh của các mạch máu, biến chứng võng mạc do ĐTĐ được chia thành 4 giai đoạn:

- Bệnh võng mạc không tăng sinh thể nhẹ: Trong giai đoạn sớm, các mao mạch phía sau nhãn cầu bị phình lên và tạo thành các túi giống như những quả bóng nhỏ.

Bệnh võng mạc không tăng sinh thể vừa: Khi bệnh tiến triển, một số mạch máu nuôi dưỡng võng mạc bắt đầu bị tắc.

- Bệnh võng mạc không tăng sinh thể nặng: Ngày càng nhiều mạch máu bị tắc làm cho một số khu vực của võng mạc không được cấp đủ máu. Để đối phó, các khu vực này gửi tín hiệu để phát triển các mạch máu mới.

- Bệnh võng mạc tăng sinh: Tín hiệu được gửi từ võng mạc kích hoạt sự tăng trưởng của các mạch máu mới bất thường.

Dự vào giai đoạn phát triển, bác sĩ sẽ cân nhắc và lựa chọn các phương pháp điều trị phù hợp.

Để làm chậm quá trình tiến triển của bệnh võng mạc đái tháo đường, ngăn ngừa nguy cơ mất thị lực, bạn có thể tham khảo sử dụng thêm một số sản phẩm hỗ trợ điều trị. Hãy gọi cho chúng tôi qua số: 0904.904.660 (trong giờ hành chính) để được tư vấn cụ thể.

Bệnh võng mạc đái tháo đường gây mất thị lực như thế nào?

Bệnh võng mạc ĐTĐ có thể gây mất thị lực theo hai cách:

- Xuất huyết vào trong dịch kính có thể làm mờ tầm nhìn. Tình trạng này xuất hiện trong giai đoạn thứ tư - bệnh võng mạc tăng sinh.

- Máu và dịch lỏng có thể rò rỉ vào trung tâm điểm vàng - điểm duy nhất nằm ở võng mạc, quyết định 90% thị lực trung tâm - gây sưng điểm vàng và làm giảm thị lực. Tình trạng này được gọi là phù hoàng điểm, có thể xảy ra ở bất kỳ giai đoạn nào của bệnh, nguy cơ cao nhất trong giai đoạn thứ 4 (tỷ lệ mắc là 50%).

Triệu chứng sớm của bệnh võng mạc đái tháo đường là gì?

Bệnh võng mạc ĐTĐ không có dấu hiệu cảnh báo sớm, đa số phát hiện ra bệnh khi đã ở giai đoạn nặng. Vì thế, thay vì chờ đợi triệu chứng, người bệnh nên đi khám mắt toàn diện ít nhất 1 lần mỗi năm để phát hiện và điều trị kịp thời.

Triệu chứng của bệnh võng mạc tăng sinh?

Lúc đầu, bạn sẽ thấy một vài đốm hoặc điểm đen gọi “hạt nổi” trong tầm nhìn. Bạn cần điều trị càng sớm càng tốt, trước khi tình trạng chảy máu trở nên nghiêm trọng hơn. Xuất huyết có thể xảy ra nhiều hơn 1 lần, thường là trong khi ngủ.

Đôi khi, các đốm này tự mất đi mà không cần điều trị. Tuy nhiên, tình trạng chảy máu có thể tái xuất hiện và gây mờ mắt nghiêm trọng. Tốt nhất, bạn nên đi khám ngay từ khi có những dấu hiệu đầu tiên. Càng điều trị sớm, hiệu quả càng cao.

Làm thế nào để phát hiện bệnh võng mạc đái tháo đường?

Khám mắt toàn diện giúp phát hiện bệnh võng mạc đái tháo đường

Khám mắt toàn diện giúp phát hiện bệnh võng mạc đái tháo đường

Bệnh võng mạc ĐTĐ được phát hiện khi khám mắt toàn diện, bao gồm một bài kiểm tra thị lực, khám giãn nở đồng tử và đo nhãn áp. Bác sĩ cũng có thể chỉ định phương pháp chụp mạch huỳnh quang bằng cách tiêm một loại thuốc vào tĩnh mạch người bệnh để quan sát hình dạng của các mạch máu bất thường.

Cứ 20s trôi qua trên thế giới sẽ có một người ĐTĐ bị mất thị lực. Vì vậy, bắt đầu từ thời điểm này, tất cả người bệnh ĐTĐ cần lên cho mình kế hoạch chi tiết các biện pháp dự phòng từ sớm để tránh xa biến chứng nguy hiểm này.

Xem thêm: Những câu hỏi thường gặp về bệnh võng mạc đái tháo đường (Phần 2)

Tham khảo: https://nihseniorhealth.gov/diabeticretinopathy/faq/faqlist.html#a4

---------------------------------------------------------------------------

Thông tin cho bạn: Tpcn Hộ Tạng Đường – Giải pháp từ thảo dược giúp hỗ trợ điều trị và phòng ngừa biến chứng tiểu đường lên mắt, thận, thần kinh, tim…

TPCN Hộ Tạng Đường giúp hỗ trợ và phòng ngừa biến chứng tiểu đường