Mắc bệnh đái tháo đường vẫn có thể sinh con khỏe mạnh

Nhiều phụ nữ mắc đái tháo đường có tâm lý sợ mang thai vì không muốn căn bệnh này ảnh hưởng đến đứa trẻ. Tuy nhiên, cùng với sự tiến bộ của y học, đái tháo đường không còn là trở ngại quá lớn, ngày càng nhiều phụ nữ đã thực hiện được thiên chức làm mẹ.

Đường huyết cao khi mang thai có nguy hiểm không?

Glucose (đường) trong máu của người mẹ sẽ đi qua nhau thai để cung cấp năng lượng cho bé phát triển. Do đó, nếu người mẹ có đường huyết cao thì lượng đường trong máu trẻ cũng có xu hướng tăng cao.

Đường huyết cao có thể gây ra một số vấn đề đối với thai nhi, tùy thuộc theo từng giai đoạn:

  • Trong những tháng đầu thai kỳ: Làm tăng nguy cơ dị tật thai nhi và dị tật bẩm sinh. Nguy cơ cao nhất khi HbA1C > 8% hoặc glucose máu trung bình >180mg/dL (10mmol/L).
  • Trong nửa cuối thai kỳ và gần sinh: Đường huyết cao khiến bào thai lớn hơn bình thường và làm tăng nguy cơ biến chứng trong khi sinh. Đặc biệt, bào thai quá lớn sẽ khiến cho việc sinh thường gặp trở ngại, thường thì các trường hợp này phải sinh mổ.
  • Cuối thai kỳ: Làm tăng nguy cơ tiền sản giật và chứng đa ối (có quá nhiều nước ối bao quanh em bé trong tử cung).
Nếu lượng đường trong máu được kiểm soát tốt, nguy cơ gặp biến chứng sẽ giảm xuống. Vì vậy, những phụ nữ mắc bệnh đái tháo đường phải tuân thủ điều trị để ổn định đường huyết ngay từ trước khi thụ thai.

Phụ nữ mắc bệnh đái tháo đường vẫn có thể sinh con khỏe mạnh

Phụ nữ mắc bệnh đái tháo đường vẫn có thể sinh con khỏe mạnh

Trước khi mang thai, phụ nữ mắc đái tháo đường cần chuẩn bị những gì?

Để chuẩn bị cho một thai kỳ khỏe mạnh, người phụ nữ mắc đái tháo đường sẽ cần kiểm soát tốt mức đường huyết trong vòng 3 tháng trước khi mang thai, duy trì HbA1c < 6,0%; đồng thời bổ sung acid folic 4mg/ngày, nhằm giảm nguy cơ dị tật ống thần kinh.

Khi có ý định mang thai, bạn cũng cần trao đổi với bác sĩ để được làm thêm một số các xét nghiệm nhằm đánh giá ảnh hưởng của bệnh tiểu đường trên thận, võng mạc mắt, thần kinh và mạch vành. Nếu phát hiện đã có biến chứng trên tim mạch hay biến chứng thận thì không nên mang thai vì có thể làm bệnh nặng hơn.

Để chuẩn bị cho một thai kỳ khỏe mạnh, nhằm ổn định đường huyết và phòng tránh được các biến chứng trước khi mang thai, bạn có thể sử dụng thêm Tpcn Hộ Tạng Đường. Hãy gọi cho chúng tôi qua số: 0904.904.660 (trong giờ hành chính) để được tư vấn chi tiết.

Kiểm soát đường huyết trong khi mang thai dễ hay khó?

Đo đường huyết thường xuyên, sử dụng thuốc điều trị và điều chỉnh lối sống, chế độ ăn là chìa khóa để kiểm soát bệnh đái tháo đường. Ổn định đường huyết trong khi mang thai không khó, nhưng bà bầu cần kiên trì.

Phụ nữ mắc đái tháo đường type 1 phải tiêm 2 – 4 liều insulin mỗi ngày, không loại trừ giai đoạn mang thai. Tuy nhiên, cơ thể bà bầu cần thêm insulin trong suốt thai kỳ, đặc biệt là trong tam cá nguyệt thứ 3 (từ tuần 26 đến tuần 40 của thai kỳ) bởi vì cơ thể trở nên đề kháng với insulin khi bào thai lớn dần. Đối với bệnh đái tháo đường type 2, bà bầu có thể được điều trị bằng insulin và một số loại thuốc đường uống khác như: glyburide, metformin

Cùng với sự thay đổi của cơ thể khi mang thai, đường huyết cũng sẽ thay đổi. Vì thế, bà bầu cần theo dõi đường huyết thường xuyên và liên hệ với bác sĩ để được điều chỉnh liều thuốc, cũng như chế độ ăn uống và luyện tập phù hợp. Nên tự kiểm tra đường huyết trước và sau mỗi bữa ăn bằng máy đo đường huyết cầm tay. Ngoài ra, bà bầu nên thực hiện xét nghiệm máu xác định chỉ số HbA1C 1tháng/lần.

Chế độ ăn của bà bầu mắc đái tháo đường cần được tối ưu hóa lượng calorie, carbohydrate để đảm bảo có đủ chất cho bé phát triển mà không ảnh hưởng tới đường huyết của mẹ.

Tập thể dục là phương pháp tuyệt vời để kiểm soát cân nặng và đường huyết. Mẹ bầu nên duy trì thói quen tập thể dục trước và trong khi mang thai. Nên tham khảo các bài tập dành riêng cho bà bầu và hỏi ý kiến bác sĩ trước khi tập.

Mục tiêu đường huyết khi mang thai thấp hơn so với thời kỳ trước đó. Hiệp hội Đái tháo đường Hoa Kỳ (ADA) khuyến cáo như sau:

  • Đường huyết khi đói, trước khi đi ngủ và qua đêm: 60 – 99mg/dL (3,3 – 5,4mmol/L).
  • Đường huyết sau 1 – 2 tiếng tính từ khi bắt đầu bữa ăn: Cao nhất là 100 – 129mg/dL (5,4 – 7,1mmol/L).

Chăm sóc mẹ bầu mắc đái tháo đường

Phụ nữ mắc đái tháo đường nên xin tư vấn của bác sĩ từ khi có ý định mang thai. Thông qua đó, bác sĩ sẽ giúp bạn điều chỉnh liều thuốc, và hướng dẫn các phương pháp kiểm soát đường huyết.

Trong quá trình mang thai, phụ nữ cần:

  • Khám mắt: Bệnh võng mạc do đái tháo đường làm ảnh hưởng đến tầm nhìn, và mang thai càng làm bệnh trầm trọng hơn. Vì thế, tất cả phụ nữ mắc đái tháo đường cần khám mắt trước và trong khi mang thai (thường là 3 tháng một lần, tùy thuộc vào tình trạng bệnh).
  • Theo dõi huyết áp: Theo dõi chỉ số huyết áp thường xuyên, và nếu chỉ số này cao bạn cần thu xếp thời gian đến bệnh viện để được điều trị sớm.
  • Giám sát chức năng thận: Mẹ bầu mắc đái tháo đường cần được đánh giá chức năng thận trong mỗi lần khám thai. Bệnh thận đái tháo đường làm tăng nguy cơ biến chứng sản khoa (tiền sản giật, sinh non, thai nhi quá nhỏ so với tuổi).
  • Siêu âm: Siêu âm trong 3 tháng đầu thai kỳ để xác định đúng tuổi của em bé và dự đoán ngày sinh. Trong 18 – 20 tuần thai, cần siêu âm để tầm soát dị tật cột sống và bệnh tim bẩm sinh. Siêu âm cũng giúp phát hiện chứng đa ối thường gặp ở bà bầu mắc đái tháo đường để có những phương án xử lý phù hợp.

Có nhiều lý do để bà bầu mắc đái tháo đường siêu âm thai

Có nhiều lý do để bà bầu mắc đái tháo đường siêu âm thai

Kế hoạch chăm sóc cho mẹ bầu mắc bệnh đái tháo đường sau khi sinh

Lượng insulin có thể giảm mạnh trong một vài ngày đầu sau sinh, tuy nhiên ngay sau đó (khoảng 48h) sẽ trở về mức như trước khi mang thai. Việc chăm sóc sau sinh cho phụ nữ mắc đái tháo đường tương tự như phụ nữ không mắc bệnh, chỉ cần theo dõi đường huyết để điều chỉnh kịp thời. Dù mắc bệnh hay không, việc nuôi con bằng sữa mẹ là vô cùng cần thiết cho sức khỏe và sự phát triển của trẻ.

Phụ nữ mắc đái tháo đường cũng có thể mang thai và làm mẹ an toàn như bao người phụ nữ khác. Tuy nhiên, vì có bệnh nên mọi việc đều cần thận trọng hơn, đặc biệt là chế độ ăn uống, vận động và dùng thuốc. Một sinh linh nhỏ bé trong bụng sẽ là nguồn động lực lớn lao để mẹ vượt qua bệnh tật.

xem bệnh nhân sử dụng tốtTham khảo: http://www.uptodate.com

----------------------------------------------------------------------------------------------------------

Thông tin cho bạn: Tpcn Hộ Tạng Đường giải pháp hỗ trợ điều trị và phòng ngừa biến chứng tiểu đường

TPCN Hộ Tạng Đường - Giải pháp hỗ trợ điều trị và phòng ngừa biến chứng bệnh tiểu đường