Đường fructose thường có trong thực phẩm chế biến sẵn gây ra tình trạng đề kháng insulin, nhưng trong rau quả lại là có tác dụng chống lại bệnh đái tháo đường (ĐTĐ).
Bệnh đái tháo đường ảnh hưởng đến khoảng 350 triệu người trên thế giới và khoảng 80% trong số đó là mắc đái tháo đường type 2 – bệnh chủ yếu do chế độ ăn uống sinh hoạt, đặc biệt là ở các nước phát triển như Mỹ thì đường fructose (chất tạo ngọt) là một trong những nguyên nhân làm gia tăng tình trạng này.
Fructose là đường đơn thường có trong rau xanh, hoa quả nhưng chiếm tỉ lệ rất nhỏ. Tuy nhiên lại có hàm lượng cao trong đồ uống, thực phẩm chế biến sẵn. Do chỉ số đường huyết thực phẩm (GI) thấp, nên fructose thường được kết hợp với lượng nhỏ glucose để làm chất tạo ngọt trong các thực phẩm như: nước ngọt có gas, siro, sữa, bột ngũ cốc, trái cây sấy khô, bánh kẹo, socola, mứt, đồ ăn nhanh, tương ớt,...
Theo báo cáo của James DiNicolantonio thuộc Viện Tim Thánh Luca, Kansas City, MO thì khoảng 40% người trưởng thành ở Mỹ có tình trạng kháng insulin và có nguy cơ cao sẽ tiến triển thành ĐTĐ typ2 sau này. Nguyên nhân chủ yếu là do người Mỹ tiêu thụ một lượng lớn đường fructose có trong 75% đồ hộp, đồ uống, đồ ăn nhanh (trung bình mỗi người tiêu thụ 83,1g fructose mỗi ngày).
Thực phẩm chứa nhiều fructose làm tăng nguy cơ biến chứng trên tim mạch
Các nghiên cứu cho thấy glucose làm tăng hấp thu, chuyển hóa fructose, từ đó làm tăng nồng độ đường trong máu và gây ra tình trạng đề kháng insulin. Do đó, nếu ăn nhiều thực phẩm chế biến sẵn có chứa fructose sẽ làm tăng nguy cơ mắc ĐTĐ typ2 hoặc sẽ làm nặng hơn tình trạng bệnh ĐTĐ, đặc biệt là các biến chứng tim mạch (như tăng huyết áp, mỡ máu tăng cao…).
Tổ chức y tế thế giới WHO khuyến cáo: Người bệnh tiểu đường không nên bổ sung thêm bất kì loại đường nào trong chế độ ăn uống. Những người tiền ĐTĐ hay đối tượng nguy cơ cao, mỗi ngày không nên tiêu thụ quá 6 muỗng café đường (24 gram) – đối với phụ nữ; 9 muỗng cafe đường (36 gram) ở nam giới và không quá 10% lượng calo được cung cấp hàng ngày. Đồng thời hạn chế những thực phẩm chế biến sẵn có chứa đường fructose, glucose sẽ giúp phòng ngừa nguy cơ mắc ĐTĐ typ2, béo phì và một số bệnh lý tim mạch.
Mặc dù fructose có trong các thực phẩm chế biến sẵn không có lợi đối với sức khỏe người bệnh ĐTĐ, tim mạch. Nhưng fructose có trong rau xanh, hoa quả lại có thể chống lại bệnh đái tháo đường và rối loạn chức năng tim mạch, bởi nó có hàm lượng thấp và không bị tích lũy trong cơ thể – Tiến sĩ DiNicolantonio cho biết thêm. Vì vậy, người bệnh có thể bổ sung đường từ một số rau xanh, hoa quả có chứa fructose như: quả việt quất, mâm xôi, ổi, cam, xoài, khế, dứa, mộc qua, hồng, lê, đu đủ, astiso, măng tây, đậu, bông cải xanh, rau diếp xoăn, cà chua, tỏi tây, hành tây, đậu phụng…
Xem thêm:
Nguồn tham khảo: http://www.sciencedaily.com/ http://www.medicalnewstoday.com/ http://tailieu.vn/