Đái tháo đường type 2 ở người trưởng thành

Trên thế giới có hơn 400 triệu người mắc bệnh đái tháo đường type 2 tập trung chủ yếu ở người trưởng thành từ độ tuổi 40 trở lên. Đây là dạng bệnh phổ biến nhất trong nhóm bệnh đái tháo đường, có khả năng gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm nếu không được điều trị đúng cách.

Khi bị đái tháo đường type 2, nghĩa là tuyến tụy của người bệnh không sản xuất đủ insulin hoặc tế bào “từ chối” sử dụng insulin. Insulin là một hormon của cơ thể thực hiện nhiệm vụ vận chuyển đường (glucose) từ máu vào trong tế bào để chuyển đổi thành năng lượng.

Glucose không vào được trong tế bào sẽ gây ra bệnh đái tháo đường

Glucose không vào được trong tế bào sẽ gây ra bệnh đái tháo đường

Đái tháo đường type 2 có nguy hiểm không?

Đường huyết tăng cao kéo dài trong bệnh đái tháo đường type 2 sẽ kích hoạt quá trình stress oxy hóa tế bào gây viêm mạn tính mạch máu, làm tổn thương tế bào thần kinh, gây gián đoạn quá trình dẫn truyền tín hiệu, từ đó dẫn đến rối loạn chức năng của nhiều cơ quan, thường gặp nhất là trên tim, mắt, thận, thần kinh… Bên cạnh những biến chứng mạn tính này, thì bệnh tiểu đường cũng có thể làm phát sinh các biến chứng cấp tính đặc biệt nghiêm trọng như hạ đường huyết, tăng áp lực thẩm thấu... nếu không xử lý kịp thời có thể dẫn đến hôn mê.

Do đó, bệnh đái tháo đường type 2 sẽ trở nên nguy hiểm khi mà biến chứng xuất hiện. Biến chứng đái tháo đường có thể lấy đi ánh sáng của đôi mắt, gây khiếm khuyết trên cơ thể, thậm chí là tính mạng của người bệnh.

Sử dụng thêm Tpcn Hộ Tạng Đường sẽ giúp tăng hiệu quả điều trị, giúp ổn định đường huyết và phòng ngừa được biến chứng tiểu đường. Hãy gọi cho chúng tôi qua số: 0904.904.660 (trong giờ hành chính) để được tư vấn chi tiết.

Các triệu chứng của bệnh đái tháo đường type 2

Do đái tháo đường type 2 có thể gây ra nhiều biến chứng nghiêm trọng, vì vậy việc phát hiện sớm các triệu chứng là rất quan trọng để điều trị bệnh được sớm, từ đó làm giảm thiểu được nguy cơ xuất hiện biến chứng.

Các triệu chứng của bệnh đái tháo đường type 2 thường gặp là:

  • Khát nước và uống rất nhiều nước
  • Đi tiểu thường xuyên
  • Có cảm giác đói nhanh, đặc biệt là sau khi ăn xong
  • Sút cân không rõ nguyên nhân
  • Mờ mắt
  • Nhức đầu, mệt mỏi
  • Thường xuyên bị nhiễm trùng hoặc nhiễm nấm

Bệnh đái tháo đường type 2 có thể không được phát hiện cho đến khi bệnh gây ra biến chứng. Do đó, bạn cần đặc biệt lưu ý các triệu chứng của căn bệnh này để phát hiện sớm và có một kế hoạch cụ thể để kiểm soát đường huyết, sống chung với đái tháo đường sau này.

Các triệu chứng khác của bệnh đái tháo đường type 2 là:

  • Các vết thương hở, vết loét chậm lành
  • Ngứa da, khô da, khô miệng
  • Thị lực suy giảm
  • Rối loạn chức năng tình dục, chẳng hạn như rối loạn cương ở nam giới
  • Tê bì hoặc ngứa ran bàn tay, bàn chân
  • Phát sinh các dấu hiệu bất thường trên da ở cổ, nách, bẹn

Khoảng 50% nam giới bị bệnh đái tháo đường sẽ phát triển rối loạn cương

Khoảng 50% nam giới bị bệnh đái tháo đường sẽ phát triển rối loạn cương

Ai dễ mắc bệnh đái tháo đường type 2?

Bất cứ ai cũng có thể mắc bệnh đái tháo đường type 2 ở mọi thời điểm trong cuộc sống. Tuy nhiên, những người có nguy cơ cao nhất là những người đang bị béo phì hoặc thừa cân, những người phụ nữ đã từng bị đái tháo đường thai kỳ, người có người thân trong gia đình mắc bệnh và những người có hội chứng chuyển hóa như mỡ máu cao, cholesterol cao… Ngoài ra, người lớn tuổi do quá trình lão hóa diễn ra nhanh chóng nên nguy cơ mắc đái tháo đường type 2 cũng cao hơn người trẻ tuổi.

Điều trị đái tháo đường type 2

Mục tiêu trong điều trị bệnh đái tháo đường type 2 là: Hạ đường huyết về mức độ an toàn và duy trì ổn định mức đường huyết này để “chung sống hòa thuận” với bệnh đái tháo đường, ngăn ngừa các biến chứng tấn công. Ngoài ra, người bệnh cũng cần giữ cho hàm lượng cholesterol và mỡ máu ở mức độ an toàn, kiểm soát huyết áp ở mức 130/80 mmHg hoặc thấp hơn.

Để quản lý tốt bệnh đái tháo đường, bạn cần:

  • Lên kế hoạch ăn uống, thực đơn cho một bữa ăn lành mạnh và an toàn.
  • Dùng thuốc theo đúng chỉ định của bác sỹ.
  • Sử dụng các sản phẩm thảo dược tự nhiên ngăn ngừa biến chứng.
  • Tự theo dõi đường huyết tại nhà.
  • Đi khám định kỳ hoặc theo hẹn tái khám của bác sỹ.

Chỉ số đường huyết mục tiêu: Chỉ số HbA1c dưới 6,5% hoặc dưới 48mmol/L.

Nếu bạn là một người trưởng thành có các yếu tố nguy cơ ở trên mà vẫn chưa mắc đái tháo đường type 2 thì đó thực sự là một điều may mắn. Đồng thời đây cũng là một cơ hội để bạn xoay chuyển tình thế, phòng ngừa sớm căn bệnh này ngay từ bây giờ.

xem bệnh nhân sử dụng tốt

Theo nguồn: http://www.webmd.boots.com

---------------------------------------------------------------------------

Thông tin cho bạn: Tpcn Hộ Tạng Đường giúp hỗ trợ điều trị biến chứng tiểu đường

TPCN Hộ Tạng Đường - Giải pháp hỗ trợ điều trị và phòng ngừa biến chứng bệnh tiểu đường