Cứ 3 người tiểu đường thì sẽ có ít nhất một người bị biến chứng ở da, với các biểu hiện như khô, ngứa da, dày da, sạm da, họ có thể bị trước cả khi bệnh được chẩn đoán. Nhưng các vấn đề về da do tiểu đường gây ra đều có thể ngăn ngừa và điều trị dễ dàng nếu phát hiện sớm.
Biến chứng tiểu đường ở da là những vấn đề phát sinh ngoài da do hậu quả của đường máu cao gây ra, thường gặp nhất là khô, ngứa da, viêm nhiễm, nấm, thay đổi màu sắc làn da, mụn nhọt… Người bệnh tiểu đường tuýp 1 hay tuýp 2 đều có thể gặp phải biến chứng này, đặc biệt nếu không kiểm soát tốt đường huyết.
Có thể bạn sẽ đặt câu hỏi, bệnh tiểu đường thì có liên quan gì đến da? Câu trả lời là: Tình trạng đường huyết tăng cao kéo dài sẽ gây hẹp các mạch máu dưới da và làm giảm lượng máu tới da. Giảm lưu thông máu cũng dẫn đến sự thay đổi về collagen của da và khiến cho da khô, sần sùi, bong tróc….
Mặt khác, đường trong máu cao cũng gây tổn thương hệ thần kinh điều phối tiết mồ hôi trên da, khiến cho da khô ngứa và nhạy cảm hơn với đau, nóng, lạnh.
Người tiểu đường cũng có nguy cơ bị nhiễm nấm cao hơn do đường là môi trường lý tưởng cho vi khuẩn, nấm phát triển. Chính vì vậy, nếu kiểm soát tốt đường huyết, bạn đã có thể hạn chế được đáng kể biến chứng trên da.
Thường gặp ở cánh tay, mu bàn tay, chân, lòng bàn chân. Có nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng ngứa ở người tiểu đường, thường là do da bị khô, lưu thông máu kém hoặc nhiễm nấm. Nếu do lưu thông máu kém, biểu hiện ở chân sẽ rõ hơn và người bệnh cần chăm sóc bàn chân rất kỹ để tránh biến chứng nhiễm trùng, đoạn chi.
Ngứa da là biểu hiện thường gặp của biến chứng tiểu đường
Nhiễm trùng da do Staphylococcus khá phổ biến ở những người mắc bệnh tiểu đường kiểm soát kém. Khi nang lông bị kích thích, những vi khuẩn này có thể gây ra mụn nhọt hoặc sưng viêm. Nhiễm trùng cũng có thể xảy ra ở mắt và móng tay.
Thường gặp ở các vùng da có nếp gấp như cổ, gáy, nách, các kẽ ngón chân, móng, bộ phận sinh dục. Tùy theo loại nấm bị nhiễm, người bệnh sẽ có biểu hiện khác nhau như ngứa da, bong vảy, ban đỏ hình vòng tròn… Đặc biệt, phụ nữ mắc tiểu đường thường bị nhiễm trùng âm đạo tái đi tái lại rất nhiều lần.
Những vùng da tối màu ở vùng nếp gấp như gáy, cổ, nách, dưới ngực, bẹn… là dấu hiệu nhận biết rất đặc trưng của bệnh gai đen. Đây cũng là một trong những dấu hiệu “tố cáo” cơ thể đang bị đề kháng ln-su-Iin (giai đoạn đầu của tiểu đường tuýp 2). Loại biến chứng da này thường xuất hiện ở người tiểu đường bị thừa cân, béo phì.
Icon số điện thoại tư vấn
Thường xuất hiện ở người bệnh tiểu đường tuýp 1 do đường máu cao phá hủy melanin - tế bào tạo sắc tố của da. Người bệnh sẽ nhìn thấy các mảng da sáng màu hơn hẳn ở ngực, bụng, quanh miệng, mũi và mắt.
Vùng da ở cẳng chân xuất hiện các đốm hình tròn hoặc bầu dục màu nâu sáng. Các nốt này thường không ngứa, có thể có vảy, đau, không chảy dịch. Bệnh này thường lành tính nên không cần phải điều trị.
Mất cảm giác bàn chân có thể dẫn đến đoạn chi
Tiểu đường gây ra những tổn thương thần kinh gây mất cảm giác, thường gặp ở chân và bàn tay. Điều này sẽ khiến bạn dẫm lên một vật thể lạ gây tổn thương cho da mà không biết tạo điều kiện thuận lợi cho vết thương lan rộng có thể hình thành một vết loét có thể dẫn tới phải cắt cụt chi. Vì vậy, người bệnh tiểu đường nên ghi nhớ, luôn kiểm tra và quan sát bàn chân của mình mỗi ngày.
Nếu không kiểm soát tốt đường huyết, người tiểu đường còn có thể gặp phải một số biến chứng khác như:
Như đã nói ở trên, có 2 nguyên nhân chính dẫn đến các vấn đề về da liễu ở bệnh nhân tiểu đường: Thứ nhất là đường huyết cao gây chít hẹp mạch máu và giảm lưu thông máu tới da; thứ 2 là tổn thương thần kinh do đường huyết cao gây ra. Vì vậy để phòng ngừa và cải thiện biến chứng này một cách triệt để, bạn cần cùng lúc kiểm soát tốt đường huyết và phục hồi tổn thương thần kinh.
Có rất nhiều cách để đưa đường huyết về ngưỡng bình thường nhưng tựu chung lại, bạn cần tuân thủ những nguyên tắc sau đây:
Tổn thương thần kinh là hệ quả của quá trình đường máu tăng cao kéo dài trước đó. Ngay cả khi bạn đã ổn định đường thì các dây thần kinh bị tổn thương cũng không tự nhiên phục hồi lại được. Bạn cần một giải pháp chuyên biệt để “làm lành” những tổn thương đó để giảm bớt tác hại của biến chứng tiểu đường. Sử dụng kết hợp TPCN HỘ TẠNG ĐƯỜNG chính là giải pháp cho bạn.
TPCN Hộ Tạng Đường giúp cải thiện biến chứng da của bệnh tiểu đường
Hộ Tạng Đường với 5 thành phần chính sẽ “giải quyết” các biến chứng tiểu đường ở da thông qua 3 cơ chế:
(1) Phục hồi tế bào tuyến tụy, ổn định đường huyết nhờ Hoài sơn + Mạch môn + Nhàu
(2) “Dọn dẹp” chất thải trong máu do đường dư thừa gây ra nhờ Câu kỷ tử + Alpha Lipoic Acid
(3) Thấm tốt vào mô thần kinh, phục hồi chức năng hệ thần kinh nhờ Alpha Lipoic Acid - “vua của các chất chống oxy hóa”
Sử dụng Hộ Tạng Đường sẽ giúp cải thiện tình trạng khô ngứa da, co cứng ngón tay, mất cảm giác… sau một lộ trình sử dụng. Dưới đây là câu chuyện của ông Nhan Thiên Trang (Gia Lai) - người đã vượt qua biến chứng da của bệnh tiểu đường nhờ sử dụng Hộ Tạng Đường:
Da người tiểu đường thường rất khô và dễ nhiễm nấm, vì vậy, hãy đầu tư thời gian để chăm sóc làn da hàng ngày với những mẹo sau đây:
Nếu có bất kỳ bất thường nào nghi ngờ là biến chứng tiểu đường ở da, bạn hãy liên hệ với chuyên gia của chúng tôi qua tổng đài: 0962.326.300 để được tư vấn giải pháp phù hợp.
Có thể bạn quan tâm: Cách giảm đường huyết, cải thiện biến chứng - Kinh nghiệm từ người trong cuộc
Nguồn:
https://www.webmd.com/diabetes/guide/related-skin-conditions#1
https://www.webmd.com/diabetes/skin-problems#1
https://www.diabetes.org/diabetes/complications/skin-complications
https://www.healthline.com/health/type-2-diabetes/skin-problems#causes-of-skin-problems