Bệnh tiểu đường có nguy hiểm không? 3 cách hóa giải rủi ro

Bệnh tiểu đường có nguy hiểm không phụ thuộc vào khả năng kiểm soát đường huyết và biến chứng tiểu đường. Nếu không phát hiện sớm và điều trị đúng cách, tiểu đường sẽ gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm, dẫn đến hôn mê, đột quỵ, suy thận, mù lòa, cắt cụt chi, thậm chí là tử vong cho người bệnh.

Bệnh tiểu đường có nguy hiểm không? Câu trả lời là có nếu không điều trị tốt

Bệnh tiểu đường có nguy hiểm không? Câu trả lời là có nếu không điều trị tốt

Bệnh tiểu đường nguy hiểm là do biến chứng tiểu đường

Khi người bệnh tiểu đường không phát hiện và điều trị đúng cách, đường huyết cao lâu ngày sẽ gây ra nhiều nhiều biến chứng nguy hiểm trên tim, thận, mắt, thần kinh, da… Các biến chứng này khiến người bệnh thường xuyên mệt mỏi, yếu ớt, giảm khả năng lao động và tự chủ trong cuộc sống. Nghiêm trọng hơn là rút ngắn tuổi thọ và dẫn đến tử vong.

Theo thống kê, tỷ lệ tử vong cao do bệnh tiểu đường thứ 3 chỉ sau tim mạch và ung thư. Điều đáng nói, nguyên nhân chính gây tử vong không phải do đường huyết cao mà đến từ các biến chứng tiểu đường. Cụ thể, tỷ lệ tử vong do biến chứng tim mạch của người tiểu đường cao gấp 1,8 lần và tỷ lệ tai biến mạch máu não cao gấp 2,4 lần so với người bình thường.

Các biến chứng nguy hiểm của bệnh tiểu đường

Biến chứng tiểu đường có thể xuất hiện ở bất kỳ giai đoạn nào của bệnh với các tổn thương trên toàn bộ cơ thể:

- Biến chứng tim mạch: Người bệnh tiểu đường thường có chỉ số cholesterol (mỡ máu) cao, gây xơ vữa động mạch vành, làm giảm tưới máu đến tim và tăng nguy cơ nhồi máu tim. Tình trạng y tế khẩn cấp này có thể lấy đi tính mạng trong vài giờ ngắn ngủi.

- Đột quỵ não: Mảng xơ vữa xuất hiện trên mạch máu não làm tăng nguy cơ đột quỵ não và tử vong ở người bệnh tiểu đường.

- Biến chứng suy thận tiểu đường: Đường huyết tăng cao lâu ngày sẽ phá hủy bộ lọc của cầu thận. Chức năng thận của người bệnh bị suy giảm. Đến giai đoạn cuối, người bệnh phải chạy thận nhân tạo rất tốn kém, thậm chí là thay thận từ người hiến tặng.

- Biến chứng mắt của bệnh tiểu đường: Đường huyết không được kiểm soát tốt sẽ phá hủy mạch máu và mô thần kinh ở võng mạc, gây ra bệnh võng mạc đái tháo đường. Nhẹ thì gây giảm thị lực, nặng có thể dẫn tới mù lòa vĩnh viễn cho người bệnh. Ngoài ra, bệnh nhân có nguy cơ phát triển bệnh đục thủy tinh thể và tăng nhãn áp cao hơn người bình thường.

- Biến chứng bàn chân của bệnh tiểu đường: Đây là sự kết hợp của biến chứng mạch máu, biến chứng thần kinh và nhiễm trùng. Biến chứng này rất khó điều trị và vô cùng tốn kém. Nhiều trường hợp phải cắt bỏ một phần hoặc toàn bộ chân để duy trì sự sống.

- Hôn mê do tiểu đường: Khi đường huyết tăng cao hoặc hạ xuống quá thấp, người bệnh đều phải đối diện với nguy cơ hôn mê và tử vong cao. Dưới đây là các mức chỉ số người tiểu đường cần chú ý:

- Đường huyết < 4 mmol/l: Hôn mê do hạ đường huyết - Đường huyết > 13.3 mmol/l: Hôn mê do nhiễm toan ceton, thường gặp ở tiểu đường type 1 - Đường huyết > 33.3 mmol/l: Hôn mê do tăng áp lực thẩm thấu, thường gặp ở tiểu đường type 2

Sự nguy hiểm của bệnh tiểu đường đến từ các biến chứng trên toàn cơ thể

Sự nguy hiểm của bệnh tiểu đường đến từ các biến chứng trên toàn cơ thể

Bệnh tiểu đường type 1 hay type  2 nguy hiểm hơn?

Bệnh tiểu đường type 2 1 hay type 2 đều nguy hiểm như nhau. Bởi nếu không được phát hiện sớm và điều trị hiệu quả, các biến chứng tiểu đường đều sẽ xuất hiện và gây hại cho cơ thể.

- Với tiểu đường tuýp 1, cơ thể không thể tự sản xuất in-su-lin, triệu chứng bệnh thường rất rầm rộ nên được phát hiện sớm và kiểm soát đường huyết tốt hơn ngay từ giai đoạn đầu. Biến chứng thường xuất hiện sau khoảng 5 năm kể từ khi phát hiện ra tiểu đường. Tuy nhiên, bệnh tiểu đường tuýp 1 thường gặp ở người trẻ nên tuổi thọ thấp hơn so với tiểu đường tuýp 2 (thường gặp ở người trung niên và cao tuổi).

- Với tiểu đường tuýp 2, triệu chứng trong giai đoạn đầu rất mờ nhạt nên người bệnh thường phát hiện muộn 5 - 7 năm. Khi phát hiện thì bệnh đã nặng và gây biến chứng trên mạch máu nhỏ và hệ thần kinh (tê bì chân tay, mờ mắt, ngứa da, vết thương lâu lành…). Nhưng do ở người tiểu đường tuýp 2, in-su-lin chỉ bị thiếu hụt chứ không mất hoàn toàn như tiểu đường tuýp 1, người bệnh có nhiều cách để kiểm soát đường huyết hơn (điều chỉnh lối sống, dùng thuốc uống, tiêm in-su-lin). Người tiểu đường tuýp 2 nếu điều trị tốt và bị bệnh ở độ tuổi cao thậm chí còn có thể sống lâu như người bình thường.

TPBVSK Hộ Tạng Đường giúp ngăn ngừa và cải thiện biến chứng tê bì, châm chích, khô ngứa da, mờ mắt, phòng suy thận, xơ vữa mạch, đoạn chi. Hãy gọi cho chúng tôi theo số 0936 057 996 để được tư vấn chi tiết.

Điện thoại

Bệnh tiểu đường thai kỳ có nguy hiểm không?

Câu trả lời là có. Thai phụ bị tiểu đường thai kỳ có tỷ lệ sẩy thai, thai lưu, sinh non, tăng huyết áp trong thai kỳ, đa ối, nhiễm trùng tiết niệu, viêm đài bể thận, mổ lấy thai cao hơn. Bản thân con sinh ra cũng có nguy cơ bị bệnh tiểu đường và tim mạch cao hơn những đứa trẻ có mẹ không bị tiểu đường trong thai kỳ.

Điều may mắn là, mức độ nguy hiểm của bệnh tiểu đường thai nghén sẽ tỷ lệ nghịch với khả năng kiểm soát đường huyết. Mẹ càng kiểm soát đường huyết tốt, rủi ro cho bản thân và con càng thấp.

Tiểu đường thai kỳ cũng nguy hiểm như bệnh tiểu đường type 1 và type 2

Tiểu đường thai kỳ cũng nguy hiểm như bệnh tiểu đường type 1 và type 2

Dấu hiệu nhận biết bệnh tiểu đường trở nên nguy hiểm

Không khó để nhận ra tình trạng bệnh tiểu đường đang chuyển biến xấu đi, vì ngoài triệu chứng bệnh tiểu đường giai đoạn đầu (tiểu nhiều, khát nhiều, đói, sụt cân mất kiểm soát, mệt mỏi), biến chứng của bệnh cũng có những dấu hiệu nhận biết riêng biệt. Cụ thể là:

- Tăng đường huyết cấp tính: Dấu hiệu đói cồn cào, khát nhiều, tiểu nhiều. Nặng hơn, khi bị nhiễm toan ceton, người bệnh sẽ cảm thấy khó thở, hơi thở có mùi trái cây, đau bụng cấp, mất nước, cả người mất sức và nôn.

- Hạ đường huyết cấp tính: Nguy hiểm hơn tăng đường huyết, dấu hiệu bao gồm đói cồn cào, mệt mỏi, run chân tay, bủn rủn, vã mồ hôi, choáng váng, hồi hộp đánh trống ngực. Hạ đường huyết có thể ảnh hưởng đến tính mạng của người bệnh thậm chí còn nhanh hơn tăng đường huyết.

- Tổn thương dây thần kinh: Tê bì chân tay như kim châm, mất cảm giác, tim đập nhanh, khô ngứa da, dễ bong tróc, trầy xước.

- Suy giảm miễn dịch: vết thương lâu lành, dễ bị nhiễm trùng, viêm chân răng, tụt lợi, nhiễm trùng, nhiễm nấm tiết niệu, nhiễm trùng bàn chân, tăng nguy cơ hoại tử, cắt cụt chi.- Bệnh về mắt: mờ mắt, giảm thị lực, nhìn thấy những đốm nhỏ bằng hạt đậu giống ruồi bay, nhìn đôi, nhìn ba, mắt bị chói sáng và giảm tầm nhìn.

- Biến chứng khác (nhồi máu cơ tim, đột quỵ): Dấu hiệu đau thắt ngực, tức ngực, khó thở…

Cách phòng ngừa biến chứng, giảm sự nguy hiểm của bệnh tiểu đường

Phòng và cải thiện biến chứng tiểu đường là một việc làm đòi hỏi sự kết hợp nhiều biện pháp, trong đó phải kể đến:

Kiểm soát tốt đường huyết, mỡ máu và huyết áp

Người bệnh tiểu đường thường mắt kèm cao huyết áp và mỡ máu. Ba chỉ số đường huyết, huyết áp và mỡ máu tăng cao là điều kiện thuận lợi để biến chứng tiểu đường đến sớm. Chính vì vậy, hãy kiểm soát các chỉ số này trong giới hạn cho phép.

Người tiểu đường cần kiểm soát cả chỉ số đường huyết, huyết áp và mỡ máu

Người tiểu đường cần kiểm soát cả chỉ số đường huyết, huyết áp và mỡ máu

Chỉ số đường huyết

– Đường huyết lúc đói: 4.4 - 7.2 mmol/l

– Đường huyết sau ăn từ 1 - 2 giờ: < 10 mmol/l

– HbA1C < 7%

(*HbA1C là chỉ số đánh giá đường huyết trung bình trong 3 tháng. HbA1C cao làm tăng nguy cơ biến chứng tiểu đường)

Chỉ số huyết áp

Chỉ số huyết áp nên duy trì< 140/90 mmHg. Nếu đã có biến chứng thận hoặc xơ vữa động mạch, huyết áp cần kiểm soát < 130/80 mmHg.

Chỉ số mỡ máu

– LDL-cholesterol < 100 mg/dL. Nếu đã có xơ vữa động mạch cần < 70 mg/dL, thậm chí có thể < 50 mg/dL nếu xơ vữa nặng.

– Triglycerides

– HDL cholesterol > 40 mg/dL ở nam và > 50 mg/dL ở nữ.

Để kiểm soát tốt các chỉ số tiểu đường này, bạn tham khảo những tư vấn cụ thể, chi tiết của ThS. BS Nguyễn Huy Cường - Nguyên Phó trưởng khoa Đái Tháo Đường, Bệnh viện Nội tiết Trung Ương trong video dưới đây:

BS Cường tư vấn về chế độ ăn và điều trị để kiểm soát đường huyết, huyết áp, mỡ máu

Từ bỏ các thói quen không lành mạnh

Một số thói quen xấu có thể làm tăng tình trạng kháng in-su-lin, thúc đẩy các biến chứng tiểu đường diễn ra nhanh và trầm trọng hơn. Để kiểm soát tốt tình trạng bệnh, người tiểu đường cần:

- Từ bỏ hoặc giảm dần dần thói quen hút thuốc lá, bao gồm cả thuốc lá điện tử. - Uống rượu bia vừa phải: Mỗi ngày, người tiểu đường chỉ nên uống 300 - 600 ml bia (khoảng 1-2 cốc bia), 30 - 60 ml rượu mạnh (1-2 chén nhỏ). Trước khi uống rượu bia, bạn -nên lót dạ trước bằng một chút thức ăn để đề phòng hạ đường huyết quá mức. - Hạn chế căng thẳng, stress, giải tỏa áp lực trong cuộc sống bằng cách thư giãn tinh thần, ngủ đủ giấc, đi dạo, tập hít thở sâu, thiền định...

Sử dụng thảo dược ngăn chặn biến chứng

Nghiên cứu về các hoạt chất trong thảo dược thiên nhiên đã cho thấy tín hiệu đáng mừng về khả năng ổn định đường huyết và ngăn chặn biến chứng tiểu đường. Đáng chú ý nhất phải kể tới 4 thảo dược quý Mạch Môn, Nhàu, Câu kỷ tử, Hoài sơn. Các thảo dược này này đã được chứng minh có tác dụng giúp ngăn ngừa biến chứng thần kinh, mắt, thận, tim mạch - những hậu quả nặng nề và phổ biến nhất của bệnh tiểu đường.

Tại Việt Nam, Viện Thực phẩm chức năng TP HCM đã kết hợp thành công 4 thảo dược quý của bài thuốc nam trị tiểu đường bao gồm: Nhàu, Câu kỷ tử, Hoài sơn và Mạch môn với Alpha lipoic acid – chất chống oxy hóa mạnh trong thực phẩm bảo vệ sức khỏe Hộ Tạng Đường.

BS Lương Lễ Hoàng – Chủ tịch Hội Đông y TPHCM cho biết: “Phần lớn các toa thuốc cho bệnh nhân tiểu đường của tôi đều có mặt Hộ Tạng Đường. Nghiên cứu về Hộ Tạng Đường tại Trung tâm Oxy Cao áp TP.HCM năm 2011 cho thấy: Hộ Tạng Đường giúp giảm HbA1c, hạ men gan, hỗ trợ cải thiện biến chứng, nâng cao chất lượng giấc ngủ và tinh thần của người bệnh”

BS Lương Lễ Hoàng đánh giá hiệu quả của tpbvsk Hộ Tạng Đường

Thực tế từ năm 2008, Hộ Tạng Đường đã giúp rất nhiều người thoát khỏi ác mộng biến chứng tiểu đường. Hãy cùng chia sẻ niềm vui hồi phục sau những năm tháng sống cùng căn bệnh tiểu đường với các bác Đỗ Thị Hợp, Nhan Thiên Trang và Vũ Thị Thanh Luyên... qua các phóng sự ngắn dưới đây.

Kinh nghiệm sử dụng Hộ Tạng Đường để hỗ trợ cải thiện biến chứng tiểu đường

Điện thoại

Khi bị chẩn đoán tiểu đường, ngoài nỗi lo sợ “Bệnh tiểu đường có nguy hiểm không”, bạn thường cảm thấy hoang mang, buồn phiền, thậm chí là tức giận vì phải sống chung với bệnh suốt đời. Nhưng bạn chỉ có thể sống khỏe khi lạc quan đối diện với tiểu đường và học cách kiểm soát nó. Vì vậy, đừng nản lòng mà nên cố gắng điều trị càng sớm càng tốt. Điều này giúp ngăn ngừa tối đa những rủi ro trong tương lai.

Tài liệu tham khảo: balancedhealth, drmowll.com, zocdoc.com, everydayhealth.com, niddk.nih.gov.