Khi được chẩn đoán tiểu đường, chắc hẳn bạn sẽ không tránh khỏi lo lắng. Hàng loạt các câu hỏi hiện ra trong đầu như: Bệnh tiểu đường có nguy hiểm không, có chữa khỏi được không, triệu chứng, nguyên nhân, cách điều trị, chế độ ăn ra sao để không tăng đường huyết... Tất tần tật những điều cần biết về bệnh tiểu đường đó đã được bienchungtieuduong.vn tổng hợp đầy đủ trong bài viết này.
Tiểu đường hay đái tháo đường là một bệnh mạn tính với đặc trưng là lượng đường trong máu luôn cao hơn mức bình thường. Nguyên nhân là do cơ thể bị thiếu hụt hoặc đề kháng với insulin, dẫn đến rối loạn chuyển hóa đường trong máu.
Bệnh tiểu đường được đặc trưng bởi nồng độ đường trong máu tăng cao
Có 3 loại bệnh tiểu đường chính: tuýp 1, tuýp 2 và tiểu đường thai kỳ. Sự phân loại này không đánh giá mức độ nặng hay nhẹ của bệnh, mà dựa vào những nguyên nhân gây ra bệnh tiểu đường và thời điểm mắc bệnh.
Ví dụ, tiểu đường tuýp 1 xảy ra khi tuyến tụy mất khả năng sản xuất insulin. Tiểu đường tuýp 2 chủ yếu là do kháng insulin hoặc giảm tiết insulin hoặc kết hợp cả hai. Tiểu đường thai kỳ thường xuất hiện ở tuần 24 - 28 của thai kỳ, gây ra do những rối loạn về chuyển hóa khi mang thai.
Để hiểu rõ hơn về mối quan hệ giữa insulin và bệnh tiểu đường, bạn có thể xem thêm tại bài viết: Bệnh tiểu đường là gì? - Mối quan hệ giữa insulin và bệnh tiểu đường.
Với tiểu đường type 1, các triệu chứng diễn ra rầm rộ. Nhưng triệu chứng của bệnh tiểu đường tuýp 2 giai đoạn đầu (sạm da, mệt mỏi, tiểu nhiều…) lại khá mờ nhạt. Chỉ khi đường huyết tăng cao lâu ngày, các dấu hiệu mới trở nên rõ ràng hơn.Dưới đây là 6 triệu chứng của bệnh tiểu đường type 2 thường gặp:
Mỗi người bệnh sẽ có một hoặc nhiều dấu hiệu kể trên. Để chẩn đoán chính xác nhất, người bệnh cần thực hiện xét nghiệm đường huyết.
Theo tài liệu Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị bệnh tiểu đường của Bộ Y tế, khi chỉ số đường huyết lúc đói (nhịn ăn ít nhất 8 tiếng) từ 126 mg/dl (7 mmol/l) trở lên thì bạn đã bị tiểu đường. Ngoài ra, để xác định mình có bị tiểu đường hay không, bạn có thể dựa vào các xét nghiệm đo đường huyết sau 2 giờ làm nghiệm pháp dung nạp đường, đường huyết bất kỳ và chỉ số HbA1C.
Nếu không có những dấu hiệu tăng đường huyết như tiểu nhiều, ăn nhiều, uống nhiều, sụt cân không rõ nguyên nhân, người bệnh cần lặp lại xét nghiệm (1), (3) sau 1 - 7 ngày để được chẩn đoán chính xác.
Đây là một trong những điều bạn nên biết khi mắc bệnh tiểu đường. Thông thường, chỉ số đường huyết an toàn mà người bệnh cần đạt được là dưới 7.2 mmol/l với đường huyết khi đói, dưới 10 mmol/l với đường huyết sau ăn và dưới 7% với HbA1c. Các chỉ số này có thể thay đổi phụ thuộc vào nhiều yếu tố như thời gian mắc tiểu đường, tuổi, các bệnh khác kèm theo..
Bảng chỉ số đường huyết, chỉ số HbA1C dành cho người tiểu đường của Bộ Y Tế
Để hiểu rõ hơn về cách kiểm soát các chỉ số đường huyết và HbA1C ở người bệnh tiểu đường, bạn hãy theo dõi đoạn phỏng vấn với GS.TS Thái Hồng Quang - Nguyên Chủ tịch Hội Nội tiết - Đái Tháo Đường Việt Nam trong video sau:
GS.TS Thái Hồng Quang tư vấn chỉ số đường huyết an toàn ở người tiểu đường
Nguyên nhân gây bệnh tiểu đường rất đa dạng, tùy thuộc vào loại tiểu đường bạn mắc phải. Tuy nhiên, kết quả chung đều là làm tăng lượng đường trong máu và gây biến chứng trên nhiều cơ quan tim, mắt, thận, thần kinh...
Tiểu đường tuýp 1 là bệnh tự miễn xuất phát từ nguyên nhân do hệ miễn dịch nhận diện và tiêu diệt nhầm các tế bào sản xuất insulin của tuyến tụy. Một số yếu tố có thể làm tăng nguy cơ phát triển tiểu đường tuýp 1 là: tiếp xúc với virus (virus Epstein-Barr, Coxsackie, virus quai bị), mẹ bị tiểu đường thai kỳ, nồng độ vitamin D trong máu thấp…
Không giống tuýp 1, kháng insulin lại là nguyên nhân chủ yếu gây bệnh tiểu đường tuýp 2. Tình trạng này ngày càng gia tăng trong xã hội hiện nay bởi lối sống tĩnh tại, ít vận động, thừa cân, béo phì, người trẻ có vòng bụng lớn… Bên cạnh đó, người bị tiền tiểu đường (hay rối loạn dung nạp glucose), mẹ bị tiểu đường thai kỳ, phụ nữ mắc hội chứng buồng trứng đa nang, tiền sử gia đình có người mắc bệnh, sinh thai to hơn 4kg… cũng là những đối tượng có nguy cơ cao mắc bệnh.
Tiểu đường tuýp 1 hay tuýp 2 chỉ là cách phân loại theo nguyên nhân gây bệnh, không thể dựa vào đó để khẳng định được loại tiểu đường nào nặng hoặc nhẹ hơn.
Bệnh tiểu đường nặng hay nhẹ phụ thuộc vào nhiều yếu tố như thời gian mắc bệnh, khả năng kiểm soát đường huyết và mức độ xảy ra các biến chứng tiểu đường.
Nhiều người lầm tưởng, chỉ cần kiểm soát tốt đường huyết thì biến chứng tiểu đường sẽ không xảy ra. Sự thật là, kiểm soát đường huyết chưa đủ để phòng ngừa và điều trị biến chứng tiểu đường. Bởi biến chứng còn liên quan đến rối loạn chuyển hóa chất béo, chất đạm – hệ lụy của tình trạng rối loạn chuyển hóa đường.
Theo thời gian bệnh tiểu đường có thể gây biến chứng trên khắp các cơ quan tim, thận, mắt, thần kinh, bàn chân. Nhưng phổ biến nhất là các biến chứng:
Việc nắm rõ những điều cần biết về bệnh tiểu đường sẽ giúp bạn phòng ngừa cũng như điều trị hiệu quả các biến chứng nguy hiểm của căn bệnh này.
TPBVSK Hộ Tạng Đường là sản phẩm chuyên biệt giúp cải thiện biến chứng tiểu đường. Với thành phần là 4 thảo dược quý: Câu kỷ tử, Nhàu, Mạch môn, Hoài sơn, Hộ Tạng Đường giúp giảm tê bì châm chích tay chân, giảm mờ mắt, tiểu đêm, giảm cholesterol và ngăn ngừa biến chứng tim mạch, phòng và cải thiện biến chứng thận… hiệu quả. Nếu bạn muốn tham khảo về sản phẩm, đừng ngần ngại gọi tới số 0936 057 996 để được tư vấn.
Cả tiểu đường tuýp 1 và tuýp 2 đều có khả năng di truyền từ bố mẹ sang con cái. Tuy nhiên theo thống kê, tỷ lệ di truyền của người tiểu đường tuýp 2 cao hơn.
Tỷ lệ di truyền của tiểu đường tuýp 1 khoảng 10% nếu cha bị bệnh, 4% nếu mẹ bị bệnh và lên đến 30% nếu cả cha và mẹ cùng bị bệnh. Còn với tiểu đường tuýp 2, nếu bổ mẹ bị tiểu đường trước 50 tuổi, nguy cơ mắc bệnh của con khoảng 14%, sau 50 tuổi là 7.7%. Nếu trong gia đình có cả bố và mẹ bị bệnh thì tỷ lệ của con sẽ là 50%.
Bệnh tiểu đường không lây nhiễm qua bất cứ con đường nào, kể cả qua máu, sinh dục, ăn uống… Đây là một bệnh mãn tính, liên quan đến rối loạn chất đường, chất béo, chất đạm.
Mặc dù không lây lan nhưng hiện nay, tốc độ phát triển tiểu đường là vấn đề đáng báo động. Thống kê cho thấy Việt Nam đang nằm trong các nước có tỷ lệ phát triển căn bệnh này cao nhất thế giới. Vì vậy, nếu chẳng may gia đình bạn có người mắc tiểu đường, hoặc bạn có yếu tố nguy cơ cao, cần chủ động có những biện pháp phòng tránh từ sớm.
Xem thêm: 6 cách đơn giản giúp phòng chống bệnh tiểu đường.
Câu trả lời cho vấn đề bệnh tiểu đường có chữa khỏi được không là không. Trên thế giới chưa có loại thuốc đặc trị nào chữa khỏi bệnh tiểu đường hoàn toàn. Người bệnh cần cẩn trọng với các quảng cáo có thể chữa khỏi, chữa dứt điểm bệnh để tránh “tiền mất tật mang”.
GS.TS Thái Hồng Quang khẳng định tiểu đường chưa thể chữa khỏi hoàn toàn
Thế nhưng, dù bệnh tiểu đường không thể chữa khỏi nhưng nếu người bệnh có phương pháp điều trị đúng đắn, ngăn cản được các biến chứng tiểu đường xảy ra thì bạn hoàn toàn có thế sống khỏe mạnh như người bình thường.
Nhắc đến các giải pháp để phòng ngừa biến chứng tiểu đường, các chuyên gia đều đồng thuận về vai trò quan trọng của 4 loại thảo dược: Câu kỷ tử, Mạch môn, Hoài Sơn, Nhàu. Sự kết hợp của chúng tạo nên mạng lưới chống oxy hóa mạnh mẽ, giúp trung hòa các gốc tự do mà đường huyết cao sinh ra, từ đó ngăn cản các gốc tự do này tấn công và gây ra các biến chứng trên toàn bộ cơ thể.
Xem thêm: 4 thảo dược quý vừa ổn định đường huyết vừa đẩy lùi biến chứng tiểu đường.
Người bệnh tiểu đường có thể sống được 70 - 80 năm. Tuy nhiên, con số tuổi thọ này còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố: tuổi mắc bệnh, các bệnh mắc kèm, khả năng kiểm soát đường huyết và các yếu tố nguy cơ.
Theo ước tính, người mắc tiểu đường tuýp 2 có tuổi thọ thấp hơn dân số chung khoảng 10 năm và tiểu đường tuýp 1 khoảng 20 năm.
Việc phát hiện sớm bệnh tiểu đường, kiểm soát tốt lượng đường huyết – huyết áp – mỡ máu và duy trì một thân hình cân đối sẽ giúp bạn có thể sống lâu hơn.
Để điều trị bệnh tiểu đường, bạn sẽ cần có chế độ ăn, lối sống lành mạnh và dùng thuốc điều trị phù hợp. Nếu bị tiểu đường tuýp 1, cơ thể không tự sản xuất insulin vì vậy bạn sẽ cần tiêm insuIin ngay từ khi mắc bệnh. Nếu bị tiểu đường tuýp 2, bạn có thể sử dụng thuốc uống như METF0RMIN, DIAMICR0N.. để kiểm soát lượng đường trong máu.
Nhiều người tiểu đường đã kiểm soát bệnh thành công chia sẻ rằng: ngoài thuốc điều trị và chế độ ăn, chìa khóa giúp họ khỏe mạnh chính là sử dụng sản phẩm hỗ trợ từ thảo dược. Để đạt hiệu quả tốt nhất, các sản phẩm này cần ra đời lâu năm, đặc biệt là có nghiên cứu, chuyên gia và người bệnh thực kiểm chứng.
Xem thêm: Kinh nghiệm điều trị bệnh tiểu đường - Chia sẻ từ người bệnh thực
Người tiểu đường cần có chế độ ăn khoa học để ổn định đường huyết
Người bệnh tiểu đường nên ăn gì phụ thuộc vào tình trạng bệnh tiểu đường, thể chất, thói quen vùng miền, tính chất công việc, các bệnh mắc kèm của từng người. Chính vì vậy, không có chế độ ăn chuẩn áp dụng cho tất cả những người mắc tiểu đường. Bạn có thể tự xây dựng cho mình một chế độ ăn hợp lý dựa trên 4 nguyên tắc sau:
1. Đảm bảo cung cấp vừa đủ năng lượng: Đối với người thừa cân, béo phì, chế độ ăn cần giảm bớt năng lượng để giảm từ 3 - 7% cân nặng. Còn những người tiểu đường bị sụt cân, hoặc người lao động nặng không cần kiêng khem quá mức.
2. Cân đối giữa các nhóm chất: Người tiểu đường cần bổ sung đa dạng thực phẩm để đảm bảo cung cấp đủ các nhóm protein (đạm), glucid (chất bột đường) và lipid (chất béo). Tỷ lệ giữa các nhóm chất lần lượt: 15 - 20% chất đạm; 55 - 60% chất bột đường và 30% chất béo.
3. Lựa chọn thực phẩm có chỉ số GI thấp: GI là chỉ số đường huyết của thực phẩm, phản ánh tốc độ làm tăng đường huyết sau khi ăn thực phẩm đó. Người tiểu đường nên lựa chọn những thực phẩm có chứa chỉ số GI dưới 40%.
Xem thêm: Bảng chí số đường huyết thực phẩm dành cho người tiểu đường.
4. Ăn nhiều bữa nhỏ trong ngày: Bạn nên ăn thành nhiều bữa nhỏ thay vì 3 bữa lớn để không làm tăng đường huyết quá mức sau ăn. Nếu do điều kiện lao động và sinh hoạt chỉ ăn được 3 bữa/ngày năng lượng phân phối như sau: Bữa sáng: 20% năng lượng; Bữa trưa: 40% năng lượng; Bữa tối : 40% năng lượng.
Bảng thực phẩm người tiểu đường nên ăn, nên tránh
Bài viết này là tổng hợp những điều cần biết về bệnh tiểu đường cơ bản nhất. Nếu còn thắc mắc băn khoăn nào về bệnh, chế độ ăn uống, luyện tập và dùng thuốc, hãy cho chúng tôi được biết bằng cách gọi đến số hotline hoặc để lại bình luận ngay dưới đây. Chuyên gia sẽ sớm phản hồi tới bạn.
Tài liệu tham khảo: joslin.org, bộ y tế.
Danh sách bình luận
Chế độ ăn của người bệnh tiểu đường cần giảm lượng tinh bột, tăng cường rau xanh và cân đối các nhóm dinh dưỡng. Bạn xem chi tiết về chế độ ăn tại đây: https://bienchungtieuduong.co/bai-viet/che-do-dinh-duong/loi-khuyen-ve-che-do-an-cho-nguoi-benh-tieu-duong.html.
Chúc bạn nhiều sức khỏe!