Biến chứng tim mạch của bệnh tiểu đường: Tất cả những điều bạn cần biết để tránh rủi ro

Biến chứng tim mạch của bệnh tiểu đường xảy ra rất phổ biến, thường bắt đầu bằng tình trạng xơ vữa mạch máu lớn, lâu dài có thể gây suy tim, nhồi máu cơ tim và tử vong. Hiểu về những dấu hiệu cảnh báo cũng như một số biện pháp phòng tránh sớm biến chứng tim mạch sẽ giúp người bệnh tiểu đường sống khỏe mạnh hơn.

Theo các chuyên gia Y học, thông thường những bệnh nhân mắc tiểu đường khoảng 5 năm sẽ bắt đầu xuất hiện các biểu hiện về bệnh tim mạch đi kèm. Sự kết hợp của tiểu đường và tim mạch làm cho tỉ lệ tử vong ở người bệnh tăng lên gấp 3 lần so với người bệnh tim mạch đơn thuần.

Bệnh nhân đái tháo đường type 2 rất dễ bị xơ vữa động mạch và các tổn thương này thường lan tỏa tới nhiều vùng như động mạch vành, động mạch thận, động mạch não và động mạch tứ chi… gây khó khăn trong điều trị. Ở những bệnh nhân này, thành động mạch sẽ mất đi tính co giãn; các mảng xơ vữa giòn và dễ vỡ, gây tắc nghẽn mạch máu, dẫn đến biến chứng nhồi máu cơ tim, tai biến mạch máu não, suy thận mạn tính.

Các nghiên cứu gần đây cũng cho thấy những người bị tiểu đường có nguy cơ mắc bệnh tim mạch cao gấp 4 lần so với người bình thường. Tỷ lệ bệnh nhân tiểu đường bị nhồi máu cơ tim tăng từ 45% lên đến 75% trong vòng 10 năm qua.

Từ tiểu đường đến biến chứng tim

Ở người bệnh tiểu đường, các vấn đề về tim mạch là hệ lụy của tình trạng đường huyết tăng cao kéo dài, hoặc đường huyết tăng giảm thất thường:

- Trên hệ vi mạch (mạch máu nhỏ), đường huyết tăng cao hoặc bất ổn đẩy nhanh quá trình oxy hóa trong lòng mạch, tạo ra các gốc tự do gây viêm mạn tính và chít hẹp mạch máu.

- Trên hệ thống mạch máu lớn, rối loạn chuyển hóa đường kéo theo rối loạn chuyển hóa chất béo, làm chất béo trở nên dư thừa trong máu. Lượng chất béo dư thừa bám vào thành động mạch, gây xơ vữa động mạch.

Tình trạng viêm - chít hẹp vi mạch và xơ vữa động mạch đều ngăn cản dòng máu đến não và tim một cách thông thuận, dẫn đến tình trạng đột quỵ và nhồi máu cơ tim.

Đường huyết cao làm viêm vi mạch, và xơ vữa động mạch

Đường huyết cao làm viêm vi mạch, và xơ vữa động mạch

Một số sự thật khác vbiến chứng tim mạch của bệnh tiểu đường mà bạn cần phải biết:

- Người tiểu đường dễ mắc các bệnh tim mạch hơn nếu gia đình có người từng bị nhồi máu cơ tim, đột quỵ

- Người tiểu đường mắc bệnh tim mạch ở độ tuổi trẻ hơn nhiều so với người bình thường.

- Đột quỵ và nhồi máu cơ tim là một trong những nguyên nhân chính gây tử vong ở người bệnh tiểu đường.

- Người tiểu đường có nguy cơ bị nhồi máu cơ tim tương đương với người không bị tiểu đường nhưng đã từng bị nhồi máu cơ tim.

hotline

Một số biến chứng tim mạch thường gặp

Người tiểu đường thường gặp 3 biến chứng tim mạch là bệnh mạch vành, bệnh mạch máu não và bệnh động mạch ngoại biên. Ngoài ra, người bệnh có thể bị tăng huyết áp, rối loạn mỡ máu hoặc thiếu máu não thoáng qua.

Bệnh mạch vành

Đây là căn nguyên tử vong chủ yếu của các biến chứng tim mạch ở bệnh nhân tiểu đường. Sự xuất hiện mảng xơ vữa ở lòng mạch khiến tim phải hoạt động trong tình trạng thiếu oxy, lâu dài có thể dẫn đến biến chứng nguy hiểm như nhồi máu cơ tim, suy tim…

GS Thái Hồng Quang - Chủ tịch Hội Nội tiết và Đái tháo đường Việt Nam cảnh báo: Nhồi máu cơ tim là biến chứng nguy hiểm nhất trong các biến chứng tim mạch do tiểu đường, rất dễ khiến người bệnh tử vong. Khi người bệnh đã bị nhồi máu cơ tim, việc xử trí trong và sau nhồi máu khó khăn hơn nhiều so với người bình thường. Do đó, người bệnh cần hiểu rõ về biến chứng tim mạch, biết cách phòng ngừa hoặc phát hiện sớm để điều trị kịp thời.

GS Thái Hồng Quang tư vấn về biến chứng tim mạch của bệnh tiểu đường

Bệnh mạch máu não, đột quỵ

Đột quỵ xảy ra khi lượng máu cung cấp lên não không đủ. Tế bào não thiếu oxy và glucose - nguồn năng lượng duy nhất cho tế bào não hoạt động - sẽ bị tổn thương có thể dẫn đến các hậu quả khôn lường như liệt nửa người hoặc tử vong nếu không được cấp cứu kịp thời.

Bệnh động mạch ngoại biên

Tình trạng xơ vữa do đường huyết cao, ngoài gây tắc nghẽn mạch máu đến tim, não, còn có thể ảnh hưởng đến động mạch nuôi dưỡng các chi. Nếu mức độ tắc hẹp nhẹ, người bệnh chỉ thấy các cơn đau lặp đi lặp lại trong một thời gian và hết khi nghỉ ngơi. Trường hợp tắc hẹp nặng, bạn có thể gây hoại tử, đoạn chi.

Dấu hiệu nhận biết bệnh tim ở người tiểu đường

Không có nhiều dấu hiệu cảnh báo sớm bệnh tim ở người tiểu đường, mà thông thường, các triệu chứng sẽ xuất hiện khi bệnh đã trở nặng.

Đại đa số người bệnh nhập viện khi bị thiếu máu cơ tim, thậm chí nhồi máu cơ tim thầm lặng, hoặc tình cờ phát hiện khi thăm khám định kỳ. Một số ít trường hợp có các triệu chứng sớm bằng cơn đau thắt ngực. Triệu chứng này thường xuất hiện khi người bệnh vận động hoặc làm việc quá sức. Người bệnh sẽ có cảm giác đau như bóp nghẹt vùng xương ức lan lên cằm, vai và cánh tay trái. Cơn đau có thể kéo dài từ vài giây đến vài phút, nếu thời gian đau thắt ngực trên 15’, nguy cơ bị nhồi máu cơ tim rất cao. Do đó, khi có những dấu hiệu bất thường, dù là rất nhỏ, người tiểu đường cần cảnh giác và nên sắp xếp thời gian đi kiểm tra càng sớm càng tốt.

Với biến chứng mạch máu não, biểu hiện thường trầm trọng hơn, ví dụ người bệnh đột ngột bị yếu hoặc liệt nửa người, méo miệng, mất ý thức… Một số trường hợp xuất hiện cơn tai biến thoáng qua rồi biến mất, nhưng cũng có người bệnh diễn tiến nặng, để lại các di chứng nặng nề như tàn phế hoặc tử vong. Dấu hiệu nhận biết sớm biến chứng mạch máu não bao gồm: choáng váng, chóng mặt nhẹ; mất thăng bằng; rối loạn giấc ngủ; suy giảm trí nhớ…

Biểu hiện tổn thương của bệnh mạch máu ngoại biên chủ yếu là các cơn đau cách hồi, cụ thể người bệnh thấy đau khi đi bộ, mỏi chân hoặc bị chuột rút. Tình trạng này hết khi nghỉ ngơi nhưng sẽ xuất hiện sau đó. Ngoài ra, người bệnh có các triệu chứng như loét hoặc tổn thương bàn chân, tê lạnh chân tay...

Đau thắt ngực do biến chứng tiểu đường tim mạch.

Đau thắt ngực do biến chứng tiểu đường tim mạch.

hotline

Nhiều người bệnh tiểu đường, đặc biệt là những trường hợp có biến chứng thần kinh, các biểu hiện đôi khi không rõ ràng và khó nhận biết. Vì vậy, việc thăm khám định kỳ tại chuyên khoa tim mạch và ngăn ngừa sớm các biến chứng có vai trò rất quan trọng, giúp giảm rủi ro khi mắc tiểu đường.

Cách phòng ngừa và điều trị biến chứng tim mạch của bệnh tiểu đường

Mỗi biến chứng tim mạch cụ thể sẽ có phác đồ điều trị riêng biệt và phù hợp với thể trạng của người bệnh. Tuy nhiên, thay vì đợi có bệnh mới trị, người tiểu đường nên chủ động phòng ngừa biến chứng này ngay cả khi đường huyết ổn định. Áp dụng những phương pháp sau đây sẽ giúp bạn kiểm soát hiệu quả các biến chứng tim mạch của bệnh tiểu đường.

Vận động thường xuyên

Hiệp hội bệnh Đái tháo đường Hoa Kỳ khuyến khích người bệnh tiểu đường nên bỏ ra ít nhất 30 phút mỗi ngày, 5 ngày/tuần để tập thể dục. Nếu người bệnh không thể bỏ ra 30 phút một lần, thì nên chia nhỏ thời gian luyện tập ra thành ba lần 10 phút.

Người bệnh tiểu đường nên tập luyện ít nhất 30 phút mỗi ngày để bảo vệ tim mạch

Người bệnh tiểu đường nên tập luyện ít nhất 30 phút mỗi ngày để bảo vệ tim mạch

Sử dụng Aspirin liều thấp

Hiệp hội bệnh Đái tháo đường Hoa Kỳ cho biết: Người tiểu đường sử dụng Aspirin liều thấp mỗi ngày có thể giảm nguy cơ biến chứng tim mạch của bệnh tiểu đường. Tuy nhiên, người bệnh cần được hướng dẫn cụ thể bởi bác sĩ điều trị, bởi việc sử dụng Aspirin có thể không phù hợp trong một số trường hợp, cũng như đối với mỗi người thì liều dùng hàng ngày có thể khác nhau.

Ăn uống lành mạnh

Hạn chế các loại thực phẩm giàu chất béo bão hòa, chất béo chuyển hóa, muối và các thực phẩm giàu cholesterol như đồ chiên xào, thịt đỏ, lòng đỏ trứng,… Thay vào đó tăng cường ăn thực phẩm chứa nhiều chất xơ, như: ngũ cốc nguyên hạt, rau và trái cây...

Xem thêm: Bị biến chứng tiểu đường trên tim mạch nên ăn gì?

Giảm cân

Đối với những người tiểu đường đang bị thừa cân hay béo phì, mỗi cân nặng giảm được đều giúp họ hạn chế hiệu quả nguy cơ tăng huyết áp, tăng đường huyết, từ đó ngăn ngừa phát triển các vấn đề tim mạch.

Điều trị rối loạn mỡ máu

Người bệnh tiểu đường cần kiểm soát các chỉ số mỡ máu của mình sao cho:

+ Cholesterol toàn phần ≤ 174 mg/dL (4,5 mmol/L)

+ LDL-c (cholesterol “xấu”) ≤ 97 mg/dL (2,5 mmol/L)

+ Triglycerid ≤ 133 mg/dL (1,5 mmol/L)

+ HDL-c (cholesterol “tốt”) ≥ 39 mg/dL (1mmol/L)

hotline

Xem thêm: Rối loạn mỡ máu ở người bệnh tiểu đường

Ổn định đường huyết

Bác sĩ điều trị sẽ chỉ ra mục tiêu kiểm soát đường huyết đối với mỗi bệnh nhân. Để biết được mục tiêu ấy, người bệnh tiểu đường cần thực hiện xét nghiệm HbA1c (xét nghiệm cho biết lượng đường trong máu trung bình trong 3 tháng qua của bạn) ít nhất hai lần một năm. Chỉ số HbA1C bình thường là nhỏ hơn 5.7%.

Kiểm soát huyết áp

Người bệnh tiểu đường cần có mức huyết áp ổn định: Bằng hoặc dưới 130/80mmHg. Mỗi lần tái khám tiểu đường, người bệnh cần đo lại huyết áp và nếu kết quả có được lớn hơn con số trên, người bệnh cần trao đổi ngay với bác sĩ điều trị để được tư vấn cách kiểm soát thích hợp, tránh các biến chứng tiểu đường ở tim mạch.

Người bệnh tiểu đường cần có mức huyết áp bằng hoặc dưới 120/80mmHg

Người bệnh tiểu đường cần có mức huyết áp bằng hoặc dưới 120/80mmHg

Bỏ thuốc lá

Người từng bị nhồi máu cơ tim, hoặc đang bị tiểu đường hoặc đã mắc cả hai mà hút thuốc lá thì có nguy cơ bị biến chứng cao hơn gấp nhiều lần những người cùng bệnh tật nhưng không hút thuốc lá. Bỏ thuốc là một trong những thay đổi tích cực nhất bạn có thể làm để bảo vệ sức khỏe trái tim của bạn.

Uống thuốc theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ

Để giảm tối đa nguy cơ mắc các bệnh tim mạch, người tiểu đường cần tuyệt đối tuân thủ chỉ định của bác sỹ về các loại thuốc sử dụng về liều lượng, thời gian sử dụng và những lưu ý trong quá trình sử dụng.

Sử dụng Hộ Tạng Đường giúp phòng và cải thiện biến chứng tim mạch

Bên cạnh thuốc hạ đường huyết, việc sử dụng kết hợp các dược phẩm xanh từ thiên nhiên được nhiều chuyên gia khuyến khích, xem là chiến lược dài hạn trong ngăn ngừa biến chứng, giúp bảo vệ mạch máu và chức năng tim.

Trong đó TPBVSK Hộ Tạng Đường là sản phẩm thảo dược chuyên biệt cho biến chứng tiểu đường. Không chỉ có tác dụng phòng tránh tổn thương thành mạch do tăng đường huyết, sản phẩm còn hỗ trợ giảm cholesterol máu - yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh lý tim mạch.

Rất nhiều người bệnh sử dụng Hộ Tạng Đường kết hợp với thuốc điều trị đã có thể trở về với cuộc sống đời thường, như chia sẻ dưới đây:

Nếu bạn mắc tiểu đường và muốn phòng ngừa bệnh lý tim mạch, quan trọng nhất là hãy thay đổi lối sống thường nhật của mình, như: Ăn uống lành mạnh, vận động thường xuyên, duy trì cân nặng lý tưởng, bỏ thuốc lá. Bạn cũng cần phải sử dụng thuốc đặc trị để ổn định đường huyết, kiểm soát huyết áp và điều hòa mỡ máu.  Trong một vài trường hợp, bạn sẽ phải uống thuốc trực tiếp cho các biến chứng tim mạch của bệnh tiểu đường. Việc điều trị đối với mỗi người là khác nhau, phụ thuộc vào mức độ biến chứng mà mỗi người bệnh gặp phải.

Xem thêm: Hộ Tạng Đường có tốt không? – Đánh giá từ chuyên gia và người bệnh Hộ Tạng Đường giá bao nhiêu? Bán ở đâu chính hãng, giá tốt?

Tham khảo:

diabetes.co.uk, everydayhealth.com, webmd.com