Phòng ngừa và điều trị bệnh võng mạc do đái tháo đường

Người bệnh đái tháo đường có nguy cơ cao mắc các bệnh lý về mắt như võng mạc tiểu đường, đục thủy tinh thể, glaucom, tắc động mạch võng mạc… Trong đó, thường gặp nhất bệnh võng mạc tiểu đường – đây là nguyên nhân gây mù lòa hàng đầu, với khoảng 90% các trường hợp.

Nguyên nhân và các giai đoạn phát triển bệnh võng mạc đái tháo đường

Đường máu tăng cao kéo dài sẽ gây tổn thương và phá hủy các mao mạch ở đáy mắt. Các mao mạch bị tổn thương dẫn đến hậu quả là dịch từ trong lòng mạch thoát ra ngoài gây xuất huyết, phù nề. Đồng thời, khi các mao mạch đã bị phá hủy, võng mạc sẽ thiếu máu nuôi dưỡng và kích thích tăng sinh các mạch máu mới. Các mạch máu mới này rất dễ vỡ, có thể gây xuất huyết làm đục dịch kính, tăng nhãn áp hoặc hình thành các vết sẹo xơ ở võng mạc, gây bong võng mạc, dẫn đến giảm thị lực hay mất thị lực vĩnh viễn.

Bệnh võng mạc đái tháo đường (ĐTĐ) tiến triển qua 2 giai đoạn:

* Giai đoạn sớm (bệnh võng mạc ĐTĐ không tăng sinh): thành mạch máu võng mạch yếu dần, bắt đầu bị giãn ra và phình lên, làm xuất hiện các triệu chứng như điểm mờ, chấm đen trước mắt. Giai đoạn này người bệnh thường bỏ qua các triệu chứng trên và nếu không kiểm soát tốt đường huyết cũng như có biện pháp điều t.rị kịp thời thì bệnh sẽ nhanh tiến triển đến giai đoạn nặng.

* Giai đoạn nặng (bệnh võng mạc ĐTĐ tăng sinh): Do các mao mạch bị tắc nghẽn, nhiều vùng của võng mạc không được nuôi dưỡng đã gửi tín hiệu cho cơ thể để phát triển các mạch máu mới. Các mạch máu thường phát triển không đúng vị trí, các thành mạch cũng rất mỏng. Do đó chúng có thể phát triển, chảy máu vào thể kính (là dịch nằm trong nhãn cầu), hình thành các mô sẹo và có thể làm bong võng mạc. Hoặc các mạch máu mới này phát triển vào đường dẫn lưu của dịch đi ra khỏi nhãn cầu gây ra tăng nhãn áp, ảnh hưởng đến đường truyền tín hiệu hình ảnh lên não bộ và dẫn đến mất cảm nhận màu sắc, hình ảnh hay mất thị lực vĩnh viễn.

Bệnh võng mạc mắt do đái tháo đường

Bệnh võng mạc mắt do đái tháo đường

Các yếu tố nguy cơ của bệnh võng mạc do đái tháo đường

Bất kỳ ai mắc bệnh tiểu đường đều có nguy cơ phát triển bệnh võng mạc tiểu đường, nhưng bạn sẽ có nguy cơ mắc bệnh cao hơn nếu có những yếu tố sau:

- Thời gian mắc bệnh lâu

- Kiểm soát không tốt lượng đường trong máu

- Bị cao huyết áp

- Lượng cholesterol máu cao

- Mang thai

- Hút thuốc lá

Một số xét nghiệm chẩn đoán bệnh võng mạc

Cách tốt nhất để chẩn đoán bệnh võng mạc đái tháo đường là kiểm tra mắt. Bác sỹ sẽ nhỏ vào mắt bạn vài giọt dung dịch làm giãn đồng tử, sau đó quan sát kỹ các mạch máu bên trong mắt. Một số triệu chứng có thể quan sát được là: bất thường mạch máu (đường kính phình to, mạch máu mới tăng sinh), mô sẹo, chảy máu trong trung tâm mắt, bong võng mạc. Ngoài ra, bác sỹ có thể kiểm tra tầm nhìn, đo áp lực mắt và các triệu chứng của đục thuỷ tinh thể (nếu có). Dựa vào các tiêu chí trên, bác sĩ sẽ có chẩn đoán chính xác về mức độ tổn thương võng mạc và giai đoạn phát triển bệnh để có phương pháp điều t.rị thích hợp.

Bên cạnh đó, một số phương pháp như thử nghiệm nhiếp ảnh võng mạc hay chụp cắt lớp quang học có thể được thực hiện để xác định mạch máu bị tắc nghẽn, rò rỉ chất lỏng hay chưa. Sau đó sử dụng để theo dõi điều t.rị.

Các phương pháp điều t.rị bệnh võng mạc tiểu đường

Phương pháp điều t.rị bệnh võng mạc ĐTĐ tùy thuộc vào mức độ bệnh và các đáp ứng điều t.rị trước đó.

Ở giai đoạn chưa tăng sinh các mạch máu, người bệnh chưa cần phải điều t.rị về mắt. Mục tiêu quan trọng nhất ở giai đoạn này là kiểm soát tốt đường huyết, huyết áp và cholesterol máu để n.găn n.gừa bệnh tiến triển. Bên cạnh đó, người bệnh cần định kỳ 2 – 3 tháng khám mắt một lần để được chẩn đoán chính xác tình bệnh và đưa ra hướng điều t.rị thích hợp. Nếu đường huyết không được kiểm soát tốt bởi chế độ ăn uống, luyện tập và phác đồ điều t.rị hiện tại thì người bệnh cần sớm đến gặp bác sỹ để có biện pháp kiểm soát, duy trì đường huyết ổn định, giúp làm chậm tiến triển của bệnh võng mạc ĐTĐ.

Điều trị bệnh võng mạc mắt do tiểu đường bằng tia laser

Điều trị bệnh võng mạc mắt do tiểu đường bằng tia laser

Khi bệnh đã tiến triển đến giai đoạn tăng sinh, người bệnh cần nhanh chóng được phẫu thuật, nếu không sớm điều t.rị có thể dẫn đến mất thị lực vĩnh viễn. Người bệnh có thể được điều t.rị phẫu thuật bằng một hoặc kết hợp nhiều phương pháp:

- Focal Laser: Phương pháp này có thể n.găn chặ.n hoặc làm chậm sự rò rỉ máu và chất dịch trong mắt từ các tân mạch, chỉ cần thực hiện một lần duy nhất. Sau phẫu thuật, người bệnh có thể bị nhìn mờ, đôi khi xuất hiện những đốm nhỏ trong mắt, nhưng các triệu chứng trên thường sẽ biến mất trong vòng vài tuần.

- Tán xạ Laser: Giúp thu nhỏ các mạch máu bất thường (phình bán kính), thường được điều t.rị nhiều lần. Sau phẫu thuật người bệnh sẽ bị nhìn mờ hay mất thị giác ngoại vi, tầm nhìn ban đêm tạm thời và hồi phục sau vài tuần.

- Lấy bỏ dịch trong mắt: Sẽ giúp loại bỏ máu ở giữa mắt và các mô sẹo trên võng mạc, thay thế bằng các dung dịch muối giúp duy trì trạng thái bình thường của mắt. Ngoài ra, một số trường hợp có thể đặt bong bóng khí trong khoang mắt để lắp lại võng mạc và phải duy trì trong vài ngày. Trong thời gian đó, người bệnh phải đeo một miếng gạc và sử dụng thuốc nhỏ mắt trong vài tuần. Phẫu thuật lấy bỏ dịch trong mắt có thể được tiến hành đồng thời hoặc sau phẫu thuật laser.

Phẫu thuật mắt giúp người bệnh khôi phục thị lực nhưng không có nghĩa là bệnh đã được c.hữa t.rị dứt điểm. Bởi nguyên nhân bệnh là do đường huyết tăng cao kéo dài – tình trạng này luôn gắn với người bệnh ĐTĐ. Do vậy, ngay cả sau khi điều t.rị bệnh võng mạc tiểu đường, người bệnh cũng cần phải khám mắt thường xuyên và kiểm soát tốt đường huyết để n.găn n.gừa bệnh tái phát.

Năm lời khuyên dành cho người bệnh giúp phòng ngừa, cải thiện bệnh võng mạc tiểu đường:

1. Định kỳ thăm khám mắt sẽ giúp phát hiện sớm các tổn thương ở võng mạc, từ đó có biện pháp xử lý và n.găn n.gừa triến triển bệnh.

Ở giai đoạn sớm, bệnh võng mạc ĐTĐ không có các triệu chứng điển hình, do đó bệnh chỉ được phát hiện sớm qua thăm khám định kỳ. Hiệp hội tiểu đường Mỹ (ADA) khuyến cáo:

* Người bệnh đái tháo đường typ1 đã được chẩn đoán trên 5 năm và người bệnh đái tháo đường typ2 mới được chẩn đoán nên ít nhất định kỳ 6 – 12 tháng khám mắt một lần tại bệnh viện mắt hay chuyên khoa mắt uy tín. Nếu người bệnh kiểm soát tốt đường huyết, huyết áp, cholesterol máu thì có thể định kỳ thăm khám 1 – 2 năm một lần.

* Người bệnh ĐTĐ có thai cần khám mắt thường xuyên, định kỳ 2 – 3 tháng một lần vì khi mang thai võng mạc rất dễ bị tổn thương.

* Để buổi khám mắt diễn ra thuận tiện và hiệu quả, bạn nên thực hiện những điều sau:

* Viết một bản tóm tắt ngắn gọn về quá trình mắc bệnh tiểu đường của bạn: thời điểm bạn được chẩn đoán bệnh, những loại thuốc bạn đã và đang sử dụng cùng liều lượng (bao gồm cả thuốc bổ và thực phẩm chức năng nếu có), bảng theo dõi đường huyết hàng ngày và chỉ số HbA1C trong lần xét nghiệm gần nhất nếu có.

* Liệt kê ra tất cả các triệu chứng bạn đang gặp phải

* Hỏi bác sĩ những câu hỏi cơ bản để hiểu rõ về tình trạng bệnh của mình:

- Bệnh tiểu đường ảnh hưởng như thế nào đến thị lực của tôi?

- Tôi có cần làm thêm xét nghiệm nào khác không?

- Tôi có thể áp dụng những biện pháp điều t.rị nào cho bệnh của mình?

- Tác dụng phụ hay rủi ro của những phương pháp điều t.rị này là gì?

- Tôi còn mắc thêm một số bệnh khác, làm thế nào để điều t.rị tốt được tất cả các bệnh?

- Đường huyết mục tiêu tôi cần đạt được để bảo vệ đôi mắt là bao nhiêu?

* Những gì mà bác sĩ có thể hỏi bạn:

- Mô tả tất cả những triệu chứng về mắt bạn đang gặp phải như nhìn mờ, đau nhức, ruồi bay…

- Thời điểm và mức độ xuất hiện các triệu chứng này như thế nào?

- Chỉ số đường huyết và HbA1c của bạn hiện tại là bao nhiêu?

- Bạn có mắc kèm thêm bệnh lý nào khác, chẳng hạn như tăng huyết áp hay không?

- Trước đây bạn đã từng phẫu thuật mắt hay chưa?

Xem thêm: Kinh nghiệm dùng thảo dược giúp giảm đường huyết, cải thiện biến chứng tiểu đường.

2. Kiểm soát tốt đường huyết, luôn duy trì trong khoảng giới hạn cho phép, giúp phòng ngừa không chỉ biến chứng ở mắt mà còn ở các cơ quan khác như tim, thận, mắt, não, mạch máu ngoại vi…

Các nghiên cứu cho thấy kiểm soát tốt đường huyết giúp làm chậm tiến trình bệnh đến 50%, đặc biệt kiểm soát tốt chỉ số HbA1c < 7% sẽ giúp làm giảm 4 lần nguy cơ mắc bệnh võng mạc tăng sinh.

Người bệnh cần có chế độ ăn uống, sinh hoạt khoa học và tuân thủ theo chỉ định điều t.rị của bác sỹ để giúp kiểm soát, duy trì đường huyết ổn định. Người bệnh nên thường xuyên kiểm tra đường huyết hàng ngày và định kỳ 3 tháng một lần xét nghiệm chỉ số HbA1c. Nếu đường huyết không được kiểm soát tốt hay chỉ số HbA1c > 8% cần thông báo với bác sỹ điều t.rị để được thay thế phác đồ điều t.rị khác hiệu hơn.

Chia sẻ bệnh nhân điều trị tiểu đường hiệu quả

Bước đầu tiên và quan trọng nhất là luôn luôn giữ đường máu của bạn trong vùng an toàn. Trong nghiên cứu điều t.rị ÐTÐ týp 1, tỷ lệ bị bệnh võng mạc ở các bệnh nhân được điều t.rị kém tích cực (HbA1C khoảng 8%) cao gấp 4 lần so với các BN được điều t.rị tích cực (HbA1C khoảng 7%). Còn với những người đã có bệnh võng mạc thì kiểm soát đường máu tốt có thể làm tiến triển của bệnh chậm còn một nửa.

Người bệnh tiểu đường nên kiểm tra đường huyết hàng ngày Người bệnh tiểu đường nên kiểm tra đường huyết hàng ngày

3. Luôn giữ huyết áp, cholesterol máu ở mức cho phép: Huyết áp dao động xấp xỉ 130/80 mmHg.

Huyết áp, mỡ máu cao là một trong những nguyên nhân làm suy giảm thị lực. Do vậy, người bệnh cần phải kiểm soát tốt 2 chỉ số trên bằng chế độ ăn uống lành mạnh và kết hợp luyện tập thường xuyên. Có thể cần sự hỗ trợ của thuốc nếu kiểm soát không tốt.

4. Bỏ thuốc lá và tránh xa môi trường khói thuốc

Thuốc lá làm tăng nguy cơ mắc các biến chứng tiểu đường nói chung. Bạn hay người thân cần từ bỏ ngay thuốc lá để n.găn n.gừa một nguy cơ cao. Tốt nhất nên gặp bác sỹ để có lộ trình cai thuốc hiệu quả.

5. Đến khám ngay tại chuyên khoa mắt nếu bạn có một hoặc nhiều dấu hiệu sau:

Nhìn mờ, nhìn đôi, thị lực suy giảm, khó đọc sách báo, đau 1 hoặc 2 bên mắt, mắt đỏ hoặc căng tức, nhìn có hình ảnh ruồi bay, không nhìn rõ sang 2 bên mà trước đó vẫn nhìn bình thường, đang mang thai hoặc có kế hoạch sẽ có thai.

Bệnh võng mạc tiểu đường có thể khiến nhiều người bệnh tiểu đường lo lắng, tuy nhiên nếu kiểm soát tốt đường huyết và có biện pháp phòng ngừa, điều t.rị tốt sẽ giúp làm chậm tiến trình bệnh và duy trì thị lực. Người bệnh có thể tham khảo ý kiến bác sỹ hay tham gia các nhóm sinh hoạt, câu lạc bộ dành cho người bệnh ĐTĐ để được cung cấp những thông tin hữu ích về chế độ ăn uống, luyện tập và cách chăm sóc đôi mắt khỏe mạnh.

Lưu ý: Tpcn Hộ Tạng Đường không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế các thuốc c.hữa bệnh tiểu đường. Đáp ứng của sản phẩm nhanh hay chậm tùy thuộc vào cơ địa của mỗi người và vào việc kiểm soát đường huyết, kiểm soát các bệnh cơ hội, đặc biệt là sự kiên trì trong quá trình sử dụng.

Xem thêm: TPCN Hộ Tạng Đường – sản phẩm chuyên biệt giúp phòng ngừa biến chứng bệnh tiểu đường

Nguồn tham khảo:

http://www.dieutri.vn

https://www.nei.nih.gov

http://www.mayoclinic.org