Kiểm soát bệnh tiểu đường: Giải pháp nào hiệu quả?

Bệnh tiểu đường còn được gọi là bệnh đái tháo đường (ĐTĐ), đặc trưng bởi rối loạn chuyển hóa chất đường, chất béo (lipid) và chất đạm (protein), do sự thiếu hụt insuIin (viết tắt là ISL) hoặc ISL hoạt động không hiệu quả, hoặc cả hai. Hậu quả của những rối loạn này là các tổn thương khó hồi phục ở tất cả các cơ quan đích như tim, thận, mắt và hệ thần kinh. Điều trị bệnh tiểu đường/ĐTĐ không chỉ đơn thuần là làm giảm đường huyết, mà còn phải kiểm soát tốt các bệnh cơ hội như huyết áp cao, xơ vữa mạch, đồng thời phát hiện sớm và điều trị kịp thời biến chứng nhằm cải thiện chất lượng sống và giảm tỷ lệ tử vong cho người bệnh.

Biến chứng đái tháo đường

Trước đây, điều trị bệnh chỉ tập trung vào mục tiêu hạ đường huyết, chưa chú trọng kiểm soát biến chứng. Nhưng trong những thập niên gần đây, mục tiêu điều trị đã thay đổi khá nhiều, đặc biệt đối với ĐTĐ type2 (chiếm 90% trên tổng số những người mắc căn bệnh này), đó là nhờ kết quả thu được sau nhiều năm nghiên cứu. Cùng với kiểm soát đường huyết, cần phải điều trị tích cực các yếu tố nguy cơ đi kèm như: tăng huyết áp, rối loạn lipid máu và các biến chứng mạn tính của bệnh tiểu đường gây ra.

Ổn định đường huyết và giảm HbA1c là mục tiêu quan trọng khi bị bệnh tiểu đường

Ở người bình thường, chỉ số HbA1c < 6% ; Tiền ĐTĐ dao động trong khoảng 6% - 6.4%; Từ 6.5% trở lên được xác định là mắc bệnh ĐTĐ. Theo khuyến cáo của Hiệp hội ĐTĐ Mỹ: Cứ giảm được 1% của chỉ số HbA1c là bạn đã giảm được 72% nguy cơ mất thị lực, 67% nguy cơ bị đoạn chi và 87% biến chứng suy thận.

Do vậy, khi bị mắc ĐTĐ, bạn cần đặt mục tiêu để hạ cả hai chỉ số này ở các ngưỡng sau:

  • HbA1C < 7%
  • Glucose máu lúc đói duy trì trong khoảng 3.9 – 7.2 mmol/l (70 – 130mg/dl)
  • Glucose máu sau ăn 2 giờ:

   + Với người tiêm ISL < 10mmol/l (180mg/dl)

   + Với người không tiêm ISL< 7.8mmol/l (140mg/dl)

Các phương pháp kiểm soát đường huyết:

  • Thuốc điều trị: được sử dụng trong điều trị bệnh ĐTĐ là thuốc tiêm ISL hoặc thuốc uống hạ đường huyết. Bác sĩ sẽ quyết định việc sử dụng loại thuốc nào phù hợp và hiệu quả nhất với tình trạng bệnh ở mỗi người. Do đó, họ cần dùng đúng loại thuốc, liều lượng, thời điểm sử dụng, không được tự ý thay đổi. Bởi sự điều chỉnh không phù hợp có thể làm biến động lượng đường trong máu, làm tăng nguy cơ xuất hiện biến chứng.
  • Ăn uống khoa học: Người bệnh ĐTĐ cần tránh những thực phẩm chứa nhiều đường, dễ làm tăng đường huyết như bánh kẹo, chè, mứt, nước ngọt, đồ uống có gas… Ăn hạn chế muối và chất béo. Tăng rau xanh, chất xơ trong mỗi bữa ăn và cắt giảm bớt các sản phẩm từ động vật. Ưu tiên các món ăn chế biến bằng cách hấp, luộc, nấu canh thay vì xào, quay, rán. Không nên ăn quá no hay quá đói vì có thể làm đường huyết tăng cao hoặc hạ thấp đột ngột. Nên chia nhỏ làm nhiều bữa trong ngày với khoảng 3 bữa chính và 3 bữa phụ.

Kiểm soát tốt đường huyết bằng chế độ ăn uống khoa học Kiểm soát tốt đường huyết bằng chế độ ăn uống khoa học

  • Tập thể dục mỗi ngày: tập thể dục làm giảm đề kháng ISL và cải thiện chỉ số đường huyết. Đồng thời, giúp người bệnh tiểu đường duy trì trọng lượng cơ thể khỏe mạnh và giảm cholesterol máu, phòng ngừa các biến chứng trên tim mạch. Có rất nhiều cách vận động cơ thể mà người bệnh có thể lựa chọn như đi bộ, chạy bộ, bơi lội hay đạp xe…Chỉ với khoảng 30 phút mỗi ngày và 5 ngày mỗi tuần cho việc tập luyện, bạn sẽ nhận được rất nhiều lợi ích cho sức khỏe.
  • Thảo dược với bệnh Đái tháo đường: Sử dụng thảo dược để trị bệnh được ưa chuộng ở Châu Á – nơi có nền Y học phương đông phát triển trên 1000 năm. Nhiều nghiên cứu khoa học hiện đại cho thấy, các hoạt chất sinh học có trong một số loại thảo dược, đặc biệt là trong Hoài SơnMạch môn, Câu kỷ tử, Nhàu, có khả năng tăng cường chức năng tuyến tụy (tuyến tiết ISL giúp điều hòa đường huyêt), làm tăng độ nhạy cảm của ISL, giảm stress oxy hóa. Vì thế, nó duy trì sự toàn vẹn của tất cả các cơ quan, hệ thống (khi sự trao đổi chất trong tế bào bị xáo trộn bởi các rối loạn chuyển hóa đường, đạm và chất béo).

Điện thoại

Kiểm soát biến chứng tiểu đường đóng vai trò quan trọng để giảm tỷ lệ tỷ vong

Biến chứng ĐTĐ, có thể gây hậu quả nghiêm trọng đến sức khỏe như:

  • Bệnh tim mạch: nhồi máu cơ tim, đột quị não, là nguyên nhân phổ biến gây tử vong ở người bệnh ĐTĐ. Do vậy, với người bệnh bị tăng huyết áp, cần kiểm soát huyết áp < 130/80mmHg để phòng ngừa rủi ro.
  • Bệnh thận do ĐTĐ: tổn thương mạch máu nhỏ làm cho thận hoạt động không hiệu quả và cuối cùng là suy thân.
  • Bệnh thần kinh tiểu đường có thể dẫn đến các vấn đề về tiêu hóa, rối loạn chức năng cương dương và nhiều chức năng khác
  • Bệnh võng mạc do ĐTĐ: gây giảm thị lực và tăng nguy cơ mù lòa

Kiểm soát đường huyết tốt là chìa khóa để ngăn ngừa biến chứng. Nhưng thực tế cho thấy, biến chứng mạn tính ở người ĐTĐ type 2, đã bắt đầu hình thành ngay từ giai đoạn tiền ĐTĐ (giai đoạn trước chẩn đoán bệnh). Nó tiến triển âm thầm trong nhiều năm không triệu chứng, nên hầu hết người bệnh không phát hiện bệnh ở giai đoạn sớm. Khi được chẩn đoán mắc ĐTĐ, phần lớn người bệnh đã bị 1 hay nhiều biến chứng phối hợp và việc điều trị trở nên khó khăn hơn. Vì vậy, giải pháp cho biến chứng ĐTĐ là ngăn chặn sự tiến triển của bệnh ngay khi nó còn trong "trứng nước".

Giải pháp hỗ trợ giúp kiểm soát biến chứng tiểu đường và ổn định đường huyết

Nhiều bằng chứng nghiên cứu cho thấy, ngăn chặn stress oxy hóa và tình trạng viêm mạn tính, là giải pháp hiệu quả để kiểm soát biến chứng ĐTĐ. Bởi quá trình rối loạn chuyển hóa đã khiến cơ thể kích hoạt hàng loạt các phản ứng hóa học nhằm cân bằng các rối loạn, và điều đó đã tạo ra stress oxy hóa, viêm mãn tính trong lòng mạch. Chúng làm tổn hại lớp nội mạc mạch máu (lớp lót trong thành mạch), tạo điều kiện thuận lợi cho cholesterol, các mảng bám tích tụ, làm giảm lưu lượng máu đi nuôi cơ thể và sinh biến chứng ĐTĐ. Cùng với mục tiêu đưa đường huyết, huyết áp, cholesterol về sát với ngưỡng bình thường, bổ sung chất chống oxy hoá để giúp làm giảm thiểu tác dụng xấu của stress oxy hóa là một mục tiêu quan trọng để trì hoãn hoặc ngăn ngừa biến chứng ĐTĐ.

Trước đây acid alpha lipoic (viết tắt là ALA) - một chất chống oxy hóa mạnh, có khả năng phục hồi một số chất chống oxy hóa đã mất tác dụng và kích thích cơ thể sản sinh chất chống oxy hóa nội sinh, chỉ dùng trong các bệnh về gan.

Nhưng sau này, nhiều bằng chứng đã chỉ ra rằng, ALA đặc biệt hữu ích trong bệnh ĐTĐ. Nó có khả năng thấm tốt vào mô mỡ và mô thần kinh nên giúp cải thiện biến chứng thần kinh (đau rát, ngứa ran, tê bì… ở chân tay) hiệu quả. Tại Việt Nam, có nhiều sản phẩm đã ứng dụng ALA để hỗ trợ điều trị, nhưng nổi bật nhất vẫn là sự phối hợp của ALA với 4 thảo dược quí: Mạch môn, Hoài sơn, Câu kỷ tử, Nhàu trong TPCN Hộ Tạng Đường. Đây là sản phẩm chuyên biệt cho biến chứng tiểu đường, tận dụng cả lợi thế của Tây y và Đông y nhằm ngăn chặn những rủi ro mà người bệnh ĐTĐ phải đối mặt ở hiện tại và cả trong tương lai.

Lắng nghe chia sẻ câu chuyện thực của người bệnh đã ổn định đường huyết, hết biến chứng da khô, ngứa, dày sừng do tiểu đường nhờ giải pháp từ Mạch môn, Câu kỷ tử, ALA...

Xem thêm: Đánh giá của chuyên gia và người bệnh về tác dụng của TPBVSK Hộ Tạng Đường?

Như vậy, bạn hoàn toàn có thể chung sống hoà bình và khỏe mạnh với căn bệnh ĐTĐ, nếu bạn biết kết hợp kiểm soát tốt đường huyết và kiểm soát tốt các biến chứng của bệnh. Nếu bạn đang băn khoăn tìm kiếm giải pháp cho bệnh tiểu đường, hãy gọi điện cho chúng tôi để được hướng dẫn cách kiểm soát đường huyết, ngăn biến chứng để vui sống với bệnh tiểu đường.

Nguồn tham khảo:

http://www.ncbi.nlm.nih.gov/

http://umm.edu/

Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị bênh Nội Khoa (XB năm 2011)

* Lưu ý:

(*)Thực phẩm này không phải là thuốc không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh. Tác dụng của các phương pháp đề cập trong bài viết có thể nhanh hay chậm phụ thuộc vào thể chất/ cơ địa/ tình trạng của mỗi người