Bệnh viện nào khám chữa bệnh tiểu đường tốt nhất tại Việt Nam?

Bệnh tiểu đường  là căn bệnh mãn tính khó điều trị. Bởi vậy, việc chọn được một địa chỉ hay bác sĩ khám chữa bệnh tốt sẽ giúp người bệnh kiểm soát đường huyết và biến chứng hiệu quả hơn. Dưới đây là địa chỉ các bệnh viện khám chữa bệnh tiểu đường tốt nhất tại Việt Nam. Tham khảo ngay để được chẩn đoán và điều trị tiểu đường một cách hiệu quả nhất.

Lựa chọn được địa chỉ khám chữa uy tín sẽ giúp người bệnh an tâm và điều trị tốt hơn.

Lựa chọn được địa chỉ khám chữa uy tín sẽ giúp người bệnh an tâm và điều trị tốt hơn.

Địa chỉ bệnh viện khám chữa bệnh tiểu đường tốt tại Hà Nội

Hà Nội là nơi tập trung nhiều bệnh viện đứng đầu cả nước. Vì vậy, nếu bạn ở Hà Nội hoặc các tỉnh lân cận, bạn sẽ có nhiều lựa chọn hơn trong việc tìm kiếm bệnh viện nào chữa bệnh tiểu đường tốt nhất. Một số địa chỉ bạn có thể tham khảo bao gồm:

Bệnh viện Nội tiết Trung Ương

Địa chỉ: Ngõ 215 Ngọc Hồi - Tứ Hiệp - Thanh Trì - Hà Nội hoặc số 80, ngõ 82 Yên Lãng - Đống Đa - Hà Nội. Điện thoại: 024 3853 3527

Bệnh viện Nội tiết Trung Ương là đơn vị đi đầu tại nước ta trong lĩnh vực điều trị các bệnh Nội tiết. Hầu hết các ca bệnh phức tạp về tiểu đường đều được chuyển về đây để điều trị. Đặc biệt, đây là bệnh viện đầu tiên tại Việt Nam có riêng 1 khoa chăm sóc bàn chân cho người bệnh bị biến chứng bàn chân.

Thời gian làm việc của bệnh viện kéo dài từ 6h sáng đến 5h chiều vào các ngày thứ 2 đến thứ 6. Riêng thứ 7, chủ nhật, thời gian làm việc sẽ ngắn hơn từ 7h30 sáng đến 12h trưa.

Hiện nay, để đáp ứng tốt hơn nhu cầu của người bệnh, bệnh viện Nội tiết cũng đã triển khai việc khám ngoài giờ, khám theo yêu cầu và khám chọn bác sĩ. Thông tin cụ thể về các dịch vụ này, bạn có thể tham khảo tại trang web của bệnh viện: https://www.benhviennoitiet.vn/

Bệnh viện Bạch Mai

Địa chỉ: Số 78 đường Giải Phóng, quận Đống Đa, Hà Nội. Điện thoại: 024 3869 3731

Đây cũng là một trong những bệnh viện hàng đầu, có rất nhiều giáo sư, bác sĩ giỏi trong lĩnh vực Nội khoa của nước ta. So với bệnh viện Nội tiết thì bệnh viện Bạch Mai sẽ có nhiều chuyên khoa hơn. Vì vậy, nếu đến khám ở đây, bạn sẽ cần đến khoa Nội tiết - Đái tháo đường (Tầng 6 nhà P) hoặc khoa Khám bệnh (gần cổng 1).

Bệnh viện làm việc từ 6h30 sáng đến 18h chiều (nghỉ trưa từ 12h - 13h30) từ thứ 2 đến thứ 6. Thứ 7, chủ nhật, bạn có thể vào khoa Khám bệnh theo yêu cầu.

Sơ đồ bệnh viện Bạch Mai - một trong các bệnh viện chữa tiểu đường tốt nhất.

Sơ đồ bệnh viện Bạch Mai - một trong các bệnh viện chữa tiểu đường tốt nhất.

Bệnh viện Thanh Nhàn

Địa chỉ: Số 42 Thanh Nhàn - Hai Bà Trưng - Hà Nội. Điện thoại: 091 122 4099

Bệnh viện Thanh Nhàn cũng là một địa chỉ khám chữa có thế mạnh về tiểu đường. So với trước đây, hiện nay bệnh viện đã đầu tư đổi mới cơ sở hạ tầng, máy móc thiết bị giúp người bệnh được chăm sóc tốt hơn.

Khi đi khám ở bệnh viện, bạn lưu ý bệnh viện chỉ khám từ 7h - 16h (thứ 2 - thứ 6) và 7h30 - 12h (thứ 7, chủ nhật). Có 2 khoa bạn có thể lựa chọn là là Khoa khám bệnh (khám thường) hoặc Phòng khám theo yêu cầu (ít phải chờ đợi hơn). Để đặt lịch khám tại bệnh viện Thanh Nhàn.

Có thể bạn quan tâm: Lưu ý cho người bệnh tiểu đường khi đi khám định kỳ

Bệnh viện nào chữa bệnh tiểu đường tốt nhất tại Hồ Chí Minh?

Nếu bạn đang ở tại hoặc xung quanh thành phố Hồ Chí Minh, bạn có thể lựa chọn các bệnh viện sau:

Bệnh viện Đại học Y Dược TP. HCM

Địa chỉ:

- Cơ sở 1: Đa khoa – Số 215 Hồng Bàng, Phường 11, Quận 5, TP. HCM. Điện thoại: 028 3855 4269

- Cơ sở 2: Đa khoa – Số 201 Nguyễn Chí Thanh, Quận 5, TP. HCM. Điện thoại: 028 3955 5548

Bệnh viện Đại học Y Dược TP. HCM là bệnh viện tập trung nhiều bác sĩ đầu ngành của khu vực miền Nam. Do đó, bạn có thể yên tâm về chất lượng khám chữa bệnh tại đây. Tuy nhiên, bệnh viện chỉ làm việc đến hết sáng thứ 7. Cụ thể từ 6h30 - 16h30 (thứ 2 - thứ 6) và 6h30 - 12h (thứ 7). Nên khi đến khám, bạn cần bố trí thời gian phù hợp.

Từ ngày 1/6/2019, bệnh viện đã triển khai hình thức đặt lịch khám online qua trang web: https://umc.medpro.com.vn/. Người bệnh không có bảo hiểm y tế sau khi đặt khám online thành công sẽ không cần phải in số khám ở quầy tiếp nhận. Bạn chỉ cần đến trước giờ hẹn 15 - 30 phút sau đó khám bệnh theo đúng lịch đã đặt.

Người bệnh tiểu đường tại TP. HCM có thể đến khám chữa bệnh tại BV Đại học Y dược.

Người bệnh tiểu đường tại TP. HCM có thể đến khám chữa bệnh tại BV Đại học Y dược.

Bệnh viện Nguyễn Tri Phương

Địa chỉ: 468 Nguyễn Trãi, Phường 8, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh. Điện thoại: 028 3923 4332

Bệnh viện Nguyễn Tri Phương là bệnh viện đầu tiên có khoa Nội tiết của thành phố Hồ Chí Minh. Với đội ngũ bác sĩ chuyên môn giỏi, trang thiết bị tốt, khoa Nội tiết của bệnh viện là một địa điểm được nhiều bệnh nhân tiểu đường lựa chọn.

Thời gian làm việc của bệnh viện kéo dài từ 7h30 đến 12h sáng và 13h - 16:30 chiều từ thứ 2 đến thứ 7. Bệnh viện cũng có khoa Khám bệnh Dịch vụ. Nếu bạn có nhu cầu có thể chuyển sang khoa này thay vì khoa Khám bệnh thông thường.

Bệnh viện Chợ Rẫy

Địa chỉ: 201B Nguyễn Chí Thanh, Phường 12, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh

Điện thoại: 028 3855 4269/ 028 3950 6126

Ngoài bệnh viện Đại học Y dược và Nguyễn Tri Phương, bạn cũng có thể lựa chọn bệnh viện chợ Rẫy. Thế mạnh nổi bật của bệnh viện Chợ Rẫy là sự phối hợp chặt chẽ giữa các chuyên khoa, nhờ đó có thể mang lại hiệu quả thăm khám và điều trị tốt nhất cho người bệnh.

Bệnh viện làm việc từ thứ 2 đến thứ 6 hàng tuần. Buổi sáng từ 7h đến 11h, buổi chiều từ 13h đến 16h. Bạn có thể đặt lịch khám trực tiếp tại bệnh viện hoặc liên hệ đến tổng đài 028 3955 6079 vào giờ hành chính.

Ngoài ra, bệnh viện đang triển khai phòng khám chuyên gia được đặt tại lầu 1 khu Khám Bệnh của bệnh viện. Người bệnh đến phòng khám sẽ được khám chữa bởi những chuyên gia đầu ngành của bệnh viện. Thông tin chi tiết về lịch làm việc của phòng khám này.

Bạn có thể đặt lịch khám với chuyên gia Nội tiết của bệnh viện Chợ Rẫy vào thứ 2 và thứ 5.

Bạn có thể đặt lịch khám với chuyên gia Nội tiết của bệnh viện Chợ Rẫy vào thứ 2 và thứ 5.

Danh sách 1 số bệnh viện chuyên về tiểu đường khác

Ngoài những bệnh viện kể trên, có nhiều bệnh viện, phòng khám lớn khác cũng có chất lượng khám chữa bệnh tiểu đường tốt. Chẳng hạn như:

Bệnh viện Lão khoa Trung ương, số 1A Phương Mai - quận Đống Đa - Hà Nội. Điện thoại 024 3576 4558

- Phòng khám số 1 - Bệnh viện Đại học Y Hà Nội, Nhà A5, số 1 Tôn Thất Tùng, Đống Đa, Hà Nội. Điện thoại 024 3574 7788

Bệnh viện 115, số 527, Sư Vạn Hạnh, phường 12, quận 10. Điện thoại 028 3865 4249

Bệnh viện Phạm Ngọc Thạch, số 120 Hồng Bàng, Phường 12, Quận 5, TP.HCM. Điện thoại: 028 3855 0207

Trường hợp ở tuyến xã, huyện, tỉnh, bạn cũng có thể chọn các bệnh viện Đa khoa gần nhà để không phải di chuyển quá xa. Chất lượng của các bệnh viện này hiện nay đã cao hơn so với trước đây khá nhiều. Bởi Bộ Y Tế đã đưa hướng dẫn điều trị bệnh tiểu đường phổ cập đến các tuyến dưới. Đồng thời, bản thân các bệnh viện này cũng đang chủ động hơn trong việc mời chuyên gia đầu ngành về đào tạo để nâng cao chuyên môn.

Một số lưu ý cần biết khi đi khám bệnh tiểu đường

Để kết quả thăm khám chính xác và giúp bác sĩ đưa ra cách điều trị phù hợp nhất, trước khi đến bệnh viện khám bệnh tiểu đường bạn nên thực hiện các lưu ý sau:

- Ghi lại các triệu chứng bất thường và các băn khoăn mà bạn đang gặp phải. Nếu có máy đo đường huyết cầm tay tại nhà, nên tự đo đường huyết trước khi đi khám khoảng 3 ngày và ghi lại để bác sĩ có thêm thông tin.

- Nhịn ăn trước khi xét nghiệm máu 8 tiếng. Bạn có thể uống nước lọc nhưng các loại đồ uống khác như cà phê, sữa, trà, nước trái cây… thì không nên uống.

- Chuẩn bị sẵn các giấy tờ cần thiết như chứng minh thư, sổ khám bệnh, thẻ bảo hiểm y tế, giấy chuyển viện (nếu có).

- Nên đặt lịch khám online để giảm bớt thời gian chờ đợi. Nếu bệnh viện chưa có dịch vụ này, bạn nên đến sớm để lấy số khám bệnh.

- Giữ tâm trạng thoải mái trước khi khám. Hãy tự tin hỏi bác sĩ những điều mà bạn chưa rõ. Nếu lo lắng không thể ghi nhớ hết lời tư vấn của bác sĩ, bạn có thể mang theo 1 cuốn sổ ghi chép hoặc ghi âm bằng điện thoại.

Hy vọng với những thông tin trong bài viết đã giúp bạn giải đáp được câu hỏi “bệnh viện nào chữa bệnh tiểu đường tốt nhất” hay “khám bệnh tiểu đường ở đâu”. Nếu có bất cứ băn khoăn nào về căn bệnh này, bạn có thể để lại câu hỏi dưới bài viết hoặc gọi đến hotline 0962 326 300 để được tư vấn.

Có thể bạn quan tâm:

1. Đường huyết bao nhiêu là bình thường, là bị tiểu đường? 2. Các loại thuốc điều trị tiểu đường type 2 tốt nhất hiện nay

Danh sách bình luận
  • Phạm văn thành
    Phạm văn thành
    00:01 14/12/2021
    Bác sỹ tư vấn giúp em . Bố e dạo này hay bị tụt đường huyết và hôn mê theo bác sỹ cách điều trị thế nào ạ
    • Chuyên gia tư vấn
      Chuyên gia tư vấn
      09:01 15/12/2021
      Chào bạn,
      Trường hợp bác gặp tình trạng tụt đường huyết có dấu hiện hôn mê, không còn nhận thức được, bạn cần đưa bác tới cơ sở y tế gần nhất để được nhân viên y tế truyền đường. Đồng thời cần tìm hiểu nguyên nhân vì sao đường giảm, để đưa ra hướng ngăn chặn giảm đường huyết tái phát, cụ thể là: nôn ói, ăn ít, vận động nhiều, bệnh lý nền có kiểm soát tốt không... và trong lần tái khám tiếp theo nên chia sẻ với bác sỹ trực tiếp thăm khám để được điều chỉnh liều thuốc tây sao cho phù hợp.
      Thân mến!
  • Trinh to nu
    Trinh to nu
    07:48 08/03/2021
    Toi dang bi tieu duong, giam tieu cau va bi lao phoi, nhu vay bac si cho biet benh nay minh dieu tri co the bot, chan dung lai duoc khomg.
    • Chuyên gia tư vấn
      Chuyên gia tư vấn
      10:35 08/03/2021
      Chào bạn,
      Trường hợp của bạn hoàn toàn có thể kiểm soát được bệnh nếu bạn điều trị kịp thời theo phác đồ điều trị của bác sĩ.
      Về thuốc Tây với người bệnh tiểu đường, giảm tiểu cầu và lao phổi thì bạn phải dùng đúng theo chỉ định của bác sĩ. Bởi ở người tiểu đường sẽ có hệ miễn dịch kém hơn, nên việc điều trị cũng cần cẩn trọng và trong thời gian dài hơn. Và chủ yếu khi lao phổi, người bệnh sẽ được kê kháng sinh. Nếu dùng kháng sinh không theo chỉ định rất dễ gây nhờn thuốc.
      Để nâng cao sức đề kháng và giúp người bệnh nhanh hồi phục hơn, trong chế độ ăn uống, bạn nên chú ý đến một số vấn đề sau:
      - Uống đủ nước (2-3 lít/ngày), có thể uống sữa, sinh tố trái cây nhưng nên chọn các trái cây giàu vitamin nhưng ít đường hơn như cam, bưởi, ổi, thanh long, kiwi, táo...
      - Ăn uống đầy đủ các nhóm chất: tinh bột, rau xanh, chất đạm, trái cây, chất béo. Nhóm tinh bột thì bạn có thể cân nhắc dùng gạo lứt thay gạo trắng. Nếu người bệnh khó ăn uống thì có thể ăn dạng lỏng như cháo rau kèm thịt nạc và chia thành nhiều bữa ăn nhỏ trong ngày.
      - Rửa tay sạch sẽ, đeo khẩu trang khi đi ra ngoài.
      - Nghỉ ngơi nhiều hơn, không hoạt động hay tập luyện gắng sức, có thể chỉ cần đi bộ nhẹ nhàng.
      Ngoài ra, bạn có thể tham khảo sử dụng thêm tpbvsk Hộ Tạng Đường. Không chỉ giúp ổn định đường huyết tự nhiên bền vững, sản phẩm còn hỗ trợ chống viêm, tăng miễn dịch từ đó có thể giúp sức khỏe người bệnh lao phổi hồi phục nhanh hơn.
      Dưới đây là 1 bài viết về viêm phổi ở người tiểu đường, bạn có thể tham khảo:
      https://bienchungtieuduong.co/bai-viet/thong-tin-benh/cach-nhan-biet-va-phong-ngua-benh-phoi-do-benh-tieu-duong-type-2.html
      Nếu còn băn khoăn nào về bệnh tiểu đường hoặc là về sản phẩm Hộ Tạng Đường, bạn có thể liên hệ trực tiếp tới số tư vấn: 0936 057 996.
      Chúc bạn sức khỏe!
  • Luu thị thúy hằng
    Luu thị thúy hằng
    22:08 08/06/2020
    Bố tôi bị tiểu đuòng biến chưng sau gót vàn chân vết thuobg mưng mủ . Giò bố tôi đang điều trị tại bv đa khoa đồbg nai 3 tuần nằm viện k có biến chuyển . Giờ bố tôi muốn xin lên bv trên tlhcm để điêuc trị . Thì đến bv bào tốt nhất ạ .
    • Chuyên gia tư vấn
      Chuyên gia tư vấn
      00:55 09/06/2020
      Chào bạn
      Nếu vết thương của bác lâu lành mà có dấu hiệu nhiễm trùng như chảy mủ, xuất hiện các đốm đen, sưng, tấy... thì gia đình nên đưa bác lên tuyến trên khám điều trị như: Bệnh Viện Chợ Rẫy, Bệnh viện Bình Dân, Bệnh viện Nhiệt Đới.... Còn trường hợp vết thương của bác sạch, không sưng tấy, có mủ, có đốm đen thì vẫn có thể điều trị ở theo dõi tại tuyến dưới được. Bởi bản chất thời gian lành vết thương ở người tiểu đường sẽ lâu hơn người bình thường khá nhiều.
      Dưới đây là 1 bài viết cụ thể về cách chăm sóc vết thương cho người tiểu đường tại nhà, bạn tham khảo thêm nhé: https://bienchungtieuduong.co/bai-viet/phuong-phap-dieu-tri/huong-dan-cach-dieu-tri-loet-ban-chan-do-tieu-duong-hieu-qua.html
      Chúc bác sớm khỏe lại!
  • Cao Thị Mỹ Linh
    Cao Thị Mỹ Linh
    15:00 07/10/2019
    Cha em đang bị tiểu đường nhưng cũng đang bị vet thương ma khám ơ địa phương bac si chi cho uống thuốc nhưng tinh trang bây giờ vẫn k lành vết thương vay cho em hỏi có nên đưa cha em lên bệnh viện Chợ Rẫy khám và diều tri lai k
    • Chuyên gia tư vấn
      Chuyên gia tư vấn
      17:47 07/10/2019
      Chào bạn
      Nếu vết thương của bác lâu lành mà có dấu hiệu nhiễm trùng như chảy mủ, xuất hiện các đốm đen, sưng, tấy... thì gia đình nên đưa bác lên tuyến trên khám điều trị. Còn trường hợp vết thương của bác sạch, không sưng tấy, có mủ, có đốm đen thì vẫn có thể điều trị ở theo dõi tại tuyến dưới được. Bởi bản chất thời gian lành vết thương ở người tiểu đường sẽ lâu hơn người bình thường khá nhiều.
      Dưới đây là 1 bài viết cụ thể về cách chăm sóc vết thương cho người tiểu đường tại nhà, bạn tham khảo thêm nhé: https://bienchungtieuduong.co/bai-viet/phuong-phap-dieu-tri/huong-dan-cach-dieu-tri-loet-ban-chan-do-tieu-duong-hieu-qua.html
      Chúc bác sớm khỏe lại!