Hướng dẫn cách điều trị loét bàn chân do tiểu đường hiệu quả

Với bệnh nhân tiểu đường, biến chứng loét bàn chân trở thành nỗi ám ảnh khủng khiếp bởi nhiều người phải cắt cụt chân để duy trì mạng sống. Nhưng thật may mắn, việc biết cách chăm sóc và điều trị loét bàn chân do biến chứng tiểu đường sẽ giúp vết thương lành nhanh, ít nhiễm trùng hay tiến triển thành hoại tử, đoạn chi.

Bác N.T.L 65 tuổi ở Vĩnh Long vừa phải nhập viện Đại học Y Dược để cắt bỏ các ngón chân bị loét do biến chứng tiểu đường. Thời gian đầu bác chỉ có hiện tượng mỏi chân, tê như bị kim châm, đau bắp chân mỗi khi đi bộ nhưng không để ý. Đến lúc phát hiện, ngón út bên phải đã bắt đầu hoại tử, 2 ngón chân bên cạnh cũng có dấu hiệu nhiễm trùng. Bác L chuyển lên khám tại bệnh viện Đại học Y Dược và được chẩn đoán bị biến chứng loét bàn chân và tắc động mạch cẳng chân do xơ vữa. Để điều trị, bác sĩ phải tiến hành thông mạch bị tắc hẹp, sau đó cắt bỏ các ngón chân hoại tử. Sau 12 tuần, bác L được xuất viện nhưng nỗi ám ảnh về biến chứng vẫn không hề nguôi ngoai.

Các bác sĩ tại bệnh viện Đại học Y Dược cho biết: Nếu phát hiện sớm vết loét do tiểu đường, xử lý cẩn thận tránh nhiễm trùng và phục hồi lại lưu thông máu tới các chi, sẽ có thể giữ lại đôi chân nguyên vẹn cho người bệnh.

Tại sao vết thương, vết loét ở người tiểu đường cần điều trị sớm?

Biến chứng loét bàn chân tiểu đường là hậu quả của 2 quá trình gồm tổn thương thần kinh ngoại vi và tổn thương mạch máu tới các chi.

Các tế bào thần kinh vùng chân bị ảnh hưởng khiến người bệnh mất cảm giác tại vùng này, dẫn đến việc có những vết thương nhỏ nhưng không phát hiện ra và không điều trị. Bên cạnh đó, tổn thương mạch máu do đường huyết cao cũng làm cho tuần hoàn máu về chân giảm, kéo theo lượng bạch cầu di chuyển về đây bị hạn chế, gây cản trở việc tiêu diệt vi khuẩn của hệ miễn dịch. Tất cả những yếu tố này tác động song song làm nhiễm trùng bàn chân tiểu đường phát triển rất nhanh. Nếu không phát hiện từ sớm, vết thương để càng lâu, càng dễ bị nhiễm trùng hoại tử và khó điều trị.

GS Thái Hồng Quang - Chủ tịch Hội Nội tiết và Đái tháo đường Việt Nam khuyến cáo: Ngay từ vết thương nhỏ, người bệnh cũng nên chủ động trao đổi với bác sĩ. Đặc biệt nếu thấy vết loét, nhiễm trùng, các đốm đen hay vùng chai chân, bạn phải tới trực tiếp bệnh viện để bác sĩ xử lý sơ bộ, sau khi được hướng dẫn trực tiếp mới chăm sóc tại nhà.

 

GS Thái Hồng Quang tư vấn về biến chứng loét bàn chân tiểu đường.

Cách chăm sóc và điều trị loét bàn chân tiểu đường

Chăm sóc vết thương cho người tiểu đường đòi hỏi phải cẩn trọng hơn người bình thường. Bởi lẽ nếu kiểm soát biến chứng tiểu đường ở chân không tốt có thể lây lan nhanh chóng lên các vùng phía trên cơ thể.

Vệ sinh vết thương hằng ngày

Người bệnh có thể tự sơ cứu các vết thương nhỏ tại nhà theo hướng dẫn sau:

  • Đầu tiên, rửa và khử trùng vết thương bằng nước muối sinh lý hoặc povidon iod mua ở nhà thuốc để loại bỏ tất cả các bụi bẩn và mảnh vụn.
  • Bôi polyhexa-methylene bigua-nide (PHMB) dạng gel hoặc dung dịch (nếu có).
  • Tiếp theo, dùng bông gạc vô trùng có chứa canxi alginate hoặc bạc sulpha-diazine để băng bó. Lưu ý không băng quá chặt.
  • Cắt móng chân cẩn thận bằng dụng cụ sạch, tránh làm tổn thương đến phần mô mềm, giữ chân khô ráo.
  • Luôn luôn mang tất khô sạch, không quá bó sát để bảo vệ bàn chân, không nên đi bộ bằng chân trần.

Trường hợp vết thương chảy máu nhiều, có nhiễm trùng, xuất hiện đốm đen hoại tử hay lâu lành (sau 4 - 5 ngày chưa khép miệng), người bệnh cần tới bệnh viện thăm khám để được chỉ định thêm thuốc phù hợp.

Giảm áp lực lên vết thương

Hạn chế đi lại và kê cao chân khi nằm, ngồi tại nhà sẽ giúp các vết thương vết loét ở chân không bị tỳ đè gây cản trở lưu thông máu. Việc loại bỏ mô hoại tử cũng có tác dụng làm giảm áp lực, giúp chữa lành vết thương tốt hơn và ngăn ngừa nhiễm trùng lan rộng. Tuy nhiên, điều này nên được thực hiện bởi bác sĩ có kinh nghiệm để biết chắc phần nào của mô nên được loại bỏ mà không gây tổn thương đến mạch máu, dây thần kinh hoặc dây chằng.

Ngoài ra, bệnh nhân có thể được chỉ định sử dụng các thiết bị hỗ trợ đi lại như nạng, giày dép chuyên dụng để giảm áp lực lên vết thương. Nên hỏi kỹ bác sĩ để sử dụng những dụng cụ này đúng cách.

Nên mang giày dành riêng cho người tiểu đường để phòng ngừa biến chứng loét bàn chân

Nên mang giày dành riêng cho người tiểu đường để phòng ngừa biến chứng loét bàn chân

Xem thêm: Cách lựa chọn giày tốt nhất cho người tiểu đường

Dùng thuốc kháng sinh

Kiểm soát nhiễm trùng là mối quan tâm hàng đầu trong việc điều trị loét bàn chân tiểu đường. Bác sĩ có thể kê kháng sinh đường uống và bôi tại chỗ với những bệnh nhân có dấu hiệu nhiễm trùng, kể cả với vết thương nhẹ. Kháng sinh giúp làm tiêu diệt vi khuẩn, ngăn ngừa sự nhiễm trùng lây lan vào sâu vết thương.

Giải pháp hỗ trợ giúp người tiểu đường nhanh lành vết thương

Bên cạnh việc chăm sóc vệ sinh hàng ngày, để vết thương, vết loét hồi phục nhanh hơn, người bệnh nên kết hợp với các giải pháp hỗ trợ sau:

Kiểm soát tốt đường huyết

Dùng thuốc uống hoặc tiêm đúng theo chỉ định của bác sĩ, thực hiện đúng những khuyến cáo để thay đổi lối sống, bao gồm chế độ ăn uống lành mạnh, tập thể dục thường xuyên, ngừng hút thuốc và theo dõi lượng đường trong máu thường xuyên.

Sử dụng Hộ Tạng Đường

Là sản phẩm chuyên biệt cho biến chứng tiểu đường, tpbvsk Hộ Tạng Đường được nhiều người bệnh tìm đến như một giải pháp hỗ trợ để nâng cao hiệu quả điều trị loét bàn chân. Không chỉ giúp tăng sức đề kháng của cơ thể giảm nguy cơ nhiễm trùng, sản phẩm còn giúp bảo vệ mô thần kinh, chống lại quá trình stress oxy hóa gây viêm, hạn chế tổn thương mạch máu, từ đó hỗ trợ cải thiện tuần hoàn máu qua vết thương.

Nhờ kết hợp tpbvsk Hộ Tạng Đường cùng thuốc điều trị của bác sĩ, nhiều người bệnh tiểu đường đã ngăn chặn được biến chứng bàn chân từ sớm. Anh Ngô Điều trú tại TP Vinh là một trong số những trường hợp đó.

“Tôi may mắn phát hiện biến chứng sớm, mới ở giai đoạn thiếu máu đến chân gây ra các mảng thâm đen, chưa bị nhiễm trùng chảy mủ nặng. Sau khi đi khám điều trị theo đơn bác sĩ và dùng thêm Hộ Tạng Đường, các vết thâm mờ dần, tay chân hồng hào bình thường trở lại.”

Chia sẻ của anh Ngô Điều về biến chứng bàn chân của bệnh tiểu đường

Một số dấu hiệu cảnh báo loét bàn chân trở nặng

Biến chứng chính của vết thương hở là nguy cơ nhiễm trùng. Bệnh nhân cần đi thăm khám ngay nếu có một vết thương sâu, chảy máu nhiều hoặc xuất hiện dấu hiệu nhiễm trùng nặng như:

  • Máu chảy khó kiểm soát bằng băng bó thông thường
  • Có mủ xanh, vàng hoặc nâu. Mủ có mùi hôi
  • Sốt trên 38°C trên 4 tiếng
  • Nổi hạch ở hàng hoặc nách
  • Vết thương mãi không lành

Biến chứng bàn chân của bệnh tiểu đường phổ biến ở những bệnh nhân trên 10 năm, nhưng vẫn có thể gặp ở người mới mắc bệnh. Việc điều trị loét bàn chân tiểu đường giai đoạn muộn sẽ khó khăn hơn nhiều giai đoạn sớm. Vì vậy, không nên chủ quan mà cần bảo vệ bàn chân đúng cách, chủ động phòng ngừa biến chứng ngay từ hôm nay để tránh những rủi ro đáng tiếc.

Nguồn tham khảo:

https://www.healthline.com/health/open-wound#complications

https://www.woundcarecenters.org/article/wound-types/diabetic-wounds

https://advancedtissue.com/2016/02/6-key-factors-in-treating-a-diabetic-wound/

https://www.healthline.com/health/diabetic-foot-pain-and-ulcers-causes-treatments#treatment

* Thực phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh

Danh sách bình luận
  • Nguyễn Văn Nhất
    Nguyễn Văn Nhất
    04:24 09/11/2018
    Bố tôi 75 tuổi, bị tiểu đường đã lâu. Đợt trước bố tôi có bị 1 vết loét ở bàn chân và phải nằm viện điều trị một thời gian dài, may mắn đã lành lại được. Liệu sản phẩm này có giúp gì được cho bố tôi không?
    • Chuyên gia tư vấn
      Chuyên gia tư vấn
      07:10 09/11/2018
      Chào bạn
      Trường hợp của bác trai nên cân nhắc dùng sớm tpbvsk Hộ Tạng Đường. Bởi lẽ, bản thân bác đã từng bị biến chứng bàn chân 1 lần, điều này có nghĩa các mạch máu nuôi dưỡng các chi của bác đã có hiện tượng tổn thương do mắc tiểu đường lâu năm, nguy cơ bác bị tái lại biến chứng này khá cao. Tpbvsk Hộ Tạng Đường có tác dụng giúp bảo vệ mạch máu, ngăn ngừa tình trạng chít hẹp lòng mạch. Do đó khi kết hợp với các thuốc hạ đường huyết và việc kiểm tra chân hàng ngày sẽ giúp bác giảm được nguy cơ gặp biến chứng này.
      Đặc biệt, với những người mắc tiểu đường đã lâu, ngoài biến chứng bàn chân, nguy cơ biến chứng thần kinh, mắt, thận và biến chứng tim mạch cũng rất cao. Nguy cơ này của bác cũng sẽ được giảm thiểu khi sử dụng Hộ Tạng Đường.
      Bạn nên cho bác dùng 4 viên sản phẩm chia 2 lần mỗi ngày, uống cách thuốc Tây 20 phút và duy trì tối thiểu 3 tháng để đạt hiệu quả cao nhất.
      Dưới đây là chia sẻ của người bệnh minh chứng cho tác dụng của Hộ Tạng Đường, bạn có thể tham khảo thêm:
      http://bienchungtieuduong.co/bai-viet/phuong-phap-dieu-tri/chia-se-cua-nguoi-benh-cach-chua-tieu-duong-hieu-qua.html
      Chúc bạn và bác sức khỏe!
  • Lê Khải
    Lê Khải
    01:26 09/11/2018
    Tôi ở Thái Bình thì mua sản phẩm ở đâu
    • Chuyên gia tư vấn
      Chuyên gia tư vấn
      04:13 09/11/2018
      Chào bạn
      Bạn có thể đặt hàng tại đây:
      https://bienchungtieuduong.co/dat-hang
      để được hỗ trợ giao hàng tận nhà.
      Giá một hộp Hộ Tạng Đường sẽ dao động trong khoảng 160.000 - 170.000 VNĐ/1 hộp, tùy theo số lượng bạn mua:
      - Mua từ 1 hộp đến 5 hộp giá 170.000 đồng/hộp
      - Mua từ 6 hộp đến 9 hộp giá 167.000 đồng/hộp
      - Mua từ 10 hộp trở lên giá còn 160.000 đồng/hộp
      Nếu mua từ 6 hộp trở lên, bạn sẽ được miễn phí vận chuyển về tận nhà.
      Để thuận tiện nhất, bạn có thể gọi trực tiếp tới số
      0962.326.300 hoặc
      0936 057 996. Đây là đường dây nóng tư vấn giải đáp mọi thắc mắc về bệnh tiểu đường và sản phẩm Hộ Tạng Đường.
      Chúc bạn sức khỏe!