Tôi bị tiểu đường típ2 , sụt cân từ từ , bây giờ muốn tăng cân thì nên ăn thế nào?

  • Icon

    Tôi bị tiểu đường típ2 , sụt cân từ từ , bây giờ muốn tăng cân thì nên ăn thế nào? Xin bác sỹ hướng dẫn

    Icon

    Chào bạn,sút cân nhanh là một trong những triệu chứng điển hình của bệnh tiểu đường. Tình trạng này có thể tiếp diễn nếu bệnh không được điều trị hay đường huyết không đưnợc kiểm soát tốt. Nếu bị sút cân kéo dài, cơ thể sẽ bị suy nhược, làm giảm khả năng chống chọi bệnh và khiến cho biến chứng tiểu đường xảy ra sớm hơn.

    Để có được cân nặng lý tưởng, trước hết bạn cần tuân thủ theo đúng chỉ định của bác sĩ, đồng thời tuân thủ một ài nguyên tắc sau trong ăn uống:

    – Ăn nhiều bữa nhỏ trong ngày: Nên chia thành 5 – 6 bữa nhỏ một ngày thay vì ăn 3 bữa chính. Giữa các bữa ăn, bạn có thể uống sữa cho người tiểu đường, sữa chua hoặc lựa chọn hoa quả ít ngọt như thanh long, dưa chuột, táo, bưởi…

    – Ăn thực phẩm giàu dinh dưỡng để đảm bảo bạn ăn ít nhưng vẫn đủ chất dinh dưỡng mà cơ thể cần. Ví dụ về các thực phẩm giàu dinh dưỡng mà người tiểu đường nên ăn là thịt nạc, đậu phụ, các loại hạt…

    – Không uống nước trước bữa ăn vì uống nước sẽ khiến bạn ăn ít đi.

    – Chọn đúng loại tinh bột: Mặc dù ănv nhiều tinh bột giúp tăng cân nhanh, nhưng các thực phẩm này có thể gây tăng đường huyết và khiến cho việc kiểm soát bệnh trở nên khó khăn hơn. Bạn nên các loại thực phẩm ít gây tăng đường huyết như gạo lứt, đậu đỗ, rau xanh…

    – Ăn chất béo có lợi: Chất béo là nhóm thực phẩm giàu calo nhất, nên bạn có thể tăng cân nhanh chóng n thực phẩm chế biến sẵn…) mà thay vào đó nên ăn chất béo bão hòa đơn và chất béo ăn nhiều chất béo. Tuy nhiên, bạn nên tránh các chất béo có hại (trong đồ chiên rán,o bão hòa đa có trong: Dầu ô liu, dầu hạt cải, quả bơ, đậu phộng, hạt điều, bơ hạnh nhân…

    Ngoài ra, bạn tham khảo sử dụng sản phẩm TPBVSK Hộ Tạng đường được chiết xuất từ các thành phần thảo dược tự nhiên, có tác dụng vừa hỗ trợ ổn định đường huyết, vừa hỗ trợ cải thiện và ngăn ngừa hiệu quả các biến chứng nguy hiểm của bệnh tiểu đường. Chúc bạn sức khỏe.

     

Câu hỏi chuyên gia