Tê bì chân tay là do tai biến hay do tiểu đường?

  • Icon

    Bố tôi năm nay 56 tuổi, ông bị bệnh tiểu đường được gần 10 năm. Tháng 10 vừa rồi, ông bị tai biến mạch máu não, nhưng may mắn được phát hiện kịp và mang đi cấp cứu nên tình trạng của ông không nặng như những trường hợp khác. Khoảng hơn 10 ngày nay, ông có cảm giác tê bì, châm chích ở bàn tay và bàn chân khiến ông rất khó chịu. Xin nhờ chuyên gia có thể giải đáp giúp tôi là dấu hiệu tê chân tay mà ông gặp phải là di chứng sau tai biến hay là do biến chứng của bệnh tiểu đường? Chân thành cảm ơn!

    Icon

    Chào bạn,

    Tê bì chân tay là tình trạng mà chân tay không cảm nhận được chính xác cảm giác đau, nóng hay lạnh. Nguyên nhân là do sự tổn thương của hệ thống mạch máu và các tế bào thần kinh dẫn tới việc dẫn truyền tín hiệu cảm giác thu được từ da, xương, cơ bắp đến não bộ bị ảnh hưởng, có thể là gián đoạn hoặc bị chặn lại hoàn toàn. Trong số rất nhiều nguyên nhân gây ra triệu chứng tê bì chân tay, thì tai biến mạch máu não và bệnh tiểu đường là thường gặp nhất.

    Thật khó có thể khẳng định chắc chắn rằng đâu mới là lý do thật sự dẫn tới những dấu hiệu mà bố bạn đang gặp phải. Tuy nhiên, tê bì chân tay do bệnh tiểu đường hoặc sau đột quị sẽ có những dấu hiệu khác nhau giúp bác sĩ có thể phán đoán được chính xác nguyên nhân.

    - Tê bì chân tay do bệnh tiểu đường: Đây là một trong những biến chứng có thể gặp phải ở 70% người bệnh, nhất là ở những người mắc bệnh đã nhiều năm. Nguyên nhân là do đường huyết tăng cao kéo dài đã làm tổn thương hệ thống thần kinh ngoại biên và mạch máu nuôi dưỡng các cơ quan ở xa như tay và chân. Dấu hiệu ban đầu khi gặp phải là tê đầu ngón tay và ngón chân, sau đó mới lan lên cả bàn tay và bàn chân. Kèm theo đó, bố bạn có thể xuất hiện thêm các dấu hiệu khác như ngứa ran, bỏng rát, châm chích như kim châm, chuột rút (vọp bẻ) xảy ra trong khi ngủ… lâu dần có thể gây mất hoàn toàn các cảm giác như đau, nóng và lạnh.

    - Tê bì chân tay sau tai biến mạch máu não: tê sau tai biến thường có cảm giác nặng nề hơn, một số người bệnh miêu tả rằng họ cảm thấy như bộ phận cơ thể đó đã không còn thuộc về mình, giống như có một bàn tay giả hoặc chân giả đang gắn trên thân thể của họ. Trong một số trường hợp, cảm giác này sẽ được cải thiện theo thời gian. Nhưng ngược lại, có những người các triệu chứng trở nên tồi tệ hơn làm ảnh hưởng tới công việc hàng ngày. Mặt khác ở người bệnh sau tai biến, tê bì thường sẽ đi kèm với các dấu hiệu khác như liệt một nửa cơ thể, mặt lệch, méo mồm, khó nuốt, nói khó khăn…

    Với trường hợp của bố bạn, gia đình nên đưa ông quay lại bệnh viện tái khám để được chẩn đoán chính xác, từ đó sẽ có những phương pháp điều trị hiệu quả giúp cải thiện tình trạng này.

    Nếu là do biến chứng tiểu đường, bố bạn có thể phải sử dụng một số thuốc giảm đau và bác sĩ sẽ đưa ra lời khuyên cụ thể trong việc bảo vệ bản thân tránh những tổn thương dù là nhỏ chẳng hạn như một vết xước. Bởi khi đó việc cảm nhận tổn thương từ da không rõ ràng, cùng với việc đường huyết cao sẽ khiến cho vết thương lâu lành, lan rộng và cuối cùng có thể tạo thành vết loét, hoại tử lớn, làm tăng nguy cơ phải đoạn chi ở người bệnh tiểu đường.

    Trong những trường hợp như vậy, cũng đã có rất nhiều người bệnh tìm được giải pháp cải thiện bệnh bằng cách sử dụng thêm các sản phẩm hỗ trợ chuyên biệt trị biến chứng tiểu đường, chẳng hạn như Tpcn Hộ Tạng Đường. Bạn có thể lắng nghe chia sẻ của một người bệnh bị tê bì tay chân do tiểu đường nay đã khỏi qua chia sẻ dưới đây:

    https://www.youtube.com/watch?v=ynHfyDXYhc8&index=3&list=PLH1LBePZZziJ5-350CYSHxfjKrbcJtVWU

    Chúc bố bạn nhiều sức khỏe!

Câu hỏi chuyên gia