Tại sao chỉ số HbA1c tăng cao, trong khi đường huyết bình thường?

Chào bạn,
HbA1c là chỉ số phản ánh mức độ kiểm soát đường huyết trong vòng từ 2 – 3 tháng. Nếu bạn đã bị tiểu đường và đang được điều trị bằng thuốc, thì giá trị HbA1c hiện nay của bạn đang cao hơn mức bình thường (5,7% – 6,4%). Điều này cho thấy bạn kiểm soát đường máu kém, sẽ có nguy cơ cao phát triển các biến chứng của tiểu đường. Còn chỉ số đường huyết chỉ phản ánh nồng độ đường máu trong ngày, ngay tại thời điểm đo, thay đổi tùy thuộc vào thuốc uống, thức ăn, no hay đói… Tại thời điểm đó, đường huyết có thể bình thường, thậm chí thấp hơn bình thường (do tình trạng hạ đường huyết ở người tiểu đường). Trường hợp này bạn nên xem xét lại chế độ ăn uống, sinh hoạt và tập luyện xem đã phù hợp chưa, đồng thời đi khám lại để bác sĩ có những điều chỉnh về thuốc, nhằm kiểm soát đường huyết tốt hơn.
Nếu bạn không bị tiểu đường, thì chỉ số HbA1c tăng có thể gặp trong một số bệnh lý như: nhiễm độc niệu, hội chứng Cushing, hội chứng buồng trứng đa nang, tăng triglycerid, sử dụng thuốc corticoid, nghiện rượu mãn tính… Do đó, bạn nên đi khám nội khoa tổng quát, xét nghiệm lại chỉ số HbA1c để có thể chẩn đoán chính xác nhất về tình trạng bệnh.
Xem kinh nghiệm điều trị khô ngứa da, dày móng do biến chứng tiểu đường
Chúc bạn sức khỏe!
Thân!
Chào BS,
Tôi phát hiện TĐ 1 năm nay (T3/2016) khi có tình trạng tăng HA, ù tai. Chỉ số khi đó Gluco 13 HbA1C 8,6, 4,09/2,3; Uric: 393/208, HA: 140/90 cân nặng 76kg. BS kê thuốc Agilizid 80mg 1v/n; Glocofast 850mg 1v/n; Litofor 600 2v/n. Tôi uống 1 tuần và kết hợp ăn kiêng thì chỉ số như sau: Gluco 6,2(3,9-6,4); Ure 3,2(3,3-8,3); Creatinin 74(44-106); Cholesterol 2,6(2,9-5,2); Triglycerit 1,0(0,8-2,3); Uric 525(142-416); HDL-C 0,92(0,9-1,5); LDL-C 1,2(0,5-3,4); GOT/AST 41(5-40); GPT/ALT 39(5-40): GGT 29(5-49); HbsAg(-). Sau đó tôi đi khám BS Bệnh viện NTTW kê thuốc Glucophase 1000 2v/n. Trong thời gian dùng thuốc theo dõi liên tục đường 4 thời điểm: trước sáng (khoảng 5,5-6), sau 2h các bữa sáng (khoảng 7), trưa (khoảng 7,5-8,0), tối (khoảng 6-7,5). Từ tháng 5/2016 đến nay tôi không dùng thuốc và vẫn duy trì chế độ ăn ít tinh bột và thể thao, Trọng lượng từ 76kg(T3/2016), 66kg(T6/2016) và đến hiện nay còn 63-64kg. Hiện các chỉ số trước sáng (khoảng 4,9-5,7, chỉ một vài lần khoảng 6,2), sau 2h các bữa sáng (khoảng 6,5), trưa (khoảng 7,5-8,5), tối (khoảng 6,2-7,5). Chỉ số đạt đỉnh sau ăn: sau bữa sáng (1h15: ~9, giảm nhanh đến 2h); sau bữa trưa (1h30-1h45: ~10, đôi khi >11, giảm chậm đến 3h); sau tối (1h30:~9, giảm nhanh đến 1h45). Các chỉ số khác về gan, thận, mỡ, bình thường. Tôi vẫn đi khám định kỳ khoảng 2 tháng/lần, HbA1C đa số ở mức 5,8-5,9 (lần khám trước gần nhất là tháng 12/2016), nhưng tháng 2/2017 (sau Tết) tôi vừa đi khám lại thì HbA1C là 6,2, các chỉ số khác bình thường trừ hiện tượng luôn muốn đi tiểu, khoảng 15 lần/ngày (khoảng 3 lít nước vào/3 lít nước ra), các chỉ số nước tiểu bình thường trừ tỷ trọng SG thấp khoảng 1,005 ở các lần xét nghiệm. BS nói phải theo dõi thêm để xem có đái tháo nhạt hay không.
Tôi xin hỏi tình trạng như vậy có cần uống thuốc tiểu đường nữa không hay duy trì chế độ như hiện tại và tình trạng đi tiểu như vậy có đáng ngại hay không? Có hiện tượng giảm chức năng thận do tiểu đường không?
Xin trân trọng cảm ơn BS. (xin gửi trả lời về mail cho tôi ạ)
Chào bạn, Với trường hợp của bạn, mặc dù chỉ số đường huyết và HbA1c duy trì tương đối ổn định nhưng tiểu đường là bệnh không thể chữa khỏi hoàn toàn nên bạn vẫn cần dùng thuốc điều trị theo đúng chỉ định của bác sỹ và chỉ ngưng hoặc giảm liều thuốc khi được bác sĩ cho phép. Để đánh giá mức độ ảnh hưởng của bệnh đái tháo đường đối với chức năng thận, bạn cần đo các chỉ số khác nhau như creatinin, phân tích nước tiểu… thay vì chỉ dựa vào triệu chứng tiểu nhiều. Mặt khác số lần đi tiểu và lượng nước tiểu trong một ngày của bạn hiện nay tương đối nhiều, vì vậy không loại trừ khả năng là do bệnh đái tháo nhạt như bác sĩ đã trao đổi. Vì vậy, bạn cần tiếp tục theo dõi và tái khám lại theo đúng hướng dẫn của bác sĩ, để được chẩn đoán đúng bệnh và có hướng điều trị phù hợp. Ngoài các biện pháp Tây y, bạn cũng có thể tham khảo sử dụng thêm các sản phẩm hỗ trợ có nguồn gốc thảo dược, giúp tăng cường hiệu quả điều trị của thuốc tây, giảm đường huyết và phòng tránh biến chứng của bệnh tiểu đường như tpcn Hộ Tạng Đường. Bạn có thể xem chia sẻ của những người bệnh tiểu đường về cách kiểm soát tốt đường huyết và biến chứng: https://www.youtube.com/watch?v=4R9x1HQFW9U&list=PLH1LBePZZziJ5-350CYSHxfjKrbcJtVWU Chúc bạn sức khỏe.
Thưa Bác sĩ
Tôi bị chuẩn đoán tiểu dg tuyt 2, có dùng thuốc tiểu dg 1 viên sau ăn chiều, tôi có thắc mắc muốn nhờ bsy giải đáp dùm, tôi định kỳ 3 tháng đi thử máu 1 lần, HBA1C luôn luôn =6.0 nhưng đường trong máu Gluco giao động từ 7.8-7.9 . Trước khi thử máu trước 8h tối hôm trước ko ăn gì, và thử máu vào 7h sáng hôm sau, khi có kết quả như trên, bsy nói bình thường không sao cả, tiếp tục duy trì, tôi thất Gluco tôi hơi cao nhưng sao Hba1c lại 6.0, trong khi đã thử nhiều lâgn trong nhiều thábg đều vậy, vậy cho tôi hỏi trong trường hợp này có nguy hiểm không, tôi có cần hạ đường huyết xuống dưới 6.0 không, tại hiện tại 7.9 nhiều lần đo thấy hơi cao , mong bsy giải đáp dùm. Cảm ơn bsy
Chào bạn,
Chỉ số HbA1c dùng để đánh giá mức độ kiểm soát đường huyết của người bệnh trong khoảng thời gian 2 – 3 tháng, với chỉ số của bạn là 6% cho thấy hiện tại khả năng kiểm soát đường huyết của bạn khá tốt. Giá trị đường huyết của bạn tuy hơi cao một chút, có thể do tác dụng của thuốc hạ đường huyết đã giảm sau một đêm dài. Tốt nhất, bạn nên kiểm soát đường huyết ở mức thấp hơn và không dưới quá 4 mmol/l hoặc khi có dấu hiệu của tụt đường huyết quá mức (cơ thể yếu mệt, vã mồ hôi, chóng mặt, hoa mắt, đói cồn cào…). Để kiểm soát đường huyết tốt hơn, bạn có thể thực hiện theo chế độ ăn uống và luyện theo hướng dẫn trong bài viết sau:
http://bienchungtieuduong.co/bai-viet/che-do-dinh-duong/loi-khuyen-ve-che-do-an-cho-nguoi-benh-tieu-duong.html?gclid=CLis1-iDz84CFVcmvQod0ZQI-w
http://bienchungtieuduong.co/bai-viet/che-do-dinh-duong/5-loi-khuyen-khi-tap-the-duc-trong-benh-tieu-duong.html
Bên cạnh đó, bạn có thể tham khảo sử dụng thêm tpcn Hộ Tạng Đường, sản phẩm có chứa thảo dược giúp tăng cường chức năng tuyến tụy, tăng khả năng nhạy cảm của insulin (hormon tham gia chuyển hóa đường huyết) để ổn định đường huyết và chỉ số HbA1c hiệu quả. Đồng thời, sản phẩm còn bổ sung các chất chống oxy hóa giúp ngăn ngừa và hỗ trợ điều trị các biến chứng của bệnh trên tim, mắt, thận, thần kinh… Bạn hãy nghe chia sẻ của những người tiểu đường lâu năm đã sử dụng tốt sản phẩm này:
https://www.youtube.com/watch?v=4R9x1HQFW9U&list=PLH1LBePZZziJ5-350CYSHxfjKrbcJtVWU
Chúc bạn luôn khỏe mạnh!
cho tôi hỏi tôi đo chỉ số hba1c thì đc 5.7 , nhưng hôm đấy đường huyết tôi lại là 8.3 vậy cái nào chính sác hơn ạ , tôi có có nguy cơ sảy ra biến chứng hay không
Chào bạn,
Đường huyết và HbA1c là 2 chỉ số khác nhau: đường huyết phản ánh nồng độ đường trong máu của bạn tại thời điểm hiện tại, nó ảnh hưởng nhiều bởi chế độ ăn uống hàng ngày của bạn. Còn chỉ số HbA1c phả ánh lượng đường trong máu của bạn trong vòng 3 tháng, đây là đường liên kết với hồng cầu trong máu, nên sẽ không bị ảnh hưởng bởi thức ăn hàng ngày. Bạn có thể tìm hiểu thêm về thông số này tại bài viết sau đây: http://bienchungtieuduong.co/bai-viet/thong-tin-benh/hba1c-trong-chan-doan-va-dieu-tri-bien-chung-tieu-duong.html
Dựa vào kết quả của bạn, mặc dù HbA1c đã trong giới hạn bình thường, nhưng đường huyết vẫn cao, vì vậy vẫn có nguy cơ gặp phải biến chứng. Hiệ nay, bạn nên tuân thủ đầy đủ các thuốc điều trị theo đơn, kết hợp chế độ ăn uống, luyện tập theo hướng dẫn trong các bài viết sau:
http://bienchungtieuduong.co/bai-viet/che-do-dinh-duong/benh-tieu-duong-nen-an-gi-va-kieng-an-gi.html
http://bienchungtieuduong.co/bai-viet/che-do-dinh-duong/5-loi-khuyen-khi-tap-the-duc-trong-benh-tieu-duong.html
Một giải pháp có thể giúp bạn ổn định đường huyết, hỗ trợ điều trị và phòng ngừa biến chứng sớm của bệnh tiểu đường hiệu quả, được nhiều người sử dụng có hiệu quả là tpcn Hộ Tạng Đường.
Bạn có thể xem chia sẻ của họ qua video sau: https://goo.gl/IfPYbW
Chúc bạn sức khỏe.
chào bác sĩ… 2 tháng trước e có đi xét nghiệm máu để kiểm tra sức khỏe định kỳ ( 4 tháng e xét nghiệm 1 lần ).
khí có kết quả thì chỉ số hba1c của em là 7.14..
bác sĩ chuârn đoán e bị bệnh tđ type 2 nhưng không cho thuốc vì bsi bảo là tích cực giảm cân và giảm khẩu phần tinh bộtb ( e khá béo ).
e về và lên mạng tìm hiểu. có sử dụng tp chức năng Thanh Đường An và tích cực giảm lượng tinh bột.
e đo đường huyết ngày 2 lân ( sáng thức dậy và sau ăn tối 2h ) thì chỉ số đường huyết là 5.0 và 5.8
duwọc sĩ có thể tư vấn là mức đường huyết em như vậy có ổn định k
t
Chào bạn,
Điều trị bệnh tiểu đường dùng thuốc cũng là một trong những tiêu chí rất quan trọng để kiểm soát đường huyết. Tuy nhiên với từng trường hợp cụ thể mà các bác sĩ sẽ cân nhắc chưa nên sử dụng thuốc vội mà khuyên bệnh nhân nên tập thể dục để giảm cân (nếu thừa cân) và thay đổi lại chế độ ăn uống sao cho hợp lý. Nếu sau một thời gian theo dõi chỉ số đường huyết ổn định ở mức tốt, bạn sẽ không cần phải uống thuốc điều trị mà chỉ cần thực hiện theo đúng những gì đã làm trước đó. Còn nếu đường huyết không được kiểm soát tốt, lên xuống thất thường thì bạn sẽ được dùng thuốc để kiểm soát tốt hơn. Hiện nay, có thể thấy chỉ số đường huyết của bạn đang ở mức rất tốt. Nhưng bạn cũng không nên lơ là mà vẫn cần thực hiện chế độ ăn, tập luyện.
Bạn đang sử dụng thêm Tpcn Thanh Đường An có kết quả khá tốt thì bạn cứ tiếp tục sử dụng tiếp. Tuy nhiên, bệnh tiểu đường nguy hiểm nhất chính là biến chứng, xảy ra âm thầm, gây tổn thương ở mạch máu và các tế bào thần kinh, kết quả là người bệnh có thể gặp phải rất nhiều rối loạn trên toàn bộ các cơ quan của cơ thể. Một số người bệnh dù đã kiểm soát rất tốt đường huyết, nhưng biến chứng vẫn xuất hiện. Do đó, nếu bạn thấy có những biểu hiện khác thường như mệt mỏi nhiều hơn, ngứa da, khô da, móng tay dày sừng, tê bì châm chích, bỏng rát trên da, rối loạn cương dương, mắt nhòe mờ… thì bạn cần lưu tâm đi khám sớm để được điều trị.
Chúng tôi xin gửi đến bạn một số lời khuyên trong việc điều trị bệnh tiểu đường, bạn nên tìm hiểu thêm để bổ sung kiến thức có ích trong bệnh tình của mình: http://bienchungtieuduong.co/bai-viet/phuong-phap-dieu-tri/chua-benh-tieu-duong-giai-phap-nao-hieu-qua.html
Chúc bạn luôn mạnh khỏe!
Thân mến
Chào bạn,
Xét nghiệm đường huyết lúc đói (vào sáng sớm sau một đêm nhịn đói >8h) trong hai lần thử nếu lớn hơn 7mmol/l bạn có thể đã được chẩn đoán mắc bệnh tiểu đường. Một tiêu chí nữa đó là chỉ số HbA1c lớn hơn 6.5%.
Xét nghiệm đường huyết có thể có sai số, tùy thuộc vào chế độ ăn trước đó của bạn và chỉ đánh giá được đường máu ngay tại thời điểm đo. Trong khi chỉ số HbA1c sẽ cho biết khả năng kiểm soát đường huyết trong vòng 2 – 3 tháng nên cho kết quả toàn diện hơn. Nếu dựa vào chỉ số này thì bạn có thể chưa bị bệnh tiểu đường, do đó bạn không cần quá lo lắng. Hơn nữa khi bạn đi khám, bạn đã có uống một số sản phẩm giúp làm giảm đường huyết nên có thể làm thay đổi chỉ số đường huyết đôi chút.
Trước mắt bạn nên điều chỉnh lại chế độ ăn của mình, nên ăn ít tinh bột, cơm, gạo, đồ ăn ngọt nhiều đường; thay vào đó nên ăn nhiều rau xanh, chất xơ; bạn cũng nên chia nhỏ bữa ăn trong ngày thay vì ăn quá no và uống đủ nước.
Để hiểu hơn về tiêu chuẩn chẩn đoán bệnh tiểu đường, bạn có thể đọc thông tin tại đây:
http://bienchungtieuduong.co/bai-viet/phuong-phap-dieu-tri/chan-doan-benh-tieu-duong.html
Thân mến!
Xin hỏi được tư vấn: tôi đi xét nghiệm đường huyết là 9.2 còn chỉ số hba1c là 8,9 0/0 năm nay tôi56 tuổi xin hỏi có phải là đái tháo đương tup2 không và cáchđiều trị như thế nào?
Chào bác
Với các chỉ số trên, khả năng rất cao bác đã mắc bệnh tiểu đường type 2. Không biết sau khi thăm khám bác sỹ có cho bác bất kỳ phác đồ điều trị hay chỉ định thuốc men gì chưa? Vì đối với tiểu đường, dùng thuốc tây là điều bắt buộc.
Bệnh tiểu đường nguy hiểm nhất chính là sự diễn tiến âm thầm, gây tổn thương ở mạch máu và các tế bào thần kinh, kết quả là người bệnh có thể gặp phải rất nhiều biến chứng tiểu đường trên toàn bộ các cơ quan của cơ thể. Vì thế cho nên mục tiêu ưu tiên chính là đường huyết phải được ổn định để phòng ngừa biến chứng. Để làm được điều này bác cần tuân thủ sử dụng thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ, ăn uống theo chế độ ăn khoa học, và tập luyện thể thao thường xuyên. Sử dụng thêm các sản phẩm hỗ trợ chẳng hạn như Tpcn Hộ Tạng Đường cũng là một giải pháp được nhiều chuyên gia Nội tiết khuyến khích cho người bệnh sử dụng. Trong thành phần sản phẩm có chứa Hoài sơn, Mạch môn giúp ổn định đường huyết tự nhiên, bền vững. Đồng thời ALA chất chống oxy hóa mạnh có khả năng thấm cực tốt vào mô thần kinh, giúp tăng nhập glucose tế bào kết hợp thêm Nhàu, Câu kỷ tử tạo thành mạng lưới bảo vệ mạch máu, bảo vệ tế bào thần kinh do đó giúp phòng ngừa, hỗ trợ biến chứng tiểu đường hiệu quả. Bác có thể lắng nghe chia sẻ của một người bệnh dưới đây sử dụng sản phẩm có hiệu quả tốt:
http://www.youtube.com/watch?v=4R9x1HQFW9U&list=PLH1LBePZZziJ5-350CYSHxfjKrbcJtVWU
Chúng tôi xin gửi bác một số bài viết, bác nên đọc để biết cách điều trị bệnh tiểu đường sao cho có hiệu quả:
http://bienchungtieuduong.co/bai-viet/che-do-dinh-duong/benh-tieu-duong-nen-an-gi-va-kieng-an-gi.html
http://bienchungtieuduong.co/bai-viet/phuong-phap-dieu-tri/7-nguyen-tac-song-khoe-voi-benh-tieu-duong.html
http://bienchungtieuduong.co/bai-viet/phuong-phap-dieu-tri/9-meo-quan-ly-tieu-duong-type-2.html
Chúc bác luôn mạnh khỏe!
thua Bac si, minh di kham HBa1c 6,3 con glucose 4,4 minh dang mang bau tuan 36. Cho minh hoi minh tinh trang cua minh nhu the nao?
Chào bạn,
Đường huyết khi đói và chỉ số HbA1c của bạn nằm trong khoảng giới hạn bình thường đối với phụ nữ có thai ( < 5,3 mmol/ l và < 6,5 % ), có nghĩa là bạn không mắc tiểu đường thai kỳ, tình trạng của bạn hiện tại hoàn toàn bình thường, do vậy bạn không nên quá lo lắng. Chúc bạn sức khỏe! Thân.