Người bệnh tiểu đường tuýp 2 nên ăn gì, giảm gì?

  • Icon

    Người tiểu đường tuýp 2 thì nên ăn những thứ gì và nên giảm những thứ gì ạ?

    Icon

    Chào bạn

    Chế độ ăn đóng vai trò rất quan trọng với người bệnh tiểu đường. Có những thực phẩm gây tăng đường máu nhưng cũng có những thực phẩm giúp giảm đường máu. Chính vì vậy, người bệnh cần biết bản thân nên ăn gì và giảm gì để ổn định đường huyết tốt hơn. Dưới đây là một số gợi ý cụ thể cho bạn.

    Người bệnh tiểu đường nên ăn gì?

    Ưu tiên hàng đầu trong thực đơn cho người tiểu đường là các thực phẩm giàu chất xơ, vitamin và khoáng chất. Chất xơ sẽ giúp làm chậm quá trình tiêu hóa tinh bột trong dạ dày, nhờ đó giúp giảm đường huyết sau ăn. Còn Vitamin và khoáng chất sẽ giúp tăng sức đề kháng cho người bệnh tiểu đường.

    Chất xơ, vitamin và khoáng chất thường có nhiều trong:

    - Rau xanh: Đay, mồng tơi, rau cải, súp lơ…

    - Trái cây tươi: Ổi, thanh long, táo, lê, bưởi…. Riêng với các trái cây ngọt như mít, sầu riêng, xoài chín, na… người bệnh tiểu đường vẫn ăn được nhưng mỗi lần chi nên ăn với 1 lượng nhỏ.

    Ngoài chất xơ, bạn nên bổ sung thêm các thực phẩm sau để đảm bảo đủ dinh dưỡng:

    - Nhóm tinh bột: Ưu tiên gạo lứt, yến mạch.

    - Nhóm chất đạm: Nên ăn cá 3 lần/tuần và đan xen thịt gà bỏ da, các loại đậu, thịt nạc

    - Nhóm chất béo: Dầu thực vật

    Người bệnh tiểu đường nên giảm gì?

    Người bệnh tiểu đường có đường huyết và nguy cơ biến chứng tim mạch cao. Vì vậy, bạn nên giảm bớt những thực phẩm chứa nhiều chất đường bột, nhiều muối và nhiều chất béo xấu. Cụ thể:

    - Thực phẩm nhiều chất đường bột: bánh kẹo, cơm, bún, miến, phở….

    - Thực phẩm nhiều muối: Muối ăn, bột ngọt, đồ đóng hộp, dưa muối, giò chả, lạp xưởng.

    - Thực phẩm nhiều chất béo xấu: Thức ăn nhanh, đồ chiên rán….

    Ngoài chế độ ăn, để giảm đường huyết tốt nhất, bạn cũng cần chú ý tập luyện thường xuyên (tốt nhất là tập hàng ngày) và dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ. Nếu có điều kiện, bạn nên tham khảo thêm các sản phẩm hỗ trợ ổn định đường huyết và phòng ngừa biến chứng. Ví dụ như TPBVSK Hộ Tạng Đường để kiểm soát bệnh tốt hơn, từ đó đỡ phải ăn uống quá kiêng khem và hạn chế tác dụng phụ của thuốc Tây.

    Thực tế, đã có rất nhiều người bệnh có biến chứng sử dụng Hộ Tạng Đường và phục hồi được sức khỏe. Bạn có thể xem chia sẻ của họ tại đây:

    Ngoài ra, gửi bạn thêm 1 bài viết chi tiết về Hộ Tạng Đường để tham khảo:

    Hộ Tạng Đường và những lợi ích cho bệnh tiểu đường

    Nếu có băn khoăn khác, hãy chúng tôi theo số 0962 326 300 để được tư vấn.

    Chúc bạn nhiều sức khỏe.

Câu hỏi chuyên gia