Đường huyết 20 có phải là tiểu đường đã đến giai đoạn cuối không?

  • Icon

    Tôi bị tiểu đường 10 năm. Tuần trước đường huyết lên 20 chấm phải nằm viện 2 ngày. Giờ đường huyết đã giảm xuống 7 chấm nhưng tôi vẫn rất lo lắng. Có phải bệnh của tôi đã đến giai đoạn cuối không?

    Icon
    Chào bạn

    Chúng tôi hiểu sự lo lắng của bạn. Bất kỳ ai khi đường huyết đột ngột tăng cao buộc phải nhập viện cũng đều lo lắng, liệu có phải bệnh của mình đã đến giai đoạn cuối hay không. Để giải đáp giúp bạn, chúng tôi xin gửi bạn tư vấn của GS Thái Hồng Quang - chủ tịch Hội Nội tiết và Đái tháo đường Việt Nam về vấn đề này

    Tiểu đường giai đoạn cuối là gì?

    Theo Gs Thái Hồng Quang: Không có một định nghĩa chính xác cho bệnh tiểu đường giai đoạn cuối. Bởi lẽ người bệnh tiểu đường tử vong vì biến chứng của bệnh. Chỉ số đường huyết tăng cao cũng không có nghĩa bạn đã bước vào giai đoạn cuối, giai đoạn cửa tử. Điều quan trọng nhất mà người bệnh tiểu đường cần hướng tới là làm sao để quản lý đường huyết luôn ổn định trong giới hạn cho phép và trì hoãn được các biến chứng trên tim, mắt, thận, thần kinh.

    GS Thái Hồng Quang giải đáp về bệnh tiểu đường giai đoạn cuối

    Cách phòng ngừa đường huyết tăng cao nguy hiểm

    Hiện chỉ số đường máu của bạn đã về giới hạn cho phép nên bạn cũng không cần quá lo lắng. Tuy nhiên, để phòng ngừa tình trạng tăng đường huyết tái diễn, bạn nên xem xét lại toàn bộ quá trình điều trị của mình, nhất là trong những ngày đường huyết bị lên cao.

    Đầu tiên, bạn cần kiểm tra lại việc dùng thuốc của mình. Bởi lẽ thuốc là phương pháp điều trị tiểu đường nền tảng, không thể thay thế. Thêm vào đó thuốc chỉ phát huy hiệu quả cao nhất khi được dùng đúng cách, đúng liều, đúng thời điểm. Vì vậy, bạn xem lại hướng dẫn dùng thuốc của bác sĩ, có thể ghi chú hoặc đặt lời nhắc để tránh quên thuốc. Khoảng 3 tháng 1 lần bạn nên đi đo HbA1c để theo dõi hiệu quả điều trị, nếu HbA1c cao thì sẽ phải điều chỉnh thuốc.

    Thứ hai, bạn cố gắng tiếp tục duy trì ăn uống và tập luyện lành mạnh, hạn chế rượu, bia, thuốc lá. Với tập luyện, bạn nên tập vừa phải và cân nhắc mua thêm máy đo đường huyết tại nhà để theo dõi. Nếu đường huyết trên 250 mg/dl phải tới bệnh viện ngay.

    Ngoài 2 giải pháp trên, bạn có thể cân nhắc kết hợp thêm những sản phẩm hỗ trợ như tpbvsk Hộ Tạng Đường. Nghiên cứu tại TT oxy cao áp TP HCM cho thấy, khi kết hợp Hộ Tạng Đường cùng thuốc điều trị, các chỉ số HbA1c, đường huyết ổn định hơn, các biến chứng thần kinh, tim, mắt, thận được phòng ngừa và cải thiện hiệu quả. Sản phẩm cũng được nhiều chuyên gia và người bệnh đánh giá cao. Bạn có thể xem chia sẻ của họ TẠI ĐÂY.

    Chúng tôi gửi thêm bạn các bài viết về chế độ ăn và cách ổn định đường huyết để bạn tham khảo và áp dụng:

    Tổng hợp cách giảm và ổn định đường huyết Chế độ ăn chuẩn cho người tiểu đường

    Hy vọng với những thông tin này, bạn sẽ không còn băn khoăn về vấn đề bệnh tiểu đường giai đoạn cuối và an tâm phối hợp điều trị cùng bác sĩ.

    Chúc bạn sức khỏe!

Câu hỏi chuyên gia