Đau cách hồi có phải dấu hiệu biến chứng bàn chân tiểu đường?

  • Icon

    Tôi phát hiện bị tiểu đường tuýp 2 cách đây 3 năm. Gần đây khi đi bộ thể dục, tôi hay bị đau chân, ngồi nghỉ một lúc sẽ hết nhưng tập tiếp khoảng 15 phút thì tình trạng này lại lặp lại. Tôi tìm hiểu thì đây là chứng đau cách hồi và có thể do biến chứng bàn chân tiểu đường gây nên? Không biết điều này có đúng không? Mong chuyên gia tư vấn giúp tôi cách giải quyết.

    Icon

    Chào bạn

    Bệnh tiểu đường có thể gây ra biến chứng tại nhiều cơ qua trong cơ thể, một trong số đó phải kể đến biến chứng bàn chân. Người bệnh nếu có biến chứng tại đây sẽ có nguy cơ bị cắt cụt chi cao hơn 10 lần so với bình thường. Để giúp bạn hiểu rõ về biến chứng này cũng như giải đáp thắc mắc "đau cách hồi có phải dấu hiệu của biến chứng bàn chân tiểu đường không?", chúng tôi xin phép gửi bạn phần tư vấn của GS Thái Hồng Quang - chủ tịch hội Nội tiết và Đái tháo đường Việt Nam.

    Biến chứng bàn chân tiểu đường là gì? Dấu hiệu nhận biết sớm

    Theo GS Thái Hồng Quang, biến chứng bàn chân tiểu đường là hậu quả của bệnh lý thần kinh và mạch máu ở chi dưới. Khi bạn bị tiểu đường, đường huyết cao sẽ khiến mạch máu và tế bào thần kinh bị tổn thương, từ đó ảnh hưởng đến việc nuôi dưỡng và gửi tín hiệu từ não bộ tới các chi. Hậu quả là người bệnh sẽ gặp những dấu hiệu cảnh báo sớm như:

    - Rối loạn cảm giác, ít cảm giác được nóng lạnh.

    - Đau cách hồi, lúc đau lúc không lặp lại liên tục khi đi bộ.

    - Vết thương lâu lành, vết loét, nhiễm trùng...

    Như vậy, với trường hợp của bạn, khả năng bạn mắc biến chứng bàn chân tiểu đường là khá cao.


    GS Thái Hồng Quang tư vấn dấu hiệu nhận biết biến chứng bàn chân tiểu đường.

    Người tiểu đường cần làm gì khi bị đau cách hồi ở bàn chân?

    Trước hết, bạn cần tới bệnh viện thăm khám để xác định chính xác bạn có phải bị đau cách hồi do biến chứng hay không và mức độ trầm trọng của bệnh như thế nào. Căn cứ vào kết quả kiểm tra bác sĩ sẽ chỉ định bạn phải điều trị bằng phương pháp nào. Thông thường người tiểu đường bị đau cách hồi do biến chứng bàn chân sau khi kiểm soát đường huyết tốt, tập thể dục đúng cách và dùng thuốc thì các triệu chứng sẽ thuyên giảm nhanh. Chỉ một số ít trường hợp phát hiện mạch máu tới bàn chân bị tắc hẹp nhiều, bác sĩ mới chỉ định thêm can thiệp phẫu thuật nong mạch. Dưới đây là một số những giải pháp không dùng thuốc để giảm đau, bạn có thể áp dụng trong thời gian sắp xếp lịch thăm khám:

    - Tập luyện phù hợp: Cảm giác đau có thể khiến bạn có ý nghĩ từ bỏ việc tập thể dục. Tuy nhiên, điều này cực kỳ sai lầm. Tập luyện giúp bạn khắc phục biến chứng tiểu đường rất tốt, chỉ cần bạn biết cách. Hiện tại bạn nên chia việc tập thể dục thành nhiều đợt nhỏ. Ví dụ, trước đây bạn tập liên tục trong 30 phút sau đó nghỉ. Thì hiện tại mỗi lần tập bạn tập trong 10 - 15 phút đến khi có triệu chứng đau thì bắt đầu nghỉ, sau đó tập lại. Những lần tập sau, bạn có thể nâng dần thời gian tập lên để kéo dài khoảng thời gian bạn có thể đi được trước khi có cơn đau.

    - Ăn uống giảm chất béo xấu: Những thực phẩm nhiều dầu mỡ, đồ chiên rán có thể khiến mạch máu của bạn bị xơ vữa và tắc hẹp nặng hơn. Do đó, hãy áp dụng chế độ ăn giảm dầu mỡ.

    - Bỏ hút thuốc lá: bởi hút thuốc lá sẽ làm biến chứng tiểu đường trở lên nặng hơn, thậm chí có kèm theo nhiều rủi ro về tim mạch khác.

    - Sử dụng thực phẩm hỗ trợ: Bạn có thể cân nhắc dùng thêm các sản phẩm chuyên biệt cho biến chứng như tpbvsk Hộ Tạng Đường để cải thiện và phòng ngừa biến chứng tiến triển nặng tốt hơn. Trong sản phẩm có hàng loạt hoạt chất có tác dụng bảo vệ mạch máu và thần kinh, đồng thời tăng cường lưu thông máu tới các chi. Rất nhiều người bệnh tiểu đường đã tìm đến Hộ Tạng Đường và công nhận về hiệu quả của sản phẩm, ví dụ như trường hợp của anh Ngô Điều, cũng bị biến chứng bàn chân dưới đây.


    Chia sẻ của anh Ngô Điều về tác dụng của Hộ Tạng Đường.

    Trên đây là những tư vấn của chuyên gia cho câu hỏi của bạn. Nếu có thắc mắc khác về tình trạng đau chân ở người tiểu đường hoặc về bất kỳ biến chứng nào khác, bạn có thể gọi cho chúng tôi theo số 0952.326.300.

    Chúc bạn sức khỏe!

Câu hỏi chuyên gia