Có nên ngừng uống thuốc tiểu đường khi đường huyết kiểm soát tốt?

Chào bạn,
Không chỉ bạn mà đa số người bị tiểu đường đều có chung thắc mắc: Bệnh tiểu đường có phải uống thuốc cả đời không? Khi nào có thể ngưng uống? Đường huyết bình thường có nên dừng thuốc? Chúng tôi sẽ giải đáp lần lượt những băn khoăn chung của bạn và những người bệnh khác ở dưới đây.
Có phải bệnh tiểu đường là cần uống thuốc cả đời?
Điều này đúng trong hầu hết các trường hợp mắc tiểu đường. Đến nay, y học vẫn chưa có cách nào chữa khỏi căn bệnh này. Người bệnh vẫn cần dùng thuốc, kiểm soát ăn uống và tập luyện mỗi ngày để kiểm soát bệnh.
Một số báo đài có thể nói rằng tiểu đường có thể chữa khỏi, không cần sử dụng thuốc .v.v. Tuy nhiên, bạn cần cảnh giác với các thông tin này. Bởi lẽ, việc trị hết hoàn toàn tiểu đường vẫn dừng lại ở mức nghiên cứu, không được các tổ chức uy tín công nhận và áp dụng trong thực tế.
Tại sao đường huyết về bình thường vẫn phải uống thuốc?
Sau khi được điều trị, đường huyết của người bệnh có thể về mức bình thường. Và chỉ số hiện nay của bạn cũng khá tốt. Tuy nhiên kết quả này đạt được không chỉ nhờ chế độ ăn uống, tập luyện khoa học, mà còn nhờ bạn đã đáp ứng tốt với thuốc điều trị của bác sĩ. Vì vậy việc duy trì uống thuốc là cần thiết.
Trong quá trình giảm liều từ từ, bạn cần kiểm soát tốt hơn chế độ ăn uống và tập luyện của mình. Thời điểm này, sử dụng sản phẩm hỗ trợ kiểm soát đường huyết từ thảo dược là giải pháp hữu hiệu.
Viên uống thảo dược Hộ Tạng Đường với sự kết hợp của 4 thảo dược quý: Câu kỷ tử, Nhàu, Hoài sơn, Mạch môn giúp hạ đường huyết và ổn định chỉ số đường huyết tốt hơn, từ đó giảm phụ thuộc vào thuốc điều trị. Sản phẩm cũng hỗ trợ cải thiện tốt các biểu hiện của biến chứng tiểu đường như tê bì chân tay, mờ mắt, tiểu nhiều, ngứa nhiều, rối loạn cương…
Chúc bạn sức khỏe!
Thân!
bà ngoại em bị tiểu đường 2 năm nay, chỉ số đường huyết đo trước ăn sáng là ổn định 7-7.2 bà vẫn dùng thuốc bsi kê hàng ngày mà bị tê chân và mờ mắt, nên e đàng tìm sản phẩm hỗ trợ nên e hỏi sản phẩm này thế nào
Chào bạn,
Qua chia sẻ chúng tôi khuyên cùng thuốc điều trị của bác sĩ, người nhà bạn cần uống sớm Hộ Tạng Đường với liều 4 viên chia 2 lần sáng tối, uống sau khi ăn 1h, cách các thuốc khác đang sử dụng từ 1-2h và dùng liên tục ít nhất 3-6 tháng. Sản phẩm có tác dụng bảo vệ tính toàn vẹn mạch máu, thần kinh, sau khi sử dụng đúng liều trình sẽ giúp cải thiện và làm chậm tiến trình biến chứng mắt, giúp mắt sáng và dễ nhìn hơn đồng thời giảm tê bì, giảm đường huyết và ngăn ngừa biến chứng khác xuất hiện.
Trong điều trị bệnh tiểu đường, người nhà bạn cần lưu ý thêm về chế độ ăn (giảm dầu, mỡ, giảm bớt chất bột đường, ăn giảm muối, ăn tăng rau xanh), tăng vận động (tập thể dục mỗi ngày 30 phút), tránh căng thẳng. Nếu không kết hợp cả 3 vấn đề thuốc điều trị, sản phẩm hỗ trợ, lối sống lành mạnh, giảm lo lắng căng thẳng thì việc điều trị khó hiệu quả.
Tại đây chúng tôi gửi bạn tham khảo chia sẻ về kinh nghiệm giảm tê bì bàn chân, biến chứng mắt thành công của nhiều bệnh nhân qua video dưới đây:
Cách giúp cải thiện tê chân cho người tiểu đường | Giúp giảm tê bì, co cứng khớp
Cách giảm mờ mắt do biến chứng mắt của bệnh tiểu đường | Biến chứng mắt bệnh tiểu đường
Nếu còn băn khoăn cần hỗ trợ, bạn an tâm chia sẻ chúng tôi tại đây nhé! Thân mến!
Chúc bạn sức khỏe.
Chào bác sĩ, mẹ tôi bị tiểu đường và đường huyết của bà không ổn định, lúc cao lúc thấp ( đo lúc đói có ngày đo là 12,5 có ngày đo chỉ 7.0 ) vậy lúc đường huyết thấp có phải uống thuốc tiểu đường không.
Chào bạn
Đường huyết lúc đói 7.0 mmol/l không phải là thấp, đây là ngưỡng đường huyết mục tiêu mà người bệnh tiểu đường cần đạt. Do đó, anh tuyệt đối không cho bác dừng uống thuốc đã được kê đơn. Ngoài ra, chỉ số đường huyết của bác đang dao động khá nhiều và đều ở mức cao hơn giới hạn cho phép. Anh nên sớm cho bác đi khám lại để được điều chỉnh phác đồ dùng thuốc. Ngoài ra, anh cũng cần xem xét lại chế độ ăn và tập luyện của bác. Đây cũng là hai yếu tố quan trọng ảnh hưởng trực tiếp tới sự tăng giảm lượng đường trong máu. Dưới đây là một số lưu ý về lối sống mà người bệnh tiểu đường cần tuân thủ:
– Chia nhỏ bữa ăn: Anh nên cho bác ăn từ 5 – 6 bữa nhỏ trong ngày, không ăn quá nhiều tinh bột trong 1 bữa.
– Ăn nhiều rau xanh chất xơ kèm tinh bột để tạo cảm giác no lâu đồng thời hạn chế tăng đường huyết sau ăn.
– Giảm ăn tinh bột trắng (cơm, phở, bún), hạn chế bánh kẹo nhiều đường, trái cây ngọt (xoài, nhãn…), ăn ít mỡ động vật, thực phẩm chế biến sẵn hay đồ chiên rán nhiều chất béo bão hòa.
– Tập thể dục đều đặn mỗi ngày, anh nên hỏi ý kiến bác sĩ xem với độ tuổi và tình trạng sức khỏe của bác gái sẽ phù hợp với bài tập nào nhất.
Bên cạnh đó, để sớm đưa đường huyết của bác về giới hạn, bạn cân nhắc cho bác dùng thêm thực phẩm hỗ trợ sức khỏe Glutex. Ưu điểm của sản phẩm là tác động lên toàn bộ chu trình chuyển hóa đường do đó sẽ giúp bác tăng cao hiệu quả giảm và ổn định đường huyết chỉ trong 2 – 4 tuần sử dụng.
Thông tin chi tiết về chế độ ăn giúp giảm đường huyết cho người tiểu đường, bạn tham khảo chi tiết trong link sau:
http://bienchungtieuduong.co/bai-viet/che-do-dinh-duong/song-lau-voi-benh-tieu-duong-nho-che-do-an-thong-minh.html
Chúc bạn sức khỏe!
Năm nay tôi 46 tuổi Tháng 11 năm 2017 toi kiểm tra tai BV xét nghiệm HBA1C chỉ số là 6,4 đường huyết là 8,4. Tháng 2 năm 2018 tôi kiểm tra lại tại BV chỉ số HB là 6,4 nhưng đường huyết là 9,7. Bác sĩ đã cho tôi sử dụng thuốc nhưng tôi có 1 vấn đề lo ngại đó là vấn đề tình dục hình như bị ảnh hưởng .BS cho tôi hỏi nếu sau khi ổn định chỉ số đường huyết và vẫn dùng thuốc điều trị thì vân đề tình dục có trở lại bình thường không
Chào anh,
Người tiểu đường thường gặp phải nhiều vấn đề về sức khỏe, trong đó có cả chức năng sinh lý. Và một trong những nguyên nhân chính gây ảnh hưởng đến chức năng sinh lý là do đường huyết tăng cao. Bởi vậy, nếu kiểm soát tốt đường huyết thì những vấn đề về tình dục sẽ được cải thiện dần.
Để ổn định được đường huyết phải kết hợp cả dùng thuốc theo đúng chỉ định của bác sĩ, chế độ ăn uống hợp lý, tập thể dục thường xuyên và khám sức khỏe định kỳ. Để hiểu rõ hơn về chế độ ăn cho người tiểu đường anh có thể đọc thêm trong bài viết:
http://bienchungtieuduong.co/bai-viet/che-do-dinh-duong/4-dieu-khong-nen-bo-qua-khi-xay-dung-che-do-an-cho-nguoi-tieu-duong.html
Thân mến!
Cho em hỏi 4 năm trước mẹ em xét nghiệm đường là 200mg/dl và được chuẩn đoán mắc bệnh tiểu đường. Được uống thuốc đến nay và trong 4năm đó đường chỉ dao động ở mức trên 90 và dưới 120 mg/dl. Theo đơn sáng uống GLISAN 30 MR ( glicazid 30mg) + METFORMIN.HCL 500mg và chiều chỉ uống metformin. Mẹ em thường nhứt đầu sau khi uống. Vậy nếu đường huyết dao động ở mức đó thì có nên bỏ thuốc không, nếu không phải dùng thuốc gì để không bị đau đầu ạ
Chào bạn,
Có thể thấy đường huyết hiện tại của mẹ bạn đang được kiểm soát khá tốt và bác vẫn nên tiếp tục duy trì chế độ ăn uống, lối sống hợp lí như hiện tại. Vấn đề mà bác đang gặp phải chính là nhức đầu sau khi uống thuốc có thể do tác dụng phụ của thuốc, tuy nhiên, bác không được tự ý bỏ thuốc mà phải có chỉ định của bác sĩ. Không biết bác có thường xuyên thăm khám định kì hay không? Đơn thuốc này bác đã dùng được bao lâu rồi? Và nếu bác thường xuyên bị nhức đầu sau khi dùng thuốc có lẽ bạn cần sớm sắp xếp công việc đưa bác trở lại bệnh viện để bác sĩ điều chỉnh lại liều thuốc cho phù hợp với tình trạng bệnh của bác.
Chúc bác chóng khỏe!
tôi bị tiểu đường đã 3 năm nhưng tôi thường xuyên bỏ thuốc nhưng đường huyết của tôi vẫn tốt nhưng nghe các bác sĩ nói là phải uống thuốc đều cho tôi hỏi uống thuốc đều như vậy có hại gan hại thận không
Chào bạn,
Đường huyết của bạn vẫn tốt nhưng giá trị đường huyết bao nhiêu, đường huyết có ổn định không?
Với bệnh tiểu đường dùng thuốc đều đặn theo đúng chỉ định của bác sỹ là điều cần thiết, nếu bạn thường xuyên bỏ thuốc thì việc điều trị không còn ý nghĩa, thậm chí có nguy cơ phải tăng liều thuốc về sau khi cơ thể không còn đáp ứng tốt ở những liều điều trị thông thường.
Mặc dù, hầu hết các thuốc tây khi dùng lâu dài sẽ có ảnh hưởng nhất định đến gan, thận.Tuy nhiên, khi bạn dùng ở liều điều trị tối ưu thì tác dụng không mong muốn sẽ được giảm đáng kể. Ngược lại, nếu bạn tiếp tục không dùng thuốc, đường huyết tăng giảm thất thường sẽ gây nhiều tổn hại hơn cho sức khỏe, một trong số đó là biến chứng tiểu đường như biến chứng trên da, mắt, thận, thần kinh, tim mạch,…Biến chứng tiểu đường chính là nguyên nhân hàng đầu gây tử vong và suy giảm chất lượng cuộc sống của người bệnh tiểu đường. Bởi vây, tốt nhất bạn nên nhanh chóng quay lại bệnh viện để các bác sỹ thăm khám và điều chỉnh lại liều thuốc tối ưu nhất với tình trạng của bạn.
Thân mến!
Tôi kiểm tra tổng quát máy bên singapore và thấy lượng đường huyết là 6,4mmol/l đặc biệt Hb A1c =6,7%. Bác sỹ có kê cho uống ngày 2v sáng/tối vào các bữa ăn thuốc glucophage XR 500mg. Xin được hỏi nếu bản thân thực hiện tốt chế độ ăn uống, tập luyện cho người Tiền đái tháo đường và tầm soát được lượng đường huyết trong máu trước ăn trong khoảng 4,9-5,9mmol/l thì có nên uống Glucophage XR500mg nữa không? Xin cảm ơn!
Chào bạn,
Trường hợp của bạn có thể chỉ số HbA1c của bạn tương đối cao > 6.5%, như vậy đã đủ cơ sở để chẩn đoán bạn mắc bệnh tiểu đường. Để kiểm soát đường huyết ở ngưỡng cho phép, bác sỹ đã kê thuốc hạ đường huyết cho bạn là Glucophag- đây là những thuốc điều trị nền tảng mà bạn không thể tự ý bỏ thuốc.
Trước mắt bạn vẫn nên tuân thủ dùng thuốc theo đúng chỉ định của bác sỹ, thực hiện tốt chế độ ăn cho người tiểu đường, tập luyện thường xuyên để tăng hiệu quả hoạt động của Insulin. Nếu đường huyết của bạn vẫn kiểm soát tốt ở ngưỡng cho phép bằng chế độ ăn, tập luyện thì bạn có thể giảm liều thuốc hoặc ngưng sử dụng thuốc. Tuy nhiên, việc ngưng thuốc đột ngột có thể gây nên cơn tăng đường huyết đột biến, bởi vậy chúng tôi cho rằng bạn không nên tự ý ngưng sử dụng bất cứ một loại thuốc nào nếu chưa tham khảo ý kiến của bác sỹ điều trị.
Thuốc mà bạn đang sử dụng có tên gốc là Metformin, đây là loại thuốc được sử dụng khá phổ biến trong điều trị bệnh tiểu đường. Thông tin thêm bạn có thể đọc trong bài viết sau:
http://bienchungtieuduong.co/bai-viet/phuong-phap-dieu-tri/thuoc-metformin-dieu-tri-tieu-duong-hieu-qua.html
Chúc bạn mạnh khỏe!
hôm đầu em đi xét n chỉ số đg là 6.6 trc ăn. hb1ac là 6.16. vậy em đã bị tiểu đg chưa ạ. em đang nuôi con nhỏ 4m ạ. e cảm ơn
Chào bạn, Chỉ số HbA1c và đường huyết của bạn hiện hơi cao hơn so với bình thường, và có thể kết luận bạn đang bị tiền đái tháo đường – nguy cơ chuyển thành đái tháo đường type 2 trong vòng 2-5 năm nữa nếu không thay đổi chế độ ăn uống và tập luyện phù hợp. Và theo hiệp hội Đái tháo đường Mỹ đưa ra một con số thống kê nói rằng có đến 50% người bệnh tiểu đường type 2 tại thời điểm chẩn đoán bệnh đã xuất hiện biến chứng từ giai đoạn tiền tiểu đường. Chúng tôi xin gửi bạn thông tin trong hai bài viết dưới đây để giúp bạn hiểu rõ hơn về giai đoạn tiền đái tháo đường và các cách đơn giản giúp phòng chống bệnh hiệu quả: http://bienchungtieuduong.co/bai-viet/thong-tin-benh/tien-dai-thao-duong—nguy-co-tien-trien-dai-thao-duong-typ2.html http://bienchungtieuduong.co/bai-viet/che-do-dinh-duong/6-cach-don-gian-giup-phong-chong-benh-tieu-duong.html
Sau khi cai sữa cho con, bạn có thể tham khảo sử dụng thêm tpcn Hộ Tạng Đường. Sản phẩm không phải là thuốc nhưng chứa các thành phần chính từ thiên nhiên giúp hỗ trợ làm ổn định đường huyết, phòng ngừa nguy cơ tiến triển thành bệnh tiểu đường, hạn chế biến chứng rất phù hợp với người có chỉ số đường huyết cao như bạn. Chúc bạn sức khỏe. Thân!
Thưa bác sỹ, tôi 65 tuổi , lần đầu thử đường 6,9, hôm sau đo 7,8. Hôm nay đi khám BS cho xét nghiệm đường 5,6, HbA1C 8,4. Sau uống gluco 2 h đo 15,4. Vậy tôi đã phải ĐTĐ chưa và phải dùng thuốc chưa? BS cho lời khuyên
Chào bác,
Dựa vào kết quả đường huyết của bác, thì bác đã bị tiểu đường type 2. Trước mắt, bác cần sử dụng thuốc theo chỉ định của bác sỹ để làm giảm mức đường huyết, nếu sử dụng thuốc mà không giúp kiểm soát được đường huyết hàng ngày thì nên sớm khám lại để được đổi thuốc hoặc hiệu chỉnh liều phù hợp với tình trạng bệnh. Bác nên kiểm soát chỉ số HbA1c < 6,5% (chỉ số đánh giá độ kiểm soát đường huyết trong khoảng 3 tháng) là tốt nhất. Nếu đường huyết tăng cao kéo dài sẽ làm tăng nguy cơ dẫn đến các biến chứng. Bên cạnh đó, bác cần phải có chế độ ăn uống, sinh hoạt khoa học: Hạn chế thực phẩm chứa nhiều đường, tinh bột; tăng cường rau xanh, chất xơ, nhưng không nên ăn quá nhiều hoa quả có chỉ số đường huyết cao như xoài chính, nhãn, vải, chuối chín, dưa hấu…và nên thường xuyên luyện tập thể dục thể thao ít nhất 30 phút mỗi ngày sẽ giúp kiểm soát đường huyết, giảm tình trạng đề kháng insulin, tăng cường sức khỏe toàn trạng. Đồng thời, bác có thể tham khảo sử dụng thêm tpcn Hộ Tạng Đường với liều 4 – 6 viên/ ngày chia 2 lần, uống trước khi ăn 30 phút hoặc sau khi ăn 1h và cách thuốc tây 1 – 2h (để đảm bảo hiệu quả hấp thu). Sản phẩm chứa các thành phần giúp làm tăng hiệu quả của thuốc điều trị, do đó ổn định đường huyết lâu dài, bền vững, đồng thời còn giúp bảo vệ các tế bào mạch máu, nội mạc, phòng ngừa và cải thiện các biến chứng do bệnh tiểu đường gây ra và giúp ổn định mỡ máu, huyết áp, giảm chỉ số HbA1c, đây cũng là kết quả nghiên cứu của sản phẩm Hộ Tạng Đường trên các bệnh nhân bị tiểu đường đang uống thuốc điều tị theo đơn của bác sỹ tại trung tâm Oxy cao áp Thành Phố Hồ Chí Minh. Bác có thể xem chia sẻ của người bệnh tiểu đường nhiều năm, gặp phải biến chứng phối hợp, đã sử dụng sản phẩm tpcn Hộ Tạng Đường trong thời gian dài và hiện nay sức khỏe rất tốt: https://www.youtube.com/watch?v=4R9x1HQFW9U&index=1&list=PLH1LBePZZziJ5-350CYSHxfjKrbcJtVWU
Chúc bác nhiều sức khỏe.
Chào bác sỹ, mẹ cháu tình cờ đi nhổ răng và thấy lâu lành nên đi xét nghiệm đường máu thì kq là 7,2, và có cho mẹ cháu thuốc đừong về uống khoảng 4ngày sau đo lại thì kq là 5,0, nhưng lại TT YT thì ngta nghi ngờ tại sao lựong đừong xuống nhanh vậy nên k cho nhổ răng, vậy mẹ cháu có bị ĐTĐ k ạ, lần xét nghiệm 7,2 là nhịn ăn 8 tiếng mới XN, cháu cảm ơn
Theo Hiệp hội đái tháo đường Hoa Kỳ, bệnh tiểu đường được chẩn đoán khi đường huyết lúc đói (nhịn ăn trên 8h) phải lớn hơn hoặc bằng 7.0mmol/l ít nhất qua 2 lần thử. Và không biết lần đi khám đầu tiên, mẹ bạn đã tiến hành đo đường huyết mấy lần? Nếu là 2 lần, thì theo kết quả đó, mẹ bạn đúng là đã được chẩn đoán mắc bệnh tiểu đường. Thông thường khi đi khám, đường huyết gần ở ngưỡng giá trị chẩn đoán tiểu đường, người bệnh sẽ được cân nhắc về điều chỉnh lại chế độ ăn, tập luyện để đưa đường máu về giá trị ổn định. Nếu sau một thời gian, đường huyết không thuyên giảm mà có xu hướng tăng cao, người bệnh mới được chỉ định dùng thuốc. Vởi trường hợp của mẹ bạn, bác sĩ đã cho uống thuốc ngay, nên có thể đưa đường huyết về luôn giá trị thấp. Nhưng khi uống thuốc, mẹ bạn cũng cần theo dõi là có xuất hiện các dấu hiệu hạ đường huyết như choáng váng, đói nhiều, cồn cào, đổ mồ hôi, bủn rủn chân tay không? Nếu có mẹ bạn cần thông báo ngay với bác sĩ để được cân chỉnh liều thuốc sao cho phù hợp. Hiện nay mẹ bạn mới uống thuốc được 4 ngày, nên vẫn cần theo dõi thêm. Nếu vài tuần hoặc vài tháng sau đường huyết vẫn ở giá trị bình thường (4.0 – 5.6mmol/l) mẹ bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ để ngưng sử dụng thuốc. Thay vào đó vẫn cần tích cực tập luyện, ăn uống khoa học để kiểm soát đường huyết, ngăn đường huyết tăng cao trở lại. Theo chia sẻ của bạn, thì có thể thấy mẹ bạn đã gặp phải biến chứng sớm của bệnh tiểu đường trên răng miệng, đó chính là làm tăng nguy cơ gặp phải các bệnh như viêm nướu răng, bệnh nha chu, hay làm chậm lành các vết thương. Để khắc phục, ngoài những giải pháp kể trên mẹ bạn có thể tham khảo sử dụng thêm Tpcn Hộ Tạng Đường để cải thiện nhanh tình trạng bệnh, tránh được các rủi ro nguy hiểm hơn.
Dưới đây là một số lời khuyên về chế độ ăn của người bệnh tiểu đường, mẹ bạn nên tham khảo thêm:
http://bienchungtieuduong.co/bai-viet/che-do-dinh-duong/benh-tieu-duong-nen-an-gi-va-kieng-an-gi.html http://bienchungtieuduong.co/bai-viet/che-do-dinh-duong/5-loi-khuyen-khi-tap-the-duc-trong-benh-tieu-duong.html
Chúc mẹ bạn nhiều sức khỏe!
Chào dược sĩ, chị cho em hỏi là mẹ em bị bệnh tiểu đường đang điều trị bằng thuốc của bệnh viện hàng tháng. Nhưng giờ em muốn cho mẹ dùng thêm BoniDiabet thì có được không ạ. Dùng 2 thứ song song ấy ạ. Mong được sự tư vấn của dược sĩ. Em cảm ơn.
Chào bạn,
Không biết hiện tại mức đường huyết của mẹ bạn là bao nhiêu? Bác có biểu hiện như ngứa da, tê bì chân tay, chuột rút… hay không? Ngoài các thuốc đang dùng, mẹ bạn hoàn toàn có thể kết hợp thêm các sản phẩm hỗ trợ điều trị bệnh để giúp kiểm soát đường huyết tốt hơn và phòng ngừa, cải thiện biến chứng của bệnh. BoniDiabet cũng là một giải pháp hỗ trợ tốt trong điều trị tiểu đường, nhưng để kiểm soát bệnh toàn diện, nhằm ổn định đường huyết và ngăn ngừa biến chứng, bạn cũng có thể tìm hiểu thêm về các sản phẩm hỗ trợ điều trị tiểu đường có chứa bộ ba thảo dược Hoài sơn, Nhàu, Mạch môn, giúp ổn định đường huyết tự nhiên và bền vững. Bên cạnh đó, các chất chống oxy mạnh như ALA khi kết hợp cùng thảo dược Câu kỷ tử sẽ giúp tăng khả năng bảo vệ tế bào, mạch máu, tế bào thần kinh, do đó giúp phòng ngừa biến chứng tiểu đường gây mờ mắt, tê bì, ngứa da, suy thận, nhịp tim nhanh khi nghỉ, mất ngủ, lo âu ở người tiểu đường hiệu quả, đồng thời giúp hạn chế bớt tác dụng phụ của thuốc tây. Bạn có thể xem chia sẻ của những người bệnh tiểu đường về bí quyết ổn định đường huyết, giảm biến chứng hiệu quả: http://goo.gl/b3wpKR
Chúc mẹ bạn sớm cải thiện sức khỏe.
thua bac sĩ bố tôi đi kham ngay 14.7.17 bs chan doan bi tieu duong tuyp 2 va chi so duong huyet luc doi la 11.5.sau khi uong thuoc 1tuan bo toi co do thu tai nha thi chi so duong huyet la 7.6. sang ngay 25.7.16 bo toi do lai thi chi so duong huyet luc doi la 7.0. bac si cho toi hoi bo toi moi uong thuoc duoc 10ngay ma chi so xuong nhanh nhu vay co tot khong va neu chi so xuong muc 6.4 thi bo toi co duoc bo thuoc tay khong hay van phai duy tri uong tiep vi bs ke don thuoc uong trong 1thang. bo toi con bi mo mau va xep phoi nen neu dung thuoc tay nhieu qua co anh huong toi sk vi tac dung phu cua thuoc khong a? Rat mong nhan duoc loi khuyen va tu van cua bac si. Toi xin chan thanh cam on
Hiện tại bố bạn đang đáp ứng khá tốt với thuốc điều trị, đường huyết đã được kiểm soát tốt. Tuy nhiên, bạn cần biết rằng tiểu đường là một bệnh rối loạn chuyển hóa mạn tính, do đó việc sử dụng thuốc suốt đời là không thể tránh khỏi. Mặc dù đường huyết kiểm soát tốt nhưng không có nghĩa là bệnh là khỏi hoàn toàn, mà lại tự ý bỏ thuốc điều trị. Sau khi uống hết thuốc trong 1 tháng, bạn nên đưa bố đến tái khám và duy trì sử dụng thuốc theo đơn của bác sĩ.
Bệnh tiểu đường nguy hiểm nhất chính là biến chứng, mặc dù đường huyết kiểm trong giới hạn bình thường nhưng các biến chứng của bệnh tiểu đường vẫn âm thầm diễn ra như một quy luật tất yếu của bệnh. Vì thế, mục tiêu ưu tiên chính trong điều trị bệnh của bố bạn là ổn định đường huyết và tăng cường chất chống oxy hóa để phòng ngừa biến chứng. Một số loại thảo dược như Hoài sơn, Nhàu, Mạch môn có thể giúp ổn định đường huyết tự nhiên và bền vững; kết hợp với các chất chống oxy mạnh như ALA sẽ giúp tăng khả năng bảo vệ tế bào thần kinh, mạch máu nhờ đó giúp phòng ngừa biến chứng tiểu đường như tê bì, châm chích, đục thủy tinh thể, suy tim, suy thận… hiệu quả và làm giảm tác dụng phụ của thuốc tây đang sử dụng. Theo chúng tôi được biết, những thành phần này hiện đã có mặt trong TPCN Hộ Tạng Đường, bạn có thể tham khảo cho bố sử dụng. Dưới đây là chia sẻ của người bệnh tiểu đường lâu năm và bác đã tìm ra giải pháp cho bệnh của mình:
https://www.youtube.com/watch?v=4R9x1HQFW9U&list=PLH1LBePZZziJ5-350CYSHxfjKrbcJtVWU
Ngoài ra, bố bạn cũng cần kết hợp một chế độ ăn uống khoa học và luyện tập đều đặn. Bạn có thể xem thêm qua bài viết
http://bienchungtieuduong.co/bai-viet/che-do-dinh-duong/che-do-an-uong-cho-nguoi-bi-tieu-duong.html
http://bienchungtieuduong.co/bai-viet/che-do-dinh-duong/5-loi-khuyen-khi-tap-the-duc-trong-benh-tieu-duong.html
Chúc gia đình bạn sức khỏe.
Chào bác sỹ! Mẹ cháu năm nay 53 tuổi đi khám nồng độ đường là 16 và được bác sỹ kê thuốc cho uống, nhưng có người nói chưa dùng thuốc ngay mà nên điều chỉnh chế độ ăn và tập thể dục vì nếu dùng thuốc sớm sẽ có thể bị nhờn thuốc, xin bác sỹ cho lời khuyên ! Cảm ơn bác sỹ!
Chào bạn,
Đường huyết của mẹ bạn khi đo đã ở giá trị 16mmol/l là khá cao (thông thường giá trị này đo khi đói trên 7mmol/l đã đủ điều kiện chẩn đoán mắc bệnh tiểu đường). Với mức đường huyết cao như vậy thì việc dùng thuốc sớm để kiểm soát bệnh là hoàn toàn hợp lý. Bởi vì chế độ ăn và tập luyện chỉ có tác dụng làm ổn định đường huyết từ từ mà không thể nào đưa mức đường về mức mục tiêu nhanh chóng bằng thuốc điều trị được. Nếu đường huyết cứ tăng cao lâu ngày sẽ là điều kiện thuận lợi làm phát sinh rất nhiều biến chứng tiểu đường.
Tuy nhiên để chắc chắn gia đình bạn có thể cho mẹ tiến hanh thử nghiệm chỉ số HbA1c vì đây là chỉ số cho phép xác định khả năng kiểm soát đường huyết trong vòng 3 – 6 tháng. Trong khi đó test đường huyết mao mạch có thể bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố như thời gian đo và cách đo.
Dùng thuốc, chế độ ăn và tập luyện chính là một trong 3 yếu tố tiên quyết không thể thiếu trong điều trị bệnh tiểu đường. Để có hiệu quả kiểm soát đường huyết cho mẹ tốt nhất, bạn có thể tham khảo thêm một số hướng dẫn trong các bài viết sau đây:
http://bienchungtieuduong.co/bai-viet/phuong-phap-dieu-tri/cham-soc-nguoi-benh-tieu-duong.html
http://bienchungtieuduong.co/bai-viet/phuong-phap-dieu-tri/9-meo-quan-ly-tieu-duong-type-2.html
http://bienchungtieuduong.co/bai-viet/phuong-phap-dieu-tri/dieu-tri-benh-tieu-duong-type-2-khong-dung-thuoc.html
Vấn đề quan trọng nhất trong điều trị tiểu đường ngoài việc kiểm soát và ổn định đường huyết chính là việc phòng ngừa biến chứng. Bởi vì đây mới chính làm ảnh hưởng đến sức khỏe ở người bệnh, thậm chí là có thể gây tử vong. Vì vậy gia đình có thể tham khảo và cho mẹ bạn sử dụng thêm thực phẩm chức năng Hộ Tạng Đường cùng thuốc điều trị. Đây là sản phẩm chuyên biệt giúp hỗ trợ điều trị và phòng ngừa biến chứng tiểu đường hiệu quả do chứa nguồn chất chống oxy hóa mạnh mẽ, giúp bảo vệ mạch máu, tế bào thần kinh (nguyên nhân chính gây biến chứng tiểu đường). Đồng thời sản phẩm còn giúp ổn định đường huyết tự nhiên, bền vững làm giảm chỉ số cholesterol, làm tăng tác dụng của thuốc điều trị, làm giảm tình trạng nhờn thuốc.
Chúc mẹ và gia đình bạn nhiều sức khỏe!
Chào bác sỹ, Mẹ cháu năm nay 61 tuổi, lần đầu phát hiện tiểu đường, chỉ số đường huyết đã lên tới 19mmol/l. Cháu xin hỏi bác sỹ khi dùng thuốc tiểu đường rồi thì chỉ số đường huyết trong khoảng bao nhiêu là hợp lý đối với mẹ cháu. Hiện tại mỗi sáng khi chưa ăn gì cháu đo cho mẹ nó dao động từ 7,5 mmol/l đến 8,9mmol/l. Cảm ơn bác sỹ!
@Phạm Minh Phượng: Chào bạn! Mẹ bạn nên kiểm soát đường huyết khi đói (sau ăn 8h) < 7mmmol/l và chỉ số HbA1c < 6,5% (chỉ số đánh giá độ kiểm soát đường huyết trong khoảng 3 tháng) là tốt nhất. Nếu đường huyết tăng cao kéo dài sẽ làm tăng nguy cơ dẫn đến các biến chứng. Nếu sử dụng thuốc hạ đường huyết mà không giúp kiểm soát được đường huyết hàng ngày thì nên sớm khám lại để được đổi thuốc hoặc hiệu chỉnh liều phù hợp với tình trạng bệnh. Bên cạnh đó, mẹ bạn cần phải có chế độ ăn uống, sinh hoạt khoa học: Hạn chế thực phẩm chứa nhiều đường, chất béo; tăng cường rau xanh, chất xơ, nhưng không nên ăn quá nhiều hoa quả có chỉ số đường huyết cao như xoài chính, nhãn, vải, chuối chín, dưa hấu…và nên thường xuyên luyện tập thể dục thể thao ít nhất 30 phút mỗi ngày sẽ giúp kiểm soát đường huyết, giảm tình trạng đề kháng insulin, tăng cường sức khỏe toàn trạng. Ngoài ra, mẹ bạn có thể tham khảo sử dụng Hộ Tạng Đường với liều 4 – 6 viên / ngày / 2 lần, uống trước khi ăn 30 phút hoặc sau khi ăn 1h và cách thuốc tây 1 – 2 (để đảm bảo hiệu quả hấp thu). Sản phẩm chứa các thành phần có tác dụng tăng tiết insulin, tăng hoạt động của insulin, do đó giúp ổn định đường huyết lâu dài, bền vững, đồng thời còn giúp bảo vệ các tế bào mạch máu, nội mạc, phòng ngừa và cải thiện các biến chứng do ĐTĐ gây ra và giúp ổn định mỡ máu, huyết áp. Chúc gia đình bạn sức khỏe! Thân.
@Ngọc: Chào bạn! Các chỉ số đường huyết của bạn chưa nằm trong chẩn đoán bệnh đái tháo đường (ĐTĐ) nhưng được chẩn đoán rối loạn dung nạp glucose, do vậy cần điều chỉnh chế độ ăn uống, luyện tập hợp lý để duy trì đường huyết ổn định. Nếu đường huyết tăng cao kéo dài có thể cũng gây ra các biến chứng trên tim, thận, mắt, não…dù chưa mắc ĐTĐ.
Đường huyết của bạn sau 3 tháng đã được cải thiện: chỉ số HbA1c (chỉ số đánh giá mức độ kiểm soát đường huyết trong 3 tháng), tuy nhiên đường huyết hàng ngày vẫn hơi cao, cần đưa dần dưới mức 5,6 mmol/l (khi đói, sau ăn 8h). Vì vậy, bạn vẫn cần phải lưu ý và điều chỉnh chế độ ăn uống hợp lý. Hiện tại bạn chưa cần phải sử dụng thuốc tây điều trị; bác sĩ sẽ có chỉ định thuốc tây điều trị nếu đường huyết của bạn tăng quá cao, không thể kiểm soát được bằng chế độ ăn uống, luyện tập.
Lần đầu đi xét nghiệm máu ngày 1/12/2013, đường máu của tôi là 7.9, sau đó 10 ngày, tôi xét nghiệm lại là 6.6, 10 ngày sau đó, tôi xét nghiệm lần thứ 3, đường máu là 7.2, HBA1C 5.4, các bác sỹ khuyên tôi ăn kiêng và tập thể dục. Đến nay, tôi cứ mỗi 3 tháng thì đi xét nghiệm 01 lần, đường máu duy trì ở mức 6.1 và 6.2, HBA1C gần nhất là 5.2. Như vậy xin hỏi bệnh của tôi có thuyên giảm chút nào không? Có nên uống thuốc tây không?. Tôi hiện tại mắt nhìn mờ, người rất gầy, cao 1,7m, nặng chỉ có 55kg, trước khi bị bệnh, cân nặng của tôi là 66kg. Điều đáng lo là tỷ lệ cholesterol thâp, mới nhất tôi xét nghiệm là 0.4, các lần trước đây cũng đều dưới ngưỡng, thường là 0.5 và 0.6.
Rất mong nhận được sự tư vấn của bác sỹ
Tôi đi khám Bác Sĩ thì lượng đường trong máu HBA1c: 6.7% Bác sĩ kê thuốc tiểu đường cho tôi uống. Lần 2 tôi đi xét nghiệm lại thì HBA1c : 6.0%, vậy lượng đường máu của tôi đã ở mức ổn định chưa và tôi có ngừng thuốc được không a.
Tôi đi khám bác sĩ: kết qủa sáng ( khong ăn ) độ đường 6-6.8, tối sau khi ăn độ đường 7.2
bác si noí toi bi ( tiền tiểu đường ), cho tôi uống thuốc ngày 1 viên.
Nhưng tôi không uống , nhung ăn cơm gạo lứt, không ăn thịt, ăn rau và trái câu nhiều. tâp khí công, va Yoga
Tôi có đi một bác sĩ khác nói tình trạng tôi chưa cần uống thuốc tiểu đường vi thuốc có tác đ5ung phụ không tốt cho sức khoẽ
nếu độ đường cao hơn mới cần uống thuốc. bác sĩ náy khuyên tôi ăn nhiều rau, trái cây va ăn it cơm ( tôt nhất ăn gạo lứt,
và đi bộ hay tập Dịch kinh Cân.
Sau 2 năm t6oi không u61ng thuốc tiểu đường, nhưng vẫn ăn khiêng và tập thường xuyên khi công và yoga.
tôi thử dường huyết lại. Tối sau khi ăn độ đường 8. Sábg không ăn độ đường 6.1
Thưa bác sĩ như vậy tôi có nên uống thuốc tiễu đường không và tiếp tục ăn kiêng và tập khí ccông, yoga và dịch kinh cân.
Vì Tiễu đường có nhiều biếng chứng nguy hiễm.
Xin bs cho tôi một lới khuyên.
Kính cháo
Tuan