Chào bạn
Chúng tôi thấu hiểu sự lo lắng của bạn. Đúng là những người bệnh tiểu đường có biến chứng tim mạch (xơ vữa mạch, huyết áp cao, mỡ máu…) sẽ có nguy cơ bị nhồi máu cơ tim hay tai biến cao hơn bình thường. Tuy nhiên, các phương pháp điều trị hiện nay đã được cải tiến khá nhiều, có thể giúp bạn giảm bớt các rủi ro tim mạch.
Dưới đây, chúng tôi xin gửi bạn câu trả lời của GS Thái Hồng Quang - Chủ tịch Hội Nội tiết và Đái tháo đường Việt Nam về vấn đề này.
Theo GS Thái Hồng Quang, chìa khóa để giảm nhẹ biến chứng tiểu đường type 2 trên tim, mắt, thận, bàn chân… là kiểm soát đa yếu tố và kết hợp nhiều giải pháp cùng lúc. Đa yếu tố có nghĩa là ngoài đường huyết, người bệnh cần kiểm soát cả huyết áp, mỡ máu, và các chỉ số liên quan đến từng biến chứng cụ thể.
Muốn đạt được những yếu tố kể trên, điều kiện tiên quyết đầu tiên là người bệnh cần phối hợp thật tốt với bác sĩ. Người bệnh nào mà tuân thủ điều trị, hiểu biết về bệnh của mình thì hiệu quả điều trị bệnh rất tốt. Người nào không tuân thủ điều trị, coi thường bệnh, không phối hợp tốt với thầy thuốc thì rất dễ gặp nhiều biến chứng cùng lúc (tim mạch, mắt, bàn chân, thận…).
GS Thái Hồng Quang tư vấn về cách phòng ngừa/cải thiện biến chứng tiểu đường.
Cụ thể trong trường hợp của bạn đã bị xơ vữa mạch, huyết áp cao thì cần phải theo dõi tại chuyên khoa tim mạch định kỳ tối thiểu 6 tháng 1 lần và uống thuốc đúng theo đơn bác sĩ.
Bên cạnh việc dùng thuốc, ăn uống khoa học, tập thể dục hàng ngày hoặc sử dụng các giải pháp hỗ trợ từ thảo dược cũng là một lựa chọn tốt để giảm nhẹ biến chứng.
Người bị tiểu đường có huyết áp cao, xơ vữa mạch hay mỡ máu thì cần tuân thủ chế độ ăn giảm đường huyết kết hợp giảm muối, giảm chất béo chuyển hóa, chất béo bão hòa.
Số lượng muối mà bạn được ăn không quá 6 g mỗi ngày. Tuy nhiên vì khá khó để đong đếm chính xác con số này nên bạn cố gắng tránh các thực phẩm chế biến sẵn nhiều muối như giò, chả, thịt nguội, dưa chua… và giảm số lượng gia vị (muối, nước mắm) dùng trong chế biến món ăn.
Bạn bị xơ vữa mạch máu thì nên giảm số lượng chất béo trong thực đơn hàng ngày. Những thực phẩm có chứa chất béo xấu như thịt mỡ, phủ tạng động vật, đồ chiên rán thì nên hạn chế. Thay vào đó, bạn có thể chứa các loại thực phẩm tốt cho tim như dầu hạt cải, dầu hướng dương, rau họ cải, bơ, cam lựu, quả óc chó…
Kiểm soát đường huyết chỉ có tác dụng trì hoãn tiến triển, không giúp cải thiện nhanh các biến chứng do bệnh tiểu đường gây ra. Do đó, với trường hợp của bạn, bạn có thể cân nhắc dùng các sản phẩm chuyên biệt cho biến chứng như tpbvsk Hộ Tạng Đường.
Tpbvsk Hộ Tạng Đường đã được nghiên cứu chứng minh có tác dụng giúp phòng ngừa cũng, giảm cholesterol máu và cải thiện các biến chứng tiểu đường, trong đó có biến chứng tim mạch.
Bạn có thể tham khảo chia sẻ của bác Thanh Luyên sau đây để hiểu rõ hơn về hiệu quả của Hộ Tạng Đường với biến chứng tim mạch.
Bác Thanh Luyên chia sẻ kinh nghiệm điều trị biến chứng tiểu đường.
Biến chứng tim mạch của bệnh tiểu đường là một trong những biến chứng nguy hiểm nhất, có thể gây đột quỵ, nhồi máu cơ tim. Tuy nhiên, bạn hoàn toàn có thể giảm nhẹ biến chứng này bằng cách tuân thủ điều trị của bác sĩ, duy trì lối sống lành mạnh và kết hợp thêm các giải pháp hỗ trợ như tpbvsk Hộ Tạng Đường.
Chúc bạn sức khỏe!