Cách tự chăm sóc bàn chân tại nhà cho người bệnh tiểu đường?

  • Icon

    Bố tôi năm nay 67 tuổi, bị tiểu đường 8 năm nay, đã từng nhập viện 2 lần để điều trị nhiễm trùng bàn chân. Mỗi lần nhập viện như vậy rất mệt mỏi và mất nhiều thời gian. Có cách nào chăm sóc bàn chân tại nhà để tránh bị nhiễm trùng không?

    Icon

    Chào bạn,

    Bệnh lý bàn chân là biến chứng tiểu đường khá nặng nề, điều trị rất khó và tốn kém. Tuy nhiên, biến chứng này sẽ không xảy ra nếu chúng ta dành khoảng nửa tiếng mỗi ngày để chăm sóc bàn chân.

    Sau đây là một số lưu ý để bảo vệ bàn chân khỏi biến chứng, bạn nên áp dụng cho bố:

    - Kiểm soát tốt đường máu, HbA1c. Mức đường huyết mục tiêu phụ thuộc vào tình trạng bệnh của bác, thường là: Đường huyết lúc đói 90 - 130 mg/dL, HbA1c dưới 7%.

    - Rửa chân bằng xà bông nhẹ. Lau khô cẩn thận, đặc biệt giữa kẽ ngón chân. Sau đó, bôi kem dưỡng ẩm nếu thấy da bàn chân bị khô (lưu ý không bôi vào kẽ ngón chân).

    - Kiểm tra bàn chân hàng ngày. Nếu có vết chai chân, mụn nước, vết cắt, vết trầy xước hoặc vết loét..., phải đi khám ngay tại khoa nội tiết - đái tháo đường. Khi bàn chân bị tổn thương, phải giữ sạch sẽ, tránh tỳ đè làm tăng áp lực vùng tổn thương.

    - Tránh ngâm chân lâu trong nước. Nếu ngâm nước ấm, cần nhờ người nhà kiểm tra nhiệt độ trước để tránh bị bỏng.

    - Luôn đi tất, nên sử dụng tất làm bằng sợi cotton.

    - Chọn giày dép thích hợp, không đi giày chật, giày có mũi nhọn vì có thể vô tình cọ xát gây vết thương ở chân.

    - Học cắt móng chân đúng cách (cắt theo chiều ngang) để tránh móng chân mọc quặp.

    - Vận động thường xuyên và massage chân để tăng cường tuần hoàn và làm cơ bàn chân khỏe hơn.

    - Không hút thuốc lá và hạn chế tiếp xúc với khói thuốc. Khói thuốc lá làm tổn thương các mạch máu nuôi dưỡng bàn chân.

    Cùng với thuốc tiểu đường, bạn tìm hiểu cho bố sử dụng thêm TPBVSK Hộ Tạng Đường. Đây là sản phẩm chuyên biệt cho biến chứng tiểu đường, giúp bảo vệ mạch máu và các tế bào thần kinh, tăng lưu thông máu dưới chân nên rất hiệu quả trong việc phòng ngừa biến chứng bàn chân. Bạn có thể xem thêm kinh nghiệm điều trị biến chứng chân tiểu đường trong bài viết sau:

    https://bienchungtieuduong.vn/chia-se/chu-quan-voi-benh-dai-thao-duong-co-the-gay-hoai-chi.html

    Chúc bạn sức khỏe!

Câu hỏi chuyên gia