Đứng trước nguy cơ di truyền cho con & những ảnh hưởng đến sinh lý của tiểu đường, nhiều cặp vợ chồng lo lắng “Bị bệnh tiểu đường có sinh con được không?”. Tin tốt là nếu hiểu rõ những rủi ro khi bị bệnh tiểu đường, tất cả người bệnh, dù đàn ông hay phụ nữ, đều có thể sinh con khỏe mạnh bình thường.
Vợ chồng bị tiểu đường vẫn có thể sinh con và sinh con khỏe mạnh.
Bác sĩ Nguyễn Huy Cường, nguyên Phó trưởng khoa Đái tháo đường tại Bệnh viện Nội tiết Trung ương khẳng định: nam giới bị bệnh tiểu đường vẫn có thể có con như những người đàn ông khỏe mạnh. Tuy nhiên, nếu bản thân hoặc chồng mình mắc bệnh, bạn cần chú ý chăm sóc sức khỏe vì bệnh tiểu đường có thể ảnh hưởng đến sinh lý và di truyền cho con.
Bệnh tiểu đường có thể ảnh hưởng đến sinh lý nam giới theo nhiều cách khác nhau. Chẳng hạn như giảm hormone testosterone, khó xuất tinh… Thế nhưng phổ biến nhất phải nhắc đến biến chứng rối loạn cương. Theo thống kê, có khoảng 50 - 70% nam giới mắc tiểu đường sau 3 - 5 năm sẽ có những biến chứng này.
Bình thường, dương vật của nam giới sẽ cương cứng được khi có tín hiệu thần kinh từ não bộ chỉ huy khiến máu bơm đầy vào thể hang. Nhưng ở người bệnh tiểu đường, đường huyết cao tạo ra nhiều chất oxy hóa làm gián đoạn quá trình này. Cụ thể hơn, những chất oxy hóa ngăn cản tín hiệu thần kinh từ não bộ đến dương vật, đồng thời khiến các mạch máu bị chít hẹp. Máu khó đến thể hang sẽ khiến người bệnh khó cương cứng hơn bình thường. Về lâu dài có thể ảnh hưởng đến khả năng sinh con của họ.
Nam giới mắc tiểu đường dễ bị biến chứng rối loạn cương.
Xem thêm: Rối loạn cương dương ở người bệnh tiểu đường
Một lý do khác khiến nam giới bị tiểu đường lo lắng về việc sinh con là vì nguy cơ di truyền bệnh sang con. Tỷ lệ di truyền này sẽ thay đổi tùy theo loại tiểu đường mà người đó mắc phải.
- Nếu người bố mắc tiểu đường tuýp 1: Khả năng di truyền khoảng 6%.
- Nếu người bố mắc tiểu đường tuýp 2: Khả năng di truyền sang con là 14%.
Tỷ lệ di truyền hay những biến chứng về sinh lý do tiểu đường gây ra đều có thể phòng ngừa và cải thiện được. Điều quan trọng là bạn hiểu mình có rủi ro gì và biết cách tác động vào nguyên nhân sinh ra những rủi ro đó.
Đừng ngần ngại gọi cho chuyên gia để được tư vấn giải pháp khắc phục vấn đề sinh lý của bệnh tiểu đường hiệu quả!
Tương tự như đàn ông, tất cả phụ nữ mắc tiểu đường tuýp 2, tuýp 1 hay tiểu đường thai kỳ đều có thể sinh con khỏe mạnh. Nếu biết cách kiểm soát đường huyết tốt trước và trong khi mang thai, bạn sẽ tránh được các biến chứng cho cả bản thân và con yêu của mình.
- Biến chứng với mẹ: Phụ nữ bị tiểu đường khi mang thai có nguy cơ bị tiền sản giật cao hơn 3 lần so với những thai phụ khỏe mạnh. Bên cạnh đó, nguy cơ bị đa ối, phải mổ lấy thai, xuất huyết, mắc các bệnh về mắt hay thận sau sinh cũng tăng.
- Biến chứng cho thai nhi: Thai nhi có mẹ bị tiểu đường có nguy cơ bị sẩy, bị dị tật, hạ đường huyết, hạ canxi máu hay suy hô hấp sau sinh cao hơn.
Tỷ lệ biến chứng sẽ giảm rất nhiều nếu mẹ bầu kiểm soát tốt đường huyết trong thai kỳ.
- Nếu mẹ mắc tiểu đường tuýp 1: khoảng 4% con bị di truyền bệnh.
- Nếu mẹ mắc tiểu đường tuýp 2 hoặc tiểu đường thai kỳ: Tỷ lệ di truyền bệnh cho con rơi vào khoảng 14%, tương đương như nam giới mắc bệnh.
Tỷ lệ biến chứng và khả năng di truyền bệnh tiểu đường cho con đều có thể thay đổi nếu người mẹ kiểm soát tốt đường huyết đồng thời giúp bé xây dựng một lối sống lành mạnh để giảm nguy cơ mắc bệnh.
Để sinh con khỏe mạnh, các cặp vợ chồng bị bệnh tiểu đường hãy áp dụng ngay các biện pháp dưới đây:
Nam giới mắc bệnh tiểu đường cần phòng ngừa sớm các biến chứng của bệnh lên sinh lý để tránh ảnh hưởng đến khả năng có con. Các cách phòng ngừa bạn có thể áp dụng là:
- Ăn uống khoa học, tập luyện thường xuyên.
- Bỏ hút thuốc, hạn chế rượu bia.
- Dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ: Bạn không nên tự mua các thuốc cường dương khi chưa được bác sĩ kê đơn. Bởi những thuốc này dùng không đúng cách có thể gây nhờn thuốc, không xử lý tận gốc nguyên nhân bệnh. Nhiều người có vấn đề về tim mạch dùng thuốc cường dương có thể khiến bệnh tình nặng hơn.
- Sử dụng thảo dược chống biến chứng: Nhiều bằng chứng nghiên cứu cho thấy các thảo dược như Mạch Môn, Hoài Sơn, Nhàu… giúp bảo vệ mạch máu và thần kinh, nhờ đó có thể hỗ trợ phòng ngừa và cải thiện biến chứng sinh lý cho người tiểu đường hiệu quả.
Là một người đã từng lao đao vì biến chứng rối loạn cương của bệnh tiểu đường, ông Nhan Thiên Trang (Pleiku - Gia Lai) chia sẻ: “Được biết Viện thực phẩm chức năng đã kết hợp Mạch Môn, Hoài Sơn, Nhàu… trong TPBVSK Hộ Tạng Đường, tôi đã mua về dùng. Từ ngày uống thêm Hộ Tạng Đường, tình trạng “trên bảo dưới không nghe” chuyển biến tích cực hẳn. Giờ đây, đời sống vợ chồng của tôi rất viên mãn. Sức khỏe cả trong lẫn ngoài đều tốt.”
Ông Nhan Thiên Trang chia sẻ về hành trình tìm lại bản lĩnh đàn ông.
Không có niềm vui nào sánh bằng việc cải thiện được sinh lý, lấy lại niềm vui trong cuộc sống nhờ giải pháp đơn giản từ sản phẩm thảo dược. Bạn đừng ngần ngại gọi ngay đến dược sĩ của chúng tôi để được tư vấn cụ thể hơn về liệu trình sử dụng Hộ Tạng Đường cải thiện sinh lý
Xem thêm: Chia sẻ của người tiểu đường đã sử dụng TPBVSK Hộ Tạng Đường
Người mẹ bị tiểu đường hoặc tiểu đường thai kỳ có thể sinh con khỏe mạnh bằng cách áp dụng các biện pháp dự phòng sau:
- Trước khi bắt đầu có kế hoạch sinh con, nên giữ HbA1c < 6.5% (nếu mới mắc) < 7 % (nếu mắc lâu) , đường huyết khi đói dưới 7 mmol/l, sau ăn 2h < 10 mmol/l
- Thường xuyên thăm khám sức khỏe định kỳ để phát hiện những bất thường về sức khỏe có thể ảnh hưởng đến khả năng có con. Nếu trước thai kỳ bạn không bị tiểu đường hay tiền tiểu đường, bạn nên đi kiểm tra đường huyết vào tuần 24 - 28 để kiểm tra nguy cơ tiểu đường thai kỳ.
- Duy trì lối sống khoa học: Bạn nên ăn nhiều rau xanh, hạn chế bớt chất béo. Nếu được, nên chia nhỏ bữa ăn thành 5 bữa/ngày, bữa phụ bạn có thể ăn trái cây hoặc uống sữa ít đường. Ngoài ra, bạn nên tập thể dục 15 - 30 phút mỗi ngày nhưng nên chọn bài tập nhẹ nhàng như đi bộ hay yoga cho bà bầu.
- Dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ: Phụ nữ mang thai bị tiểu đường thường được kê đơn lnsulin nếu đã thay đổi lối sống không nhưng không hiệu quả. Ngoài lnsulin, bạn cũng có thể được chỉ định met-formin. Một số nghiên cứu gần đây cho thấy, loại thuốc này không gây hại cho thai phụ và thai nhi.
Tất cả mọi người, kể cả người bệnh tiểu đường đều có thể có những đứa con khỏe mạnh. Vì vậy, đừng quá lo lắng “bị bệnh tiểu đường có sinh con được không?”. Nếu kiểm soát tốt đường huyết và áp dụng các biện phòng ngừa biến chứng, bạn sẽ sớm được nói lời chào với con yêu của mình.
Tham khảo: webmd.com, joslin.org, pregnancybirthbaby.org.au
(*) Thực phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.