Người bệnh tiểu đường giống như một ngôi nhà bằng giấy, còn biến chứng tiểu đường type 2 lại như một mồi lửa sẵn sàng thiệu rụi ngôi nhà đó. Nếu không chủ động phòng ngừa các biến chứng, người tiểu đường sẽ mất đi cuộc sống có ý nghĩa, thậm chí là nhiều năm tuổi thọ.
Lượng glucose trong máu cao làm tăng nguy cơ phát triển nhiều vấn đề sức khỏe tiêu cực, như: Tổn thương tim mach, thận, mắt, hệ thống thần kinh,… Các tổn thương này chính là biến chứng tiểu đường type 2. Tình trạng đường huyết càng không được kiểm soát trong thời gian dài, càng làm tăng nguy cơ mắc biến chứng. Tuy nhiên, có một tin tốt là: Chỉ cần thực hiện đầy đủ một số bước phòng bệnh sau, bạn hoàn toàn có thể yên tâm sống vui sống khỏe với bệnh tiểu đường.
Theo Viện Tim mạch, Phổi và Máu Hoa Kỳ, người tiểu đường type 2 có nguy cơ bị nhồi máu cơ tim cao tương đương với những người đã từng bị nhồi máu cơ tim. Bệnh tiểu đường và các vấn đề về tim mạch có liên quan mật thiết với nhau, bởi tình trạng đường huyết cao thường kéo theo các rối loạn khác, trong đó có mỡ máu và huyết áp cao.
Chính vì vậy, ổn định đường huyết, kiểm soát huyết áp, cải thiện tình trạng rối loạn mỡ máu và ngưng hút thuốc lá, sẽ giúp người bệnh hạn chế nguy cơ biến chứng của bệnh tiểu đường type 2 tổn thương đến tim mạch.
Xem thêm: Chế độ dinh dưỡng khi mắc biến chứng tim mạch của bệnh tiểu đường
Hầu hết các ca đột quỵ đều xuất phát từ việc dòng máu lên não bị tắc nghẽn, ứ đọng. Theo Hiệp hội Đột quỵ Quốc gia Hoa Kỳ, tiểu đường type 2 làm tăng nguy cơ đột quỵ lên từ 2 đến 4 lần. Tương tự như biến chứng trên hệ tim mạch, “kiểm soát đường huyết, huyết áp, duy trì cân nặng lý tưởng, vận động thường xuyên, không hút thuốc lá” là cách tốt nhất để hạn chế nguy cơ đột quỵ.
Đột quỵ là biến chứng cực kỳ nguy hiểm của bệnh tiểu đường type 2
Theo Quỹ Thận Quốc gia Hoa Kỳ, khoảng 40% người bệnh tiểu đường type 2 có nguy cơ bị suy thận, và đánh mất khả năng thanh lọc chất thải từ máu. Khi máu lưu chuyển qua hệ thống vi mạch nuối dưỡng cầu thận, các chất thải được giữ lại và loại bỏ khỏi cơ thể qua đường nước tiểu. Quá nhiều đường trong máu gây áp lực lên các cầu thận, ép thận phải làm việc quá công suất. Qua một thời gian dài, các cầu thận quá tải sẽ hoại tử, làm rò rỉ đạm vào nước tiểu. Nếu tình trạng suy thận không được chữa trị kịp thời, người bệnh có thể phải chạy thận nhân tạo hoặc ghép thận để duy trì trạng thái thanh sạch của cơ thể.
Để phát hiện sớm biến chứng tiểu đường type 2 suy thận, người bệnh nên định kỳ xét nghiệm Albumin niệu (xét nghiệm cho biết lượng đạm trong nước tiểu – một dấu hiệu cảnh báo sớm chắc năng thận suy giảm). Ngoài ra để phòng ngừa bệnh lý suy thận hiệu quả, người bệnh cần ăn uống điều độ, vận động thường xuyên, và uống thuốc theo đúng chỉ định của bác sỹ.
Xem thêm: Thực đơn cho người tiểu đường bị biến chứng suy thận
Tiểu đường type 2 có thể gây ra nhiều vấn đề về mắt, từ tăng nhãn áp, đục thủy tinh thể đến bệnh lý võng mạc. Qua thời gian, đường huyết tăng cao làm tổn thương hệ thống vi mạch nuôi dưỡng cầu mắt. Và nếu không được kịp thời điều trị, mọi vấn đề về mắt do biến chứng tiểu đường type 2 đều có thể dẫn đến suy giảm thị lực, và mù lòa. Theo Viện mắt Quốc gia Hoa Kỳ, gần 50% người bệnh tiểu đường type 2 có nguy cơ bị bệnh lý võng mạc.
Để phát hiện sớm biến chứng mắt tiểu đường type 2, người bệnh cần thường xuyên khám mắt tại các cơ sở chuyên khoa ít nhất 2 lần mỗi năm.
Đường huyết tăng cao kéo dài không kiểm soát có thể làm tổn thương nghiêm trọng hệ thống thần kinh (ngoại biên và tự chủ). Khoảng 50% người bệnh tiểu đường bị biến chứng thần kinh ngay tại thời điểm chẩn đoán bệnh, với các triệu chứng như: tê bì, châm chích, bỏng rát tay chân, đôi khi mất cảm giác đau đớn, nóng, lạnh,…
Giữ lượng đường ở mức phù hợp giúp người bệnh kiểm soát biến chứng thần kinh của bệnh tiểu đường type 2 và các triệu chứng khó chịu của nó. Khi đã bị biến chứng thần kinh, người bệnh nên thường xuyên trò chuyện với bác sỹ để kịp thời phát hiện những vấn đề tiêu cực, hạn chế nguy cơ đoạn chi.
Bạn đang có biểu hiện tê bì chân tay, châm chích, nóng rát gan bàn chân? Hãy điều trị ngay để tránh nguy cơ cắt cụt chân! Gọi tới đường dây nóng để được tư vấn!
Vì hệ lụy của biến chứng thần kinh, người bệnh tiểu đường có nguy cơ bị nhiễm trùng rất cao, bởi họ không có khả năng cảm nhận được đau đớn khi bị thương, để kịp thời xử lý chúng. Vì vậy, kiểm tra bàn chân mỗi ngày và thông báo tình hình cho bác sỹ nếu thấy dấu hiệu bất thường, như là các vết đỏ hoặc phù nề, là cần thiết để phòng ngừa nguy cơ nhiễm trùng, đoạn chi.
Biến chứng tiểu đường trên hệ tiêu hóa gây chán ăn, buồn nôn, chướng bụng
Các vấn đề về tiêu hóa do biến chứng tiểu đường type 2 là hệ lụy tất yếu của bệnh lý thần kinh tự chủ. Dấu hiệu của biến chứng này là: cảm giác chướng bụng, ăn không ngon, buồn nôn, và nôn.
Để giảm bớt cảm giác khó chịu của biến chứng này, người bệnh tiểu đường nên ăn thành các bữa nhỏ và có thể sử dụng thuốc theo chỉ định của bác sỹ.
Trên đây là các biến chứng của bệnh tiểu đường type 2 bạn có thể gặp phải nếu không chủ động phòng ngừa. Để không bao giờ mắc các biến chứng này, bạn cần kiểm soát tốt đường huyết và bổ sung các chất chống oxy hóa cho cơ thể để bảo vệ mạch máu, ngừa biến chứng tại các cơ quan đích như tim, mắt, thận, thần kinh và hệ tiêu hóa...
Biến chứng tiểu đường là quy luật tất yếu của bệnh tiểu đường, cho dù ổn định đường huyết thì bạn vẫn có nguy cơ mắc biến chứng. Vì vậy, sử dụng sớm Tpcn Hộ Tạng Đường là cách hiệu quả để phòng ngừa và cải thiện hiệu quả các biến chứng của bệnh tiểu đường. Hộ Tạng Đường là giải pháp chuyên biệt cho biến chứng tiểu đường được tin dùng từ năm 2008, xem thêm về sản phẩm TẠI ĐÂY.
Tham khảo: https://www.everydayhealth.com/hs/type-2-diabetes-treatment-diet-exercise/diabetes-complications-you-can-avoid-pictures/