Tim đập nhanh ở người tiểu đường là triệu chứng của bệnh gì?

Triệu chứng tim đập nhanh ở người tiểu đường có thể là dấu hiệu cảnh báo biến chứng thần kinh tự chủ, rung nhĩ hoặc nhiều bệnh lý tim mạch nguy hiểm khác. Nếu không điều trị kịp thời, người bệnh sẽ phải đối diện với nguy cơ đột quỵ, thậm chí tử vong.

Nhịp tim nhanh ở người tiểu đường rất nguy hiểm.

Nhịp tim nhanh ở người tiểu đường rất nguy hiểm.

Nhịp tim bình thường của người trưởng thành khỏe mạnh là 60 - 100 nhịp/phút. Nhịp tim nhanh là khi tim đập trên 100 nhịp/phút. Có khá nhiều người bệnh tiểu đường bị tim đập nhanh với các biểu hiện đặc trưng như đánh trống ngực, mạch nhanh, cảm giác tim rung lên trong lồng ngực, khó thở, đau ngực, chóng mặt... Tuy nhiên hầu hết đều không biết đó là hậu quả của bệnh tiểu đường.

Nguyên nhân khiến người tiểu đường bị tim đập nhanh

Triệu chứng tim đập nhanh có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau. Nhưng với người bệnh tiểu đường, tim đập nhanh thường do biến chứng thần kinh tự chủ, rung nhĩ hoặc một số biến chứng tim mạch khác. Hệ thần kinh tự chủ là một phần của hệ thần kinh ngoại vi, có vai trò điều khiển hoạt động của các cơ quan nội tạng, trong đó có nhịp tim. Khi bị tiểu đường, đường huyết cao sẽ gây tổn thương hệ thần kinh này khiến người bệnh bị tim đập nhanh lúc nghỉ ngơi. Ngoài ra, bạn có thể gặp một số triệu chứng khác như: hạ huyết áp tư thế đứng (), nuốt nghẹn, rối loạn tiêu hóa, ợ chua, da khô ngứa, rụng lông, bí tiểu, rối loạn kinh nguyệt hay rối loạn cương dương...

Xem thêm: Rối loạn cương do biến chứng tiểu đường

- Biến chứng thần kinh tự chủchoáng váng, hoa mắt khi đứng lên - Rung nhĩ : Người bệnh tiểu đường có nguy cơ rung nhĩ cao hơn 40% so với người bình thường. Nguyên nhân có thể do quá trình stress oxy hóa (xuất phát từ tình trạng đường huyết tăng cao kéo dài) khiến tâm nhĩ bị xơ hóa, gây rối loạn hệ thống dẫn truyền tín hiệu điện tại đây hoặc ảnh hưởng gián tiếp qua hệ thần kinh tự chủ. - Các biến chứng tim mạch khác: Chủ yếu là bệnh động mạch vành (mạch máu nuôi tim). Tiểu đường khiến mạch vành bị xơ vữa làm máu khó lưu thông. Tim buộc phải co bóp nhanh hơn để đảm bảo đủ lượng máu đi nuôi cơ thể. Điều này sẽ gây tăng nhịp tim.

Ngoài những nguyên nhân trên, người tiểu đường còn có thể bị tim đập nhanh do hạ đường huyết. Khi này, bạn sẽ có thêm các triệu chứng khác như vã mồ hôi, run chân tay, đói, mệt, hoa mắt…

Đừng ngần ngại gọi cho chúng tôi nếu bạn đang gặp triệu chứng tim đập nhanh để được chuyên gia tư vấn cách giảm nhịp tim hiệu quả.

Điện thoại

Tim đập nhanh khi nghỉ ngơi cảnh báo biến chứng thần kinh tự chủ của bệnh tiểu đường

Tim đập nhanh khi nghỉ ngơi cảnh báo biến chứng thần kinh tự chủ của bệnh tiểu đường.

Tim đập nhanh ở người tiểu đường có nguy hiểm không?

Người tiểu đường có triệu chứng tim đập nhanh sẽ phải đối mặt với nhiều rủi ro nguy hiểm. Theo một số nghiên cứu, nguy cơ tử vong ở đối tượng này tăng 15 - 25% so với người chỉ bị một bệnh. Bên cạnh đó, người bệnh cũng sẽ dễ gặp các biến cố về tim mạch như:

- Cục máu đông. - Đột quỵ. - Nhồi máu cơ tim. - Suy tim. - Ngừng tim.

Vì vậy, nếu triệu chứng đập nhanh khi nghỉ ngơi hoặc kèm hồi hộp, khó thở… xảy ra thường xuyên, bạn cần nhanh chóng tới bệnh viện thăm khám. Tại đây, bạn sẽ được làm điện tâm đồ, siêu âm tim… để biết nguyên nhân gây tim đập nhanh, từ đó có cách điều trị phù hợp.

Cách giảm tim đập nhanh cho người bệnh tiểu đường

Nhịp tim nhanh do hạ đường huyết có thể giảm nhanh chóng bằng cách ăn vài chiếc kẹo hay uống nước đường. Tuy nhiên, nếu tim đập nhanh xuất phát từ các nguyên nhân khác, bạn sẽ cần áp dụng nhiều biện pháp hơn để làm tim đập chậm lại.

Cách giảm nhịp tim nhanh tức thời

- Ho mạnh. - Làm ướt mặt bằng nước lạnh. - Hít sâu thở chậm. - Thực hiện nghiệm pháp Valsalva: ngậm miệng, bịt mũi, hít thật sâu rồi ép hơi thở ra thật mạnh nhưng không cho hơi thoát ra. Giữ trạng thái đó trong 5 giây sau đó thở ra từ từ.

Hướng dẫn thực hiện nghiệm pháp Valsalva.

Những biện pháp này đều có tác dụng thư giãn dây thần kinh phế vị (khi dây thần kinh này bị kích thích sẽ gây tăng nhịp tim) nên giúp tim đập chậm lại. Tuy nhiên hiệu quả của chúng khá ngắn nên bạn vẫn cần áp dụng các biện pháp ổn định nhịp tim lâu dài dưới đây.

Cách giảm nhịp tim nhanh lâu dài

Để giữ nhịp tim ổn định lâu dài, bác sĩ có thể sẽ chỉ định thêm cho bạn 1 số thuốc giảm nhịp tim. Phổ biến nhất là thuốc chẹn beta giao cảm (áp dụng cho cả trường hợp tim đập nhanh do biến chứng thần kinh tự chủ và rung nhĩ), thuốc chẹn kênh calci (dùng cho trường hợp rung nhĩ). Tuy nhiên, khi dùng bạn lưu ý tránh đứng dậy đột ngột vì các thuốc này có thể gây hạ huyết áp tư thế đứng.

Bên cạnh đó, bạn cũng cần giữ tâm trạng thoải mái, hạn chế căng thẳng để giảm tần suất xuất hiện cơn nhịp nhanh. Bạn nên bổ sung thêm các thực phẩm giàu chất điện giải (táo, cam, hạnh nhân, sữa, hải sản…) để ổn định nhịp tim, thực phẩm chống viêm (rau lá xanh, trái cây tươi, cá…) để giảm xơ vữa mạch.

Có nhiều thảo dược hỗ trợ giảm tim đập nhanh ở người tiểu đường.

Có nhiều thảo dược hỗ trợ giảm tim đập nhanh ở người tiểu đường.

Nhiều nghiên cứu cho thấy, những thảo dược như Hoài SơnMạch môn, Câu kỷ tử, Nhàu… có khả năng bảo vệ thần kinh tự chủ, chống lại quá trình stress oxy hóa, đồng thời giảm cholesterol máu để ngăn ngừa xơ vữa mạch. Vì vậy, sử dụng thêm các thảo dược này cũng là giải pháp giúp người bệnh tiểu đường cải thiện triệu chứng tim đập nhanh tốt hơn và  giảm nguy cơ gặp phải các biến cố tim mạch khác.

Trong những năm gần đây, các thảo dược Mạch Môn, Hoài Sơn, Câu kỷ tử, Nhàu đã được sản xuất dưới dạng Tpbvsk Hộ Tạng Đường. Đây là sản phẩm chuyên biệt cho biến chứng tiểu đường, giúp phòng và cải thiện biến chứng hiệu quả.

Thực tế, đã có rất nhiều người bệnh tim mạch đã cải thiện sức khỏe sau vài tháng sử dụng thêm Hộ Tạng Đường cùng thuốc điều trị. Điển hình như trường hợp bà Vũ Thị Thanh Luyên (Miếu Hai Xã, Hải Phòng). Trước đây bà từng bị nhồi máu cơ tim hai lần phải cấp cứu. Thế nhưng sau khi dùng thêm tpbvsk Hộ Tạng Đường thì bà đã cảm thấy sức khỏe tốt hơn: “Người tôi đỡ mỏi mệt. Ngay cả triệu chứng tê, ngứa ở ngón chân cũng giảm. Nhiều lúc tôi cảm thấy sức khỏe của mình như người bình thường chưa từng can thiệp tim mạch.”

Chia sẻ của bà V. T. T. Luyên về tpbvsk Hộ Tạng Đường.

Thay vì lo lắng khi bị rối loạn nhịp tim hay tim bỏ nhịp, bạn nên bình tĩnh dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ kết hợp với việc nghỉ ngơi và tập luyện điều độ. Khi áp dụng các cách làm giảm nhịp tim đập nhanh, bạn sẽ không còn phải lo lắng về các vấn đề tim mạch của mình nữa.

Xem thêm: Đánh giá của chuyên gia và người bệnh về tác dụng của TPBVSK Hộ Tạng Đường?

Tham khảo:

http://care.diabetesjournals.org/content/26/5/1553

https://www.diabetesselfmanagement.com/diabetes-resources/definitions/arrhythmia/

https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/tachycardia/symptoms-causes/syc-20355127

https://www.wikihow.com/Slow-Your-Heart-Rate-Down

http://www.diabetesincontrol.com/elevated-resting-heart-rate-mortality-risk/

http://www.timmachhoc.vn/vi/tong-quan-cac-van-de-tim-mach-hoc/1485-vai-tro-cua-dai-thao-duong-trong-roi-loan-nhip-tim.html