Sống chung với căn bệnh tiểu đường (đái tháo đường) type 2 là một thử thách đối với người bệnh, đặc biệt là nữ giới. Cuộc đời người phụ nữ phải trải qua nhiều giai đoạn khác nhau như mang thai, nuôi con nhỏ, mãn kinh… và tiểu đường đã làm cho cuộc sống của họ càng trở nên phức tạp, khó khăn hơn nhiều lần.
Tiểu đường là căn bệnh có thể gây tổn thương cơ thể bằng những biến chứng nguy hiểm nếu không được điều trị hiệu quả. Dưới đây là những nguy cơ trong từng giai đoạn cuộc đời mà người phụ nữ mắc bệnh sẽ phải đối mặt.
So với nam giới, phụ nữ bị tiểu đường dễ mắc bệnh tim và nguy cơ tử vong lớn hơn. “Không ai biết chắc chắn lý do tại sao hệ tim mạch của người phụ nữ lại nhạy cảm hơn so với nam giới khi họ cùng bị bệnh tiểu đường. Nhưng nó có thể liên quan đến nồng độ hormon sinh dục và lối sống khác nhau giữa hai giới”. Cassandra Henderson – chuyên gia về bệnh tiểu đường phát biểu.
Do đó, nếu bạn mắc tiểu đường type 2, bạn cần theo dõi huyết áp thường xuyên. Bởi vì huyết áp cao chính là thủ phạm làm tăng nguy cơ mắc biến chứng tim mạch, thận và các bệnh về mắt. Quản lý tốt đường huyết bằng thuốc và chế độ ăn, lối sống lành mạnh, chỉ số cholesterol sẽ giúp ngăn ngừa nguy cơ tim mạch.
Phụ nữ bị tiểu đường dễ mắc biến chứng tim mạch hơn so với nam giới
Để có thể chung sống khỏe mạnh cùng bệnh, ngoài chế độ ăn, tập luyện, dùng thuốc, bạn hoàn toàn có thể sử dụng thêm các sản phẩm hỗ trợ, chẳng hạn như Tpcn Hộ Tạng Đường. Để biết thêm thông tin chi tiết, bạn hãy gọi cho chúng tôi qua số: 0904.904.660 (trong giờ hành chính)
Trước kia, tiểu đường type 2 thường phát triển sau 40 tuổi. Nhưng những năm gần đây, xu hướng những người trẻ bị bệnh ngày càng nhiều hơn, chủ yếu liên quan đến chế độ ăn, béo phì. Điều đó đồng nghĩa là, có một số lượng phụ nữ bị bệnh tiểu đường trong độ tuổi sinh sản (18 – 35 tuổi).
Bạn phải lên một kế hoạch chi tiết nếu muốn mang thai khi bị bệnh tiểu đường. Sẽ thật cần thiết nếu bạn hỏi ý kiến bác sĩ về những gì cần làm, đây sẽ là bước đệm quan trọng để đảm bảo sức khỏe của cả hai mẹ con trong thai kỳ. Bởi vì, nếu đường huyết tăng cao trong thời kỳ mang thai, đứa trẻ khi sinh ra có nguy cơ bị dị tật bẩm sinh, hạ đường huyết, thai quá to và mang nhiều khả năng bị tiểu đường type 2 trong tương lai.
Nói đến ảnh hưởng của bệnh tiểu đường tới đời sống tình dục, mọi người sẽ nghĩ ngay đến biến chứng rối loạn cương ở nam giới, nhưng ít ai biết rằng, tình trạng này cũng làm ảnh hưởng nghiêm trọng tới chị em.
Một nghiên cứu mang tính đột phát được đăng tải trên tạp chí Diabetes cho biết: có 35% phụ nữ không thể đạt được cực khoái khi quan hệ tình dục và chỉ 6% trong số đó không mắc bệnh tiểu đường. Ngoài ra, phụ nữ bị bệnh tiểu đường còn giảm ham muốn tình dục, không quan tâm đến vấn đề quan hệ tình dục hoặc họ bị đau khi giao hợp.
Nguyên nhân dẫn đến các tình trạng này là do đường huyết tăng cao lâu dài làm tổn thương hệ thống vi mạch nhỏ, cũng như tổn thương các tế bào thần kinh, làm giảm khả năng bôi trơn âm đạo, gây khó khăn hơn khi đạt cực khoái. Bên cạnh đó, môi trường đường cũng rất tiện cho một số loại vi khuẩn, nấm men sinh sôi, làm phụ nữ dễ bị nhiễm nấm men hoặc nhiễm trùng tiết niệu, điều này cũng gây ra các cảm giác không thoải mái khi quan hệ.
Do đó, khi chị em bị bệnh tiểu đường, nếu thấy khó khăn trong chuyện phòng the, đừng giấu diếm mà hãy trao đổi đổi trực tiếp với bác sĩ, cũng như bạn tình để được thông cảm và sẻ chia. Bởi việc không đạt khoái cảm khi quan hệ có thể do đường huyết chưa được kiểm soát tốt và bác sĩ sẽ giúp bạn điều chỉnh lại liều thuốc, chế độ ăn, tập luyện sao cho hợp lý.
Nếu bước vào thời kỳ mãn kinh, phụ nữ mắc bệnh tiểu đường có nguy cơ cao đối diện với rất nhiều biến chứng. Trong giai đoạn này, nồng độ hormon sinh dục thay đổi, người phụ nữ dễ bị mất ngủ là nguyên nhân làm cho đường máu dao động thất thường, khó kiểm soát hơn.
Đường huyết tăng có thể gây ra các triệu chứng giống như thời kỳ mãn kinh, chẳng hạn như thay đổi tâm trạng, dễ mệt mỏi, cáu gắt, bốc hỏa… làm nhầm lẫn với tình trạng hạ đường huyết.
Thời kỳ mãn kinh khiến chị em suy giảm chức năng và ham muốn tình dục, bệnh tiểu đường type 2 cũng tương tự. Chị em có thể tham khảo ý kiến của bác sỹ phụ khoa để tìm ra những giải pháp hiệu quả.
Thời kỳ mãn kinh làm bệnh tiểu đường khó kiểm soát hơn
Bất kỳ ai mắc bệnh tiểu đường đều sẽ phải đối mặt với biến chứng nhiễm trùng. Lượng đường trong máu quá cao là “mồi ngon” cho các vi sinh vật như nấm men, vi khuẩn… phát triển. Nhưng phụ nữ sẽ có nguy cơ cao hơn nam giới.
Nhiễm trùng đường tiết niệu xảy ra khi vi khuẩn xâm nhập từ bàng quang vào niệu đạo và niêm mạc bàng quang. Tình trạng này có thể được điều trị nhanh chóng bằng thuốc kháng sinh theo đơn của bác sĩ.
Nhiễm nấm âm đạo cũng có thể đi kèm với bệnh tiểu đường type 2 ở nữ giới. Chủng nấm này được gọi là candida, sống ở mọi nơi trên thể, những nơi có nhiều nếp gấp da gây bệnh khi có cơ hội. Người bệnh nhiễm nấm cần được điều trị sớm và quản lý tốt đường huyết để phòng ngừa tái phát.
Tiểu đường ảnh hưởng đến hầu hết các cơ quan trong cơ thể. Mỗi giai đoạn khác nhau, người phụ nữ cần có những lưu ý đặc biệt khác nhau để không cho biến chứng tiểu đường có cơ hội tấn công.
Nguồn: http://www.webmd.boots.com
--------------------------------------------------------------------------
Thông tin tham khảo: Tpcn Hộ Tạng Đường – Giải pháp hỗ trợ điều trị và phòng ngừa biến chứng tiểu đường, đồng thời hỗ trợ điều hòa đường huyết, giảm cholesterol
Tiểu đường ảnh hưởng đến thời kỳ mang thai như thế nào?