Tiểu đường tuýp 2 là bệnh rối loạn chuyển hóa, xảy ra khi tế bào giảm đáp ứng với hormone lnsulin của tuyến tụy, khiến glucose nằm lại trong máu thay vì vào tế bào để tạo năng lượng. Căn bệnh này đang đặt ra gánh nặng cho ngành y tế bởi số người mắc phải ngày càng gia tăng. Vậy thực sự tiểu đường tuýp 2 là nặng hay nhẹ và làm cách nào để có thể sống lâu hơn khi có bệnh?
Theo chuyên gia Nội tiết và Đái tháo đường Thái Hồng Quang, không có một định nghĩa chính xác về mức độ nặng hay nhẹ hay nguy hiểm của bệnh tiểu đường. Tuy nhiên, chúng ta có thể sơ bộ đánh giá, trường hợp nào bị nhiều biến chứng có nghĩa là bệnh tiểu đường đang nặng lên và trở nên nguy hiểm hơn.
Một số biến chứng thường gặp ở người bệnh tiểu đường tuýp 2:
- Biến chứng về mắt của bệnh tiểu đường: Nồng độ đường trong máu cao làm tổn thương mạch máu và dây thần kinh vùng đáy mắt, từ đó gây ra biến chứng võng mạc, đục thủy tinh thể hoặc tăng nhãn áp. Người bệnh ban đầu có thể chỉ bị mờ mắt, đau nhức hốc mắt… nhưng lâu dài có thể dẫn đến mất thị lực vĩnh viễn.
- Tiểu đường biến chứng thận: Đường huyết cao cũng ảnh hưởng đến khả năng lọc của thận. Nếu không được điều trị, người bệnh bị biến chứng thận do tiểu đường có thể phải đối mặt với nguy cơ chạy thận nhân tạo cả đời hoặc thay thận mới.
- Biến chứng thần kinh của tiểu đường: Đây là biến chứng phổ biến nhất của tiểu đường tuýp 2, có thể gián tiếp ảnh hưởng đến toàn bộ cơ quan trong cơ thể. Thường gặp nhất là tình trạng tay chân bị tê ngứa, đau đớn. Nếu nặng hơn, người bệnh có thể bị các vết thương nhỏ mà không phát hiện ra, để tiến triển thành vết loét nhiễm trùng vô cùng nghiêm trọng.
- Tổn thương mạch máu: Nguy cơ bị xơ vữa, chít hẹp mạch máu ở người bệnh tiểu đường rất cao, kéo theo hàng loạt vấn đề về tuần hoàn cũng như bệnh lý tim mạch khác, nguy hiểm nhất là nhồi máu cơ tim và đột quỵ.
Chuyên gia Thái Hồng Quang tư vấn về mức độ nặng nhẹ của tiểu đường type 2
Để giải đáp được câu hỏi này, trước hết phải hiểu được khái niệm của 3 loại tiểu đường kể trên và tác động của nó đến sức khỏe, tuổi thọ của người bệnh.
Tiểu đường tuýp 1 xảy ra do tuyến tụy bị tổn thương vĩnh viễn, không còn khả năng sản xuất lnsulin nữa. Bệnh khởi phát ở người dưới 30 tuổi với các triệu chứng cực kỳ rầm rộ, nên thường bệnh tiểu đường tuýp 1 được phát hiện ngay lập tức. Dạng bệnh này không liên quan đến lối sống. Trung bình người bệnh tiểu đường tuýp 1 bị giảm khoảng 20 năm tuổi thọ.
Tiểu đường tuýp 2 xảy ra do cơ thể bị đề kháng lnsulin mặc dù tuyến tụy vẫn hoạt động bình thường. Các yếu tố về lối sống như lười vận động, ăn uống thiếu khoa học, béo phì khiến nguy cơ mắc tiểu đường tuýp 2 cao hơn. Bệnh thường khởi phát sau 40 tuổi nhưng đang có xu hướng trẻ hóa. Khác với tuýp 1, tiểu đường tuýp 2 chỉ lấy đi trung bình 10 năm tuổi thọ.
Tiểu đường tuýp 3 mới được tìm ra, được định nghĩa là việc não bộ mất đi khả năng tổng hợp lnsulin, kéo theo suy giảm trí nhớ (còn gọi là Alzheimer) ở người lớn tuổi. Tiểu đường tuýp 3 khởi phát sau khi bệnh nhân đã có tuýp 1 hoặc tuýp 2.
Như vậy, tiểu đường tuýp 1, 2 hay tuýp 3 chỉ là phân loại theo nguyên nhân, không đánh giá mức độ nặng nhẹ hay nguy hiểm của bệnh. Quan trọng là bạn có biện pháp phòng ngừa biến chứng và kiểm soát tốt đường huyết, thì dù tuýp nào vẫn có thể sống khỏe.
Tiểu đường tuýp 1, 2 hay 3 không đánh giá bệnh nặng hay nhẹ.
Bạn có thể phát hiện khi nào bệnh tiểu đường tiến triển nặng hơn thông qua một số triệu chứng cảnh báo như:
- Đường huyết tăng cao mà không có dấu hiệu hạ dù vẫn dùng thuốc đều đặn theo chỉ định.
- Chân tay tê bì, nhức trong bắp thịt như côn trùng cắn.
- Mắt mờ dần, nhìn đôi, nhìn ba hoặc có hiện tượng nhìn thấy quầng sáng như cầu vồng.
- Đau tức ngực hoặc cảm giác nặng lực, có thể kèm khó thở, mệt mỏi.
- Dễ bị nhiễm trùng đặc biệt là cơ quan sinh dục.
- Nếu có vết thương hở điều trị lâu lành hoặc ngày càng nghiêm trọng.
Việc phát hiện sớm các dấu hiệu biến chứng sẽ giúp bạn điều trị tốt hơn. Nhưng chủ động phòng ngừa ngay từ giai đoạn biến chứng chưa xuất hiện vẫn là giải pháp tối ưu nhất được nhiều chuyên gia khuyến cáo.
Lựa chọn các sản phẩm từ thảo dược như TPBVSK Hộ Tạng Đường là cách an toàn, hiệu quả để giảm thiểu tác hại của bệnh tiểu đường. Liên hệ tới chuyên gia theo số 0936 057 996 để được tư vấn chi tiết!
Theo các chuyên gia, bí quyết để trì hoãn và giảm thiểu ảnh hưởng của biến chứng bệnh tiểu đường là kết hợp đồng bộ nhiều giải pháp, bao gồm kiểm soát lượng đường trong máu, ăn uống lành mạnh, tăng cường tập thể dục, tuân thủ dùng thuốc, sử dụng các sản phẩm hỗ trợ từ thảo dược...
Người bệnh tiểu đường không phải kiêng khem tuyệt đối một loại thực phẩm nào cả. Tuy nhiên cần cân nhắc số lượng từng loại trong thực đơn, ưu tiên các loại đồ ăn giàu chất xơ, vitamin, protein nạc; hạn chế nhóm tinh bột, đường, mỡ và thịt động vật có màu đỏ.
Để dễ dàng hơn trong việc lên món ăn mỗi ngày, người bệnh có thể tuân theo quy tắc ½. Tức là lấy 1 đĩa lớn tượng trưng cho lượng thực phẩm bạn có thể ăn trong bữa. Để ½ đĩa là rau xanh và hoa quả ít đường; ¼ là protein nạc từ thịt gia cầm bỏ da, cá, sữa ít béo, đậu nành; ¼ còn lại là tinh bột, nên chọn các loại ngũ cốc nguyên hạt như gạo lứt, yến mạch, bánh mì đen,…
Ngoài ra, trong chế độ ăn mỗi ngày có thể bổ sung thêm một số món ăn tốt cho người tiểu đường, chẳng hạn như mướp đắng và các loại rau có độ nhớt như đậu bắp, mồng tơi, rau lang, rau đay,…
Rau có độ nhớt như đậu bắp tốt cho người tiểu đường
Những người bệnh tiểu đường tuýp 2 ở giai đoạn sớm có thể chưa cần phải dùng thuốc tây điều trị mà tập trung điều chỉnh chế độ ăn uống và luyện tập thể dục thể thao trước. Nhưng thuốc vẫn là giải pháp thiết yếu khi lối sống không thể giữ đường huyết ở ngưỡng an toàn hoặc với người đã mắc bệnh nhiều năm với nồng độ glucose trong máu cao. Nếu không dùng thuốc tây, bệnh có thể tiến triển nhanh chóng đến giai đoạn biến chứng tiểu đường.
Hiện nay có nhiều nhóm thuốc điều trị bệnh tiểu đường, tác động đến từng giai đoạn khác nhau của quá trình chuyển hóa đường như giảm hấp thu glucose từ thức ăn vào máu, kích thích tuyến tụy tăng tổng hợp lnsulin, nâng cao hoạt tính lnsulin với tế bào, ngăn ngừa tái hấp thu glucose ở nước tiểu đầu hoặc ức chế sản xuất glucose ở gan.
Tùy theo từng trường hợp cụ thể mà bác sĩ sẽ kê đơn các loại thuốc khác nhau.Người bệnh nên lưu ý sử dụng thuốc đủ liều, đúng giờ, theo dõi chỉ số đường huyết và tái khám định kỳ để điều chỉnh thuốc cho phù hợp.
Trong khi Tây y chú trọng giảm nhanh đường huyết thì Đông Y lại tập trung giúp cơ thể tự cân bằng lại các rối loạn trong cơ thể. Điều này có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong việc phòng ngừa biến chứng. Bởi lẽ, biến chứng không chỉ là hậu quả của đường huyết cao mà trực tiếp hơn, chính những rối loạn chuyển hóa mới là nguyên nhân ảnh hưởng tới toàn bộ các cơ quan trong cơ thể. Nhiều công trình nghiên cứu trên thế giới cũng đã được tiến hành để khẳng định sự đúng đắn khi lựa chọn kết hợp Đông Tây y trong điều trị bệnh tiểu đường.
Kết quả nghiên cứu cho thấy, sử dụng các thảo dược tự nhiên như Nhàu, Câu kỷ tử, Hoài sơn , Mạch môn kết hợp với hoạt chất sinh học acid alpha – lipoic sẽ giúp ngăn ngừa những tổn thương do tiểu đường gây ra trên tim mạch, thận, mặt, thần kinh,…
Để dễ dàng hơn trong việc sử dụng và đảm bảo tối ưu hóa tác dụng của các dược liệu và hoạt chất sinh học kể trên, các nhà khoa học đã nghiên cứu và bào chế ra viên uống thực phẩm bảo vệ sức khỏe Hộ Tạng Đường. Tpbvsk Hộ Tạng Đường là giải pháp hỗ trợ giúp nâng cao hiệu quả ổn định đường huyết, hỗ trợ phòng và cải thiện biến chứng tiểu đường hiệu quả. Đây cũng là lựa chọn đã giúp ông Phan Văn Minh (TP. Tuy Hòa, Phú Yên) phục hồi sức khỏe.
Kiên trì sử dụng Hộ Tạng Đường cùng thuốc Tây của bác sĩ, ông Phạm Văn Minh nhận thấy mình đã đi đúng hướng điều trị khi tình hình sức khỏe đã được cải thiện rõ rệt: “Tôi tăng cân trở lại, ăn uống ngon miệng, vấn đề sinh lý cũng trở lại bình thường… Thậm chí, nhiều người còn nói tôi khỏe hơn cả độ tuổi 66 của mình”.
Ông Phan Văn Minh chia sẻ về hiệu quả của tpbvsk Hộ Tạng Đường
Như vậy, mức độ nặng hay nhẹ của tiểu đường tuýp 2, thậm chí tuýp 1 hay tuýp 3 được quyết định bởi chính bạn. Điều trị tốt, bạn sẽ có thể sống lâu, sống khỏe, tránh được các biến chứng nguy hiểm và làm việc, sinh hoạt gần như bình thường.
Xem thêm:
Bệnh tiểu đường tuýp 2 sống được bao lâu?
Bệnh tiểu đường tuýp 2 có nguy hiểm không?
Nguồn tham khảo: healthline, diabetesselfcaring
* Thực phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh. Đáp ứng của thực phẩm nhanh hay chậm tùy thuộc vào tình trạng bệnh, cơ địa của mỗi người và sự kiên trì trong quá trình sử dụng.