Thực hư công dụng của nồi cơm điện tách đường

Với giá vài triệu đồng, những chiếc nồi cơm điện như ninosun, zojirushi liệu có giúp người tiểu đường giảm đường huyết? Câu trả lời sẽ có trong bài viết sau.

Nồi cơm điện tách đường liệu có tốt như quảng cáo?

Nồi cơm điện tách đường liệu có tốt như quảng cáo?

Thời gian vừa qua, có rất nhiều trang quảng cáo giới thiệu về một loại nồi cơm điện mới có công dụng đặc biệt. Đó là có thể giảm được 20 - 30% lượng đường mà vẫn giữ được phần lớn các chất dinh dưỡng, vitamin, khoáng chất có lợi trong cơm ăn hàng ngày. Vì thế, khi sử dụng loại nồi cơm điện này, người bệnh tiểu đường có thể ăn nhiều cơm hơn mà vẫn giảm được lượng đường trong máu.

Tuy nhiên, theo PGS. TS Phạm Duy Thịnh - Viện công nghệ Sinh học và Thực phẩm, Đại học Bách Khoa Hà Nội, tác dụng thật của các thiết bị này không thực sự tốt như lời quảng cáo.

Nồi cơm điện tách đường hoạt động như thế nào?

Theo PGS Phạm Duy Thịnh, thực tế đúng là có chuyện các nồi cơm như ninosun, zojirushi, nhật bản, grayns hay magic korea… tách được đường như nhiều lời giới thiệu. Nguyên nhân là do cách hoạt động của loại nồi này khác với các nồi cơm điện thông thường.

Cụ thể, trong quá trình nấu, một lượng đường sẽ được hòa tan vào nước. Lượng nước này sẽ được hệ thống thoát nước trong nồi cơm điện tách đường loại bỏ. Chính nhờ nguyên lý gạn nước này, một lượng đường trong cơm sẽ được giảm bớt. Thay vào đó, người nội trợ sẽ phải cho nhiều nước vào gạo hơn bình thường để thiết bị này hoạt động hiệu quả.

Câu hỏi đặt ra là liệu lượng đường được hòa tan vào nước có đủ lớn để giúp người bệnh tiểu đường giảm đường huyết?

Nguyên tắc hoạt động của nồi cơm điện tách đường là gạn bớt một phần nước cơm.

Nguyên tắc hoạt động của nồi cơm điện tách đường là gạn bớt một phần nước cơm.

Dùng nồi cơm điện tách đường có tốt không?

Theo PGS Phạm Duy Thịnh, nồi cơm điện tách đường không tốt cho người tiểu đường như quảng cáo. Bởi trong cơm, hàm lượng đường đơn rất ít, nên dù được hòa vào nước cơm thì cũng không đáng bao nhiêu. Chủ yếu là đường “ẩn” dưới dạng tinh bột. Có nghĩa là phải ăn vào cơ thể, được cơ thể tiêu hóa mới chuyển hóa thành đường và gây tăng lượng đường trong máu.

Bên cạnh đó, việc gạn bỏ một lượng nước cơm, dù không làm mất tất cả các chất dinh dưỡng nhưng vẫn làm giảm một số chất tốt khác, đặc biệt là các vitamin nhóm B. Vậy nên, người ăn cơm từ gạo bị gạn, tách sẽ có nguy cơ bị suy dinh dưỡng, thiếu năng lượng.

Cũng PGS, nhiều người bệnh tiểu đường thường có tâm lý tránh xa cơm gạo. Bởi trong đó có tinh bột, ăn nhiều sẽ tăng lượng đường huyết, khiến bệnh càng trở nên trầm trọng. Tuy nhiên, điều này không hẳn đúng. Nếu ăn với lượng hợp lý thì người bệnh hoàn toàn không cần lo lắng đường huyết sẽ tăng cao.

Giảm đường huyết nhẹ tênh mà chẳng cần kiêng

Mẹo ăn cơm trắng không lo tăng đường máu

Để hạn chế nguy cơ tăng đường huyết khi ăn cơm trắng, bạn nên áp dụng các lưu ý dưới đây:

1. Dùng gạo xát rối: Quá trình xát gạo nếu quá kỹ thì sẽ làm mất nhiều chất xơ, do đó nguy cơ làm tăng đường máu cũng sẽ cao hơn gạo xát rối. Tốt nhất nếu được, bạn nên ăn các loại gạo xát rối sẽ tốt hơn. 2. Ăn vừa phải: Người bệnh tiểu đường không nên nhịn ăn cơm hoàn toàn nhưng cũng không nên ăn quá nhiều. Trung bình thường là 1 - 1.5 bát cơm cho 1 bữa. Tuy nhiên tốt nhất, bạn nên đo đường huyết sau khi ăn cơm 2 giờ để điều chỉnh lượng cơm trong bữa ăn. Nếu đường huyết sau ăn 2h trên 10 mmol/l có nghĩa bạn cần giảm bớt lượng cơm ăn trong bữa sau. 3. Bắt đầu bữa ăn với rau xanh: Chất xơ trong rau củ quả sẽ làm chậm hấp thu đường từ tinh bột, nhờ đó giúp bạn giảm đường máu tốt hơn.

Kết hợp rau xanh cùng cơm trắng sẽ giúp giảm đường máu tốt hơn

Kết hợp rau xanh cùng cơm trắng sẽ giúp giảm đường máu tốt hơn.

4. Ăn xen kẽ cơm trắng với các thực phẩm chứa tinh bột khác: Thay vì ăn cơm trắng trường kỳ, bạn có thể xen kẽ với cơm từ gạo lứt, yến mạch, lúa mì… Những thực phẩm này mặc dù vẫn chứa nhiều tinh bột nhưng chúng có nhiều chất xơ hòa tan hơn.

5. Ăn thành nhiều bữa trong ngày: Việc chia nhỏ bữa ăn, ăn nhiều vào bữa sáng với bữa trưa, ăn ít hơn vào bữa tối, đồng thời xen kẽ 2 - 3 bữa phụ với trái cây, sữa chua hoặc quả hạch cũng giúp bạn vừa giảm đường huyết vừa tránh tụt đường huyết xa bữa ăn.

6. Vận động nhẹ nhàng sau khi ăn: Sau khi ăn 45 - 60 phút, bạn có thể vận động nhẹ nhàng như đi bộ, đứng lên ngồi xuống hoặc làm việc nhẹ nhàng để giúp cơ thể tiêu hóa thức ăn tốt hơn.

7. Bên cạnh việc ăn uống đúng cách, người bệnh nên kết hợp với giải pháp hỗ trợ từ thảo dược để đường huyết ổn định dễ dàng hơn. Nhiều người tiểu đường phản hồi, khi dùng 4 viên/ ngày Viên uống thảo dược Hộ Tạng Đường, họ nhận thấy sự chuyển biến rõ rệt cả đường huyết lúc đói, đường huyết sau ăn và HbA1c.

Hộ Tạng Đường với sự kết hợp của 04 vị dược liệu Câu kỷ tử, Nhàu, Hoài sơn, Mạch môn giúp phục hồi chức năng tuyến tụy để cơ thể tự điều chỉnh lượng đường trong máu. Nhờ đó đường huyết được duy trì một cách ổn định mà không gây hạ đường huyết quá mức. 

Hiệu quả của sản phẩm cũng nhận được sự công nhận của nhiều chuyên gia:

Cố Tiến sĩ, Bác sĩ Lương Lễ Hoàng - Nguyên Chủ tịch hội Đông y TP.HCM nhận xét về hiệu quả của Hộ Tạng Đường trên người bệnh đã sử dụng

Với giá lên tới 5 - 10 triệu đồng cho 1 chiếc nồi cơm điện tách đường, đây không phải là lựa chọn thực sự cần thiết cho người bệnh tiểu đường. Thay vào đó, người bệnh nên chú ý kiểm soát lượng cơm ăn mỗi ngày, kết hợp với chế độ tập luyện, dùng thuốc hay sản phẩm hỗ trợ hợp lý. Đây mới là chiến lược tối ưu nhất để chung sống hòa bình cùng căn bệnh này.

Xem thêm:

Nguyên tắc trong chế độ ăn của người bệnh tiểu đường

Kinh nghiệm dùng thảo dược giúp giảm đường huyết, cải thiện biến chứng