Tê bì châm chích bỏng rát tay chân – cẩn thận biến chứng tiểu đường thần kinh!

Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO), bệnh lý thần kinh là biến chứng tiểu đường nguy hiểm phổ biến nhất, với khoảng 70% người bệnh mắc phải. Đặc biệt, có gần 1 nửa số người tiểu đường đã bị biến chứng thần kinh ngay tại thời điểm chẩn đoán với các triệu chứng tê bì chân tay, khô ngứa da... Biến chứng để lại hậu quả nghiêm trọng như đoạn chi, tàn phế, nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời.

Đọc ngay bài viết dưới đây, để biết chính xác thông tin về 2 hậu quả nghiêm trọng, dấu hiệu cảnh báo sớm và phương pháp điều trị hiệu quả nhanh chóng biến chứng thần kinh tiểu đường.

Vì sao biến chứng tiểu đường ảnh hưởng đến hệ thần kinh? 

Biến chứng thần kinh làm tổn thương một phần hoặc toàn bộ hệ thần kinh của cơ thể người mắc tiểu đường. Tình trạng này diễn ra khi đường huyết tăng cao, quá trình stress oxy hóa và viêm mạn tính diễn ra mạnh mẽ, làm viêm và chít hẹp hệ thống vi mạch dẫn máu nuôi dưỡng các dây thần kinh cơ thể, khiến máu không đến đủ các dây thần kinh. Do đó, các dây thần kinh dần hư hỏng và không thể truyền tải thông điệp đến não và các khu vực khác.

Biến chứng tiểu đường thần kinh có 2 dạng chính là:

  • Biến chứng thần kinh ngoại biên của bệnh tiểu đường: Làm tổn thương hệ thống thần kinh cảm giác, biểu hiện chính là nngười bệnh mất cảm giác đau, nóng, lạnh,... hoặc rối loạn hệ thống thần kinh kiểm soát vận động, di chuyển cơ bắp.
  • Biến chứng thần kinh tự chủ: Làm tổn thương hệ thống thần kinh kiểm soát hoạt động tự chủ như nhịp tim, nhịp thở, tuyến tiết (mồ hôi, dịch tiết)…

Hậu quả của biến chứng tiểu đường trên hệ thần kinh

Co cơ, cứng khớp

  • Xuất hiện ở các ngón tay: Biến chứng thần kinh tiểu đường làm tổn thương các mô liên kết dưới da. Các tổn thương này trở thành sẹo xơ. Các sẹo xơ làm dày lên gân gấp ở lòng bàn tay, khiến bàn tay và các ngón tay bị co rút, cong quặp lại như bàn chân chim, rất khó cử động.

Các ngón tay bị co rút, cong quặp do biến chứng thần kinh của bệnh tiểu đường
Các ngón tay bị co rút, cong quặp do biến chứng thần kinh của bệnh tiểu đường

  • Xuất hiện ở vai: Biến chứng tiểu đường thần kinh khiến khoảng 20% bệnh nhân tiểu đường gặp phải hội chứng khớp vai đông cứng hay co rút khớp vai. Hội chứng này hạn chế gần như hoàn toàn biên độ vận động của khớp vai, nhất là các động tác xoay vai.

Co cơ, cứng khớp ở các ngón tay và vai rất khó phát hiện, do tiến triển âm thầm. Người bệnh tiểu đường không cảm thấy đau cho đến khi ngón tay hoàn toàn cong gập, khớp vai hoàn toàn đông cứng. Lúc này, dù dẫn truyền thần kinh vẫn còn nhưng người bệnh không thể cử động bàn tay và cánh tay, chẳng khác nào một người tàn phế.

Bệnh lý bàn chân

Tổn thương thần kinh do biến chứng tiểu đường thần kinh ngoại biên làm người bệnh mất cảm giác để nhận biết những tổn thương ở chân. Đôi chân người tiểu đường vốn nhạy cảm, dễ nhiễm trùng và khó lành vết thương (vì đường huyết cao hơn bình thường là môi trường lý tưởng cho vi khuẩn sinh trưởng mạnh mẽ). Nên đối với người bệnh tiểu đường, dù ban đầu chỉ là vết xước hoặc vết thương nhỏ xíu ở chân, cũng dễ dàng phát triển thành ổ nhiễm khuẩn, loét rộng, hoại tử và không còn cách nào khác để chữa trị, ngoài biện pháp cắt cụt chi.

Biến chứng thần kinh của bệnh tiểu đường: 1 vết xước cũng dễ đoạn chi

Biến chứng thần kinh của bệnh tiểu đường: 1 vết xước cũng dễ đoạn chi

Hậu quả khác

Ngoài cơ cơ cứng khớp, nhiễm trùng cụt chi, người bệnh biến chứng tiểu đường thần kinh còn có thể mất kiểm soát hoàn toàn hệ thần kinh tự chủ của mình, biểu hiện bằng việc người bệnh sẽ:

  • Rối loạn hệ tim mạch: Tăng nhịp tim khi nghỉ, nhịp tim nhanh liên tục, làm người bệnh luôn cảm thấy bồn chồn, hồi hộp, lo lắng. Ngoài ra rối loạn hệ tim mạch còn dễ khiến người bệnh tụt huyết áp tư thế đứng, thiếu máu cơ tim, nhồi máu cơ tim không đau…
  • Rối loạn hệ tiêu hóa: Khó nuốt, buồn nôn, nôn, đầy hơi, táo bón, tiêu chảy nặng hoặc liệt dạ dày.
  • Rối loạn tuyến mồ hôi: Tiết ít hoặc nhiều mồ hôi hơn mức bình thường, làm da khô (hoặc ẩm) quá mức, gây khô ngứa, nứt nẻ, dày sừng hoặc nấm da ở người bệnh tiểu đường.
  • Mất kiểm soát hệ bài tiết: Khó đi tiểu hoặc muốn đi tiểu liên tục, tiểu không tự chủ.
  • Mất kiểm soát hệ sinh dục: Giảm ham muốn, rối loạn cương ở nam giới; hoặc khô âm đạo, khó đạt cực khoái ở phụ nữ.

Dấu hiệu nhận biết biến chứng thần kinh của bệnh tiểu đường 

Dấu hiệu giai đoạn sớm

  • Thường xuyên bị chuột rút (vọp bẻ) về đêm.
  • Hai bàn chân và ngón chân tê bì, cảm giác như có kiến bò.
  • Hai chân, chủ yếu là bàn chân, giảm cảm giác. Vùng giảm cảm giác có thể lan lên cẳng chân nhưng ít khi vượt qua đầu gối.

Dấu hiệu giai đoạn muộn

  • Hai bàn chân, nhất là gan bàn chân, có cảm giác nóng rát, đau đớn. Cảm giác đau tăng mạnh về đêm. Những cơn đau có thể xuất hiện từng đợt hoặc kéo dài. Việc sử dụng thuốc giảm đau thường không làm giảm triệu chứng đau.
  • Tay hoặc chân mất cảm giác toàn bộ hoặc một phần, khiến người bệnh không nhận biết được các dấu hiệu đau đớn khó chịu, cảnh báo việc dẫm phải vật sắc nhọn, việc bị bỏng do tiếp xúc với nhiệt độ cao...
  • Các khớp xương cổ chân và bàn chân biến dạng, di chuyển khó khăn, đau đớn.

Sai lầm trong điều trị khiến biến chứng tiểu đường thần kinh không được cải thiện

Bàn về phương pháp phòng ngừa và điều trị hiệu quả biến chứng thần kinh tiểu đường, nhiều người bệnh đến thời điểm hiện tại, vẫn tin rằng: “Chỉ cần ổn định đường huyết là biến chứng không đến. Chỉ cần ổn định đường huyết là biến chứng sẽ khỏi”.

Trên thực tế, đây là một quan niệm sai lầm. Theo GS. BS Thái Hồng Quang: “Phòng ngừa và cải thiện biến chứng tiểu đường, không chỉ cần kiểm soát đường huyết, mà còn cần kiểm soát quá trình stress oxy hóa và viêm mạn tính (hệ quả của tình trạng đường huyết tăng cao kéo dài) diễn ra bên trong cơ thể”. Quá trình stress oxy hóa và viêm mạn tính, mới chính là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến biến chứng tiểu đường.

Chỉ ổn định đường huyết không phòng ngừa được biến chứng thần kinh

Chỉ ổn định đường huyết không phòng ngừa được biến chứng thần kinh

Quá trình stress oxy hóa và viêm mạn tính, gây tổn thương tế bào nội mạc hệ thống vi mạch, tạo ra các mảng xơ vữa, gây chít hẹp lòng mạch, làm giảm sự cung cấp máu đến nuôi dưỡng các cơ quan đích. Các cơ quan đích hoạt động lâu ngày trong tình trạng thiếu năng lượng do thiếu máu, sẽ hoại tử và nhanh chóng chết dần. Sự chết dần các cơ quan đích chính là biến chứng tiểu đường.

Tác dụng cải thiện biến chứng thần kinh tiểu đường từ ALA

Hiện nay, ở nhiều nước Châu Âu, Alpha Lipoic Acid (ALA - một chất chống oxy hóa mạnh) được sử dụng rất nhiều trong hỗ trợ điều trị biến chứng thần kinh tiểu đường, cho kết quả rất khả quan. Với 2 ưu điểm tuyệt vời:

  • Có khả năng phục hồi hoạt tính của 4 chất chống oxy hóa đã mất tác dụng là vitamin E, C, coenzym Q10 và Glutathion.
  • Hoạt động tốt ở mọi môi trường (nước + dầu), thẩm thấu tuyệt vời vào mô thần kinh và dễ dàng vượt qua hàng rào máu não.
  • ALA được phong là “vua” của các chất chống oxy hóa. Các nghiên cứu khoa học được thực hiện bởi Viện nghiên cứu bệnh tiểu đường, Đại học Heinrich Heine, Đức; Đại học Thrace, Hy Lạp; Bệnh viện Nhi, Toronto, Canada đã chỉ ra rằng:
  • ALA vừa có khả năng tăng hoạt hóa GluT4 – kênh vận chuyển glucose trên màng tế bào, nhờ đó tăng độ nhạy cảm của insuIin với màng tế bào, làm giảm tình trạng đề kháng insuIin, và ổn định đường huyết.
  • Vừa có khả năng giảm nhanh quá trình stress oxy hóa tế bào, cải thiện lưu lượng máu đến nuôi dưỡng thần kinh, ổn định dẫn truyền thần kinh, từ đó cải thiện tình trạng biến chứng thần kinh tiểu đường.

Hộ Tạng Đường – chuyên biệt cho phòng ngừa, cải thiện biến chứng thần kinh

Hộ Tạng Đường: Sản phẩm chuyên biệt giúp giảm tê bì, châm chíc, bỏng rát tay chân, ngừa đoạn chi do biến chứng tiểu đường

Ở Việt Nam hoạt chất này có trong Thực phẩm chức năng Hộ Tạng Đường và được phối hợp với 4 thảo dược quý, cũng có khả năng ổn định đường huyết (Mạch môn + Hoài sơn), và chống Stress oxy hóa cao (Câu kỳ tử + Nhàu). Chính vì vậy, từ năm 2008, Hộ Tạng Đường được biết đến là sản phẩm chuyên biệt đầu tiên giúp phòng ngùa và hỗ trợ điều trị biến chứng tiểu đường nói chung, và biến chứng thần kinh tiểu đường nói riêng.

Đánh giá về hiệu quả của Hộ Tạng Đường, ThS.BS Nguyễn Huy Cường – Nguyên Phó trưởng khoa Đái tháo đường, Bệnh viện Nội tiết Trung ương nhận định: "Sử dụng sớm Hộ Tạng Đường sẽ giúp giảm biến chứng, nhất là biến chứng tim mạch và biến chứng thần kinh ngoại vi”:

Cũng từ năm 2008, bằng cách ăn uống khoa học, vận động thường xuyên, dùng thuốc điều trị theo đúng chỉ định của bác sỹ kết hợp với sử dụng Hộ Tạng Đường đều đặn mỗi ngày, hàng chục nghìn người biến chứng tiểu đường đã tìm lại được niềm tin với cuộc sống. Tham khảo hành trình điều trị biến chứng tiểu đường cùng Hộ Tạng Đường của nhiều bệnh nhân thực tế sau đây:

♦ Không còn tình trạng khô da, nứt nẻ, dày móng, do biến chứng tiểu đường, đời sống vợ chồng viên mãn hơn nhờ Hộ Tạng Đường:

♦ Niềm vui của người tài xế sau khi đường huyết ổn định, lấy lại thị lực và “bản lĩnh” đàn ông:

♦ Biểu hiện tê bì châm chích ở các đầu ngón tay và ngứa ran bàn tay, mờ mắt nay đã không còn nữa:

♦ Nhờ Hộ Tạng Đường, biến chứng tiểu đường không có cơ hội lấy đi “ánh sáng” của tôi:

♦ Sau 3 - 4 tháng dùng Hộ Tạng Đường, hiện tượng tê bì, châm chích và chuột rút về đêm đã gần như hết hẳn:

 "Thực phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh. Đáp ứng của sản phẩm nhanh hay chậm tùy thuộc vào cơ địa của mỗi người, khả năng kiểm soát đường huyết, sự tuân thủ điều trị, chế độ ăn uống, tập luyện, kiểm soát các bệnh cơ hội, đặc biệt là sự kiên trì trong quá trình sử dụng."

Danh sách bình luận
  • Trần Phong
    Trần Phong
    06:50 17/05/2018
    Mắt nhìn mờ, da khô ngứa và vết thương lâu lành có phải biến chứng thần kinh không? Tôi tiểu đường 10 năm rồi, xin tư vấn hướng điều trị
    • Chuyên gia tư vấn
      Chuyên gia tư vấn
      09:36 17/05/2018
      Chào bạn
      Những triệu chứng bạn đang gặp phải đều là dấu hiệu của biến chứng tiểu đường:
      - Mờ mắt: biến chứng mắt.
      - Da khô ngứa: biến chứng trên da.
      - Vết thương lâu lành: biến chứng nhiễm trùng.
      Nguyên nhân chung của các biến chứng này là do đường huyết cao gây tổn thương mạch máu và hệ thần kinh. Để điều trị, bạn có thể áp dụng các giải pháp sau:
      - Tới bệnh viện thăm khám để bác sĩ cân nhắc dùng thêm thuốc điều trị khác nếu cần (kem bôi giảm ngứa, thuốc chống viêm...).
      - Kiểm soát đường huyết tốt bằng chế độ ăn, tập luyện và dùng thuốc.
      - Vệ sinh vết thương hàng ngày bằng nước muối sinh lý, có thể băng vết thương nhưng không băng quá chặt. Nếu vết thương ở chân, hạn chế tập các bài tập cường độ cao tác động nhiều vào chân thay vào đó bạn có thể thực hiện động tác đạp xe trên không.
      - Chăm sóc da: thoa kem dưỡng ẩm (trừ các kẽ ngón tay, ngón chân, vết thương), hạn chế gãi vào các vùng ngứa, tránh nguy cơ hình thành vết thương mới.
      Ngoài ra, bạn có thể cân nhắc dùng thêm tpbvsk Hộ Tạng Đường. Đây là giải pháp chuyên biệt cho biến chứng tiểu đường hỗ trợ ổn định đường huyết và cải thiện biến chứng. Nhiều người bệnh có cùng triệu chứng như bạn (da khô, mờ mắt...) đã sử dụng và hiện sức khỏe rất tốt. Bạn có thể tham khảo chia sẻ của họ tại đây:https://www.youtube.com/watch?v=4R9x1HQFW9U&list=PLH1LBePZZziJ5-350CYSHxfjKrbcJtVWU
      Về cách chăm sóc vết thương, bạn xem thêm trong bài viết sau: http://bienchungtieuduong.co/bai-viet/thong-tin-benh/loet-ban-chan-do-dai-thao-duong-ac-mong-doan-chi.html
      Thân mến!
  • Bình
    Bình
    01:16 16/05/2018
    Chú bị 10 năm đường huyết 8,2, hba1c 7, Tê hai chân rồi thì điều trị như thế nào? Chú dùng Hộ Tạng Đường có đỡ không?
    • Chuyên gia tư vấn
      Chuyên gia tư vấn
      04:03 16/05/2018
      Chào chú
      Hiện tượng tê bì chân tay của chú khả năng cao là do biến chứng thần kinh ngoại biên. Ở người bệnh tiểu đường, đặc biệt là người bệnh lâu năm, việc đường huyết cao lâu dài sẽ khiến các mạch máu và hệ thần kinh bị tổn thương, các tín hiệu dẫn truyền cũng gián đoạn khiến họ gặp tình trạng chân tay tê bì, thậm chí là mất cảm giác.
      Để cải thiện các triệu chứng này, chú nên áp dụng đồng thời hai giải pháp sau:
      - Kiểm soát đường huyết: các chỉ số của chú hiện tại vẫn hơi cao so với hướng dẫn điều trị chung (đường huyết lúc đói
      - Sử dụng kết hợp với tpbvsk Hộ Tạng Đường: Hộ Tạng Đường đã được nhiều người bệnh tin dùng nhờ tác dụng giúp phòng ngừa và cải thiện biến chứng tiểu đường, đặc biệt là biến chứng thần kinh hiệu quả. Khi sử dụng, chú nên dùng với liều 4 viên/ngày chia 2 lần sáng tối, uống trước ăn 30 phút hoặc sau ăn 1 giờ nhưng cách thuốc Tây khác tối thiểu 30 phút.
      Chú có thể lắng nghe chia sẻ của người bệnh đã dùng Hộ Tạng Đường qua video sau: https://www.youtube.com/watch?v=ynHfyDXYhc8
      Nếu có thắc mắc khác hoặc muốn mua Hộ Tạng Đường, chú có thể gọi trực tiếp tới số dược sĩ tư vấn 0962.326.300 để được hỗ trợ.
      Chúc chú sớm khỏe!
  • Lê Văn Đình
    Lê Văn Đình
    13:12 13/05/2018
    Tôi chưa bị tiểu đường nhưng có biểu hiện tê bì châm chích tay chân có dùng Hộ tạng đường được không?
    • Chuyên gia tư vấn
      Chuyên gia tư vấn
      15:58 13/05/2018
      Chào bạn
      Tê bì châm chích tay chân là một trong những dấu hiệu cảnh báo sớm bệnh tiểu đường. Nhiều trường hợp tiểu đường tiến triển âm thầm gây tổn hại mạch máu, hệ thần kinh nhưng lại ít gây ra các triệu chứng rõ rệt. Do đó, bạn nên xếp thời gian sớm đi thăm khám, xét nghiệm máu để biết chính xác bạn có mắc tiểu đường hay không và nếu không mắc thì nguyên nhân tê bì là gì để có hướng điều trị phù hợp.
      Nếu bạn bị tiểu đường, việc dùng Hộ Tạng Đường là rất thích hợp bên cạnh các giải pháp thay đổi chế độ ăn, tập luyện và dùng thuốc hạ đường huyết. Bởi lẽ, sản phẩm sẽ tạo ra mạng lưới chống oxy hóa mạnh giúp bảo vệ mạch máu và hệ thần kinh, từ đó hỗ trợ cải thiện các triệu chứng điển hình như tê bì châm chích. Nhiều người bệnh cùng triệu chứng như bạn đã dùng và có hiệu quả cao. Bạn có thể xem chia sẻ của họ tại đây:
      https://www.youtube.com/watch?v=ynHfyDXYhc8
      Chúng tôi gửi thêm bài viết chi tiết về chế độ ăn để bạn tham khảo thêm: http://bienchungtieuduong.co/bai-viet/che-do-dinh-duong/loi-khuyen-ve-che-do-an-cho-nguoi-benh-tieu-duong.html
      Chúc bạn sức khỏe!
  • Trung
    Trung
    15:50 11/05/2018
    Tôi bị tiểu đường có biểu hiện tê bì tay chân cảm giác như có kiến bò trên da, đau mắt, nhức hốc mắt thì điều trị thế nào?
    • Chuyên gia tư vấn
      Chuyên gia tư vấn
      18:37 11/05/2018
      Chào bạn
      Những dấu hiệu mà bạn đang gặp phải khả năng cao xuất phát từ biến chứng thần kinh ngoại biên và biến chứng mắt do tiểu đường. Nguyên nhân trực tiếp dẫn đến các biến chứng này là quá trình oxy hóa gây tổn thương mạch máu và hệ thống thần kinh toàn cơ thể. Để điều trị, bạn cần kiểm soát đường huyết tốt bằng chế độ ăn lành mạnh, thuốc và tập luyện. Bạn nên xếp thời gian đi khám mắt và duy trì việc này định kỳ. Mặc dù khi biến chứng mắt chưa nặng, bạn không cần dùng thuốc Tây nhưng thăm khám sẽ giúp bạn phát hiện và điều trị sớm các bất thường.
      Bên cạnh đó, bạn có thể kết hợp thêm thực phẩm bảo vệ sức khỏe Hộ Tạng Đường. Nhờ tạo ra mạng lưới chống oxy hóa mạnh mẽ, sản phẩm sẽ giúp bạn cải thiện biến chứng tốt hơn. Nhiều người bệnh đã dùng Hộ Tạng Đường và có kết quả tốt. Bạn có thể xem chia sẻ của họ tại đây: https://www.youtube.com/watch?v=ynHfyDXYhc8&t=18s
      Chúc bạn sức khỏe!
  • Hoa Kim
    Hoa Kim
    12:22 10/05/2018
    Tôi đã dùng hộ tang đường, đến nay là được 3 tháng rồi, đường huyết không bao giờ trên 6.5, nhất là biểu hiện tê chân phải giảm hẳn không còn nữa. Giờ tôi dùng 2 viên một ngày để phòng biến chứng.
    • Chuyên gia tư vấn
      Chuyên gia tư vấn
      15:09 10/05/2018
      Chào bạn
      Cảm ơn những chia sẻ của bạn. Trường hợp đường huyết và các dấu hiệu biến chứng đã thuyên giảm, bạn duy trì 2 viên/ngày là rất phù hợp.
      Nếu trong quá trình sử dụng, bạn gặp vấn đề gì liên quan đến bệnh lý tiểu đường, hãy gọi đến 0962 326 300. Chúng tôi luôn sẵn sàng hỗ trợ bạn.
      Chúc bạn sức khỏe!